Hoàng Đế hỏi Thiếu sư:
"Con người mỗi khi có việc lo sợ và nổi giận 1 cách đột ngột, tiếng nói sẽ bị mất âm thanh, đó là do con đường khí đạo nào bị tắc nghẽn ? Hay là khí nào bị ngưng vận hành ? Khiến cho âm thanh không còn có thể phát ra được nữa ? Ta mong được nghe giải thích về nguyên nhân đã gây nên như thế ?”[1].
Thiếu sư đáp:
“Yết hầu là con đường của thủy cốc, hầu lung là con đường lên xuống của khí, hội yếm là của âm thanh, môi và miệng là cánh cửa của âm thanh, lưỡi là bộ máy của âm thanh, lưỡi gà là quan ải của âm thanh, kháng tảng là ranh giới nơi để cho khí ra vào, xương cuống lưỡi là nơi để thần khí sai khiến làm cho lưỡi động và phát ra âm thanh[2]. Vì thế nếu người nào mà hốc mũi chảy nước mũi ra không ngừng, đó là do kháng tảng không mở ra, vùng ranh giới của khí phận bị trở ngại[3].
Nếu hội yếm nhỏ mà mỏng, nó sẽ phát ra khí được nhanh, sự mở đóng được thuận lợi, con đường xuất ra khí tạo ra âm thanh cũng dễ dàng[4].
Nếu hội yếm to mà dày thì sự mở đóng khó khăn, con đường xuất khí ra bị trì trệ, do đó mà sẽ nói cà lăm[5].
Trường hợp mà 1 người nào đó bị mất tiếng nói 1 cách đột ngột đó là do hàn khí ở khách tại hội yếm, làm cho âm thanh không thể từ hội yếm để phát ra âm thanh, cho dù có phát ra được âm thanh thì âm thanh đó cũng không thể thành ngôn ngữ 1 cách mạch lạc bình thường được, ngay nơi cánh cửa của sự mở đóng, nó đã mất đi tác dụng, vì thế tiếng nói sẽ mất đi âm thanh”[6].
Hoàng Đế hỏi:
"Phép châm trị bệnh này phải thế nào ?”[7].
Kỳ Bá đáp :
"Mạch khí của kinh túc Thiếu âm (Thận) đi từ chân lên trên để buộc vào cuống lưỡi, liên lạc với hoành cốt (xương cuống lưỡi) và chấm dứt ở hội yếm[8].
Phép châm trị là phải châm tả cả 2 kinh Thận, mạch Nhậm và huyết mạch, như vậy mới bài trừ được trọc khí (ngoại cảm, hàn tà)[9]. Mạch của hội yếm lên trên liên hệ với Nhậm mạch, vì thế ta thủ huyệt Thiên Đột, sẽ khôi phục lại khí ở hội yếm để phát ra âm thanh trở lại”[10]
憂恚無言篇第六十九
黃帝問於少師曰:人之卒然憂恚,而言無音者,何道之塞?何氣出行,使音不彰?願聞其方。少師答曰:咽喉者,水穀之道也。喉嚨者,氣之所以上下者也。會厭者,音聲之戶也。口脣者,音聲之扇也。舌者,音聲之機也。懸雍垂者,音聲之關也。頏顙者,分氣之所泄也。橫骨者,神氣所使主發舌者也。故人之鼻洞涕出不收者,頏顙不開,分氣失也。是故厭小而疾薄,則發氣疾,其開闔利,其出氣易。其厭大而厚,則開闔難,其氣出遲,故重言也。人卒然無音者,寒氣客於厭,則厭不能發,發不能下,至其開闔不致,故無音。
黃帝曰:刺之奈何?岐伯曰:足之少陰,上繫於舌,絡於橫骨,終於會厭,兩瀉其血脈,濁氣乃辟。會厭之脈,上絡任脈,取之天突,其厭乃發也。