NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

01/08/2016



HẬU HỌC KỲ Y 
Kỳ Y - là một  Thầy Thuốc Tốt  biết phương pháp chữa bệnh cứu người thông qua việc học tập và nghiên cứu y thuật thấu đáo . Thể hiện bằng việc  khám bệnh và chữa bệnh . Trên lâm sàng , rõ ràng cụ thể . Tứ Chẩn Đoán - Bát Cương - Bát Pháp

A . BÁT CƯƠNG
Bát Cương là Tám cương lĩnh - Tám hội chứng bệnh lý để phân biệt các triệu chứng của người bệnh . Giúp người Thầy thuốc quyết định đúng phương hướng cơ bản cho việc điều trị bệnh một cách chính xác
NỘI DUNG CỦA BÁT CƯƠNG
Bát Cương gồm 4 cặp

 BIỂU LÝ               HƯ THIỆT          HÀN NHIỆT            ÂM DƯƠNG        
TRONG NGOÀIMỚI HAY CŨNÓNG HAY LẠNHCÂN BẰNG

1 . BIỂU -
Chỉ bộ vị nông sâu của bệnh . Tình trạng nặng hay nhẹ để căn cứ vào đấy đề ra cách chữa cho thích hợp .
Thí d  : Bệnh còn ở biểu phải phát tán  - Bệnh đã vào lý phải thanh ... phải Bổ . Hoặc  là ôn trung tán hàn giải biểu 
A . Biểu Chứng 
Biểu là bệnh còn ở bên ngoài , ở nông , thường xuất hiện tại da thịt , kinh lạc , . Gặp trong các bệnh truyền nhiễm giai đoạn đầu 
Các biểu hiện lâm sàng 
Sốt , sợ gió , sợ lạnh , rêu lưỡi trắng mỏng . Mạch phù
Chia làm bốn thể 
+ Biểu  Hàn   : Sợ lạnh nhiều , sốt ít , mạch phù khẩn 
+ Biểu  Nhiệt : Sợ lạnh ít , sốt nhiều , mạch phú sác 
+ Biểu  Hư     : Biểu chứng ra mồ hôi , mạch hoãn
+ Biểu Thực  : Biểu chứng không đổ mồ hôi , mạch khẩn 
Lưu ý 
Thương Hàn mạch khẩn mồ hôi hãm 
Thương phong , mạch hoãn có mồ hôi
- Thương phong là trúng gió độc 
- Thương hàn là cảm phải không khí lạnh
KHÔNG PHẢI BỆNH THƯƠNG HÀN CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI
BỆNH THUỘC KÊNH THÁI DƯƠNG

THÁI DƯƠNG TRÚNG PHONG
Triệu Chứng
Phát sốt , đổ mồ hôi , sợ gió lạnh ,  đầu cổ  cứng đau , 
mạch phù hoãn ,  ( Biểu hư chứng )
Điều Trị : Giải cơ . Khu phong . Điều hoàn dinh vệ .. 
QUẾ CHI THANG
Bài Thuốc Quế chi thang có tác dụng giải cơ , phát biểu , 
điều hoà dinh vệ
Chủ Trị : Sốt , sợ gió , đau đầu , nghẹt mũi , nôn
THÁI DƯƠNG THƯƠNG HÀN
Triệu Chứng  
Phát sốt  , sợ lạnh , không mồ hôi , đầu cổ cứng đau  . 
Mạch phù khẩn  ( Biểu thực chứng )
Điều Trị  : Tân ôn phát hãn ( làm ra mồ hôi )
Bài Thuốc Ma Hoàng Thang
Ma Hoàng Thang có tác dụng phát hãn giải biểu , tuyên phế bình suyễn , làm ra mồ hôi
Chủ Trị  : Sốt , nhức đầu , đau nhức mình , suyễn , nghẹt mũi ..

B . Lý Chứng
Lý là bệnh ở trong , ở sâu , ở tạng phủ , thường gặp trong bệnh truyền nhiễm , giai đoạn toàn phát . Có biến chứng «  mất nước , mất điện giải  - Tương ứng với bệnh phần Dinh - Khí - Huyết  » 
Các biểu hiện lâm sàng 
Sốt cao , khát , mê sảng , nước tiểu đỏ , nôn mửa , bụng đau , chất lưỡi đỏ , rêu lưỡi vàng , mạch trầm
Bệnh ở lý có thể từ ngoài biểu không chữa trị tốt truyền vào trong . Cũng có thể do tà khí trúng ngay vào tạng phù .. " còn gọi là phong trúng phủ ..." hoặc do thất tình 
(Tình chí làm thay đổi mất cân bằng )Nội thương quá vượng gây nên

Thí dụ : Giận quá làm tình chí của Can bị tổn hại.. 
Gây hôn mê , uất ...
Để phân biệt  Biểu chứng  và  Lý chứng
Thường chú ý xem có sốt cao hay sốt kèm theo sợ lạnh . Chất  lưỡi đỏ hoặc nhạt  . Rêu lưỡi vàng hoặc trắng . Mạch phù hoặc Trầm

BIỂU VÀ LÝ 
còn có thể kết hợp với các cương lĩnh khác để thành ra 
- BIỂU HƯ      -  LÝ HƯ 
- BIỂU THỰC -  LÝ THỰC 
- BIỂU HÀN   -  LÝ HÀN
- BIỂU NHỆT -  LÝ NHIỆT
- BIỂU LÝ LẪN LỘN

C. BÁN BIỂU BÁN LÝ  
Biểu Lý lẫn lộn
Có nhiều chứng thường mang đặc tính thuộc Biểu . Vừa có chứng bệnh ở Lý - Gọi là Biểu Lý đồng bệnh . Bán biểu Bán lý hoặc Biểu Lý lẫn lộn
Thí dụ : 
Bệnh lị trực trùng cấp , biểu hiện bằng bụng đau , đi tiêu ra máu , mủ , khát nước . Rêu lưỡi vàng là biểu hiện của Lý chứng
Tuy nhiên còn có các triệu chứng
Sợ lạnh , phát sốt , chân tay đau nhức . Mạch phù khẩn lại là biểu hiện của Biểu chứng . Khi chữa bệnh phải chữa phần biểu đồng thời chữa phần lý  . Gọi là ( BIỂU LÝ SONG GIẢI )
Thí dụ : 
Người bệnh sốt , sợ lạnh , ( biểu chứng ) nhưng vật vã , khát nước ,  
( lý chứng ) Vừa giải biểu ( ma hoàng quế chi ) vừa thanh lý nhiệt sinh tân dịch ( bạch hổ thang ) . Trong sách thương hàn luận  . Chứng bán biểu bán lý thuộc bệnh ở kinh Thiếu dương . 
[Thái dương là biểu - Dương minh là lý ] 
Khi trị bệnh    
- Không thể dùng cách giải    Biểu được ( vì không phải ở biểu )    
- Cũng không thể dùng phép  Thanh hay Hạ được
( vì không phải ở lý ) Phải dùng phép Hoà giải gọi là 
HOÀ GIẢI THIẾU DƯƠNG 
Thí dụ : 
Những bài thuốc hoà giải thiếu dương có tác dụng chữa hội chứng Thiếu dương  THƯỜNG CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG
Hàn nhiệt vãng lai  
Ngực sườn đầy tức  
Bứt rứt buồn nôn  
Không thiết ăn uống 
Mồm đắng họng khô ...
Chứng Thiếu dương thuộc " Bán biểu + Bán lý"  
Cho nên không thể dùng phép hạ . Cũng không thể dùng phép thổ . 
Mà phải dùng phép hoà giải ...  
Tức là Hoà Lý - Giải Biểu   Để đạt mục đích

Sách Thương Hàn Luận nói : 
Làm cho thượng tiêu thông  , tân dịch đi xuống , vị khí điều hoà thì sẽ ra mồ hôi .
Sách Y Học Tâm Ngộ cũng nói : 
- Thương hàn ở biểu thì phát hãn 
- Ở lý thì Hạ 
- Ở bán biểu bán lý thì Hoà  
Đó là nguyên tắc điều trị của Đông y
Thường dùng như Sài hồ , Hoàng cầm . 
Bán hạ  hoặc Tiểu Sài Hồ Thang

2 . HƯ   -  THỰC 
Chỉ sự thịnh suy của tà khí . 
Chỉ tình trạng cần phải Bổ " HƯ "  hoặc Tả " THỰC "
   : Chính khí suy ( sức khoẻ kém ) không đủ sức đề kháng với tà khí , bị tà khí xâm nhập sâu
BỆNH ĐÃ LÂU

THỰC  : Tà khí thực   ( nguyên nhân gây bệnh quá mạnh ) 
Tà ngoại nhập do thời tiết ( lục dâm )  
Tà nội sinh do ăn uống không phù hợp 
Trúng thực . Ngộ độc thực phẩm ..
BỆNH MỚI MẮC

HƯ CHỨNG
Biểu hiện chính khí suy sụp hoặc sự phản ứng của cơ thể đối với nguyên nhân gây bệnh bị giảm sút .

CHÍNH KHÍ CỦA CƠ THỂ CÓ
ÂM    +   DƯƠNG    #     KHÍ   +    HUYẾT
Do đó trên lâm sàng có những biểu hiện âm hư  , dương hư , khí hư , huyết hư  ...
Các biểu hiện chính trên lâm sàng : Sắc mặt trắng , tinh thần yếu đuối , người mệt mỏi , hồi hộp hơi thở ngắn , gầy , tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm , tiểu nhiều  . Chất lưỡi nhạt . Mạch tế nhược 

THỰC CHỨNG
Gặp nhiều ở bệnh cấp tính do ngoại tà hoặc do khí trệ , huyết ứ , đàm tích , giun sán ... gây ra 
Các biểu hiện chính trên lâm sàng 
Tiếng thở thô mạnh , sốt cao , phiền tức , ngực đầy , đau nhức dữ dội  ( Đau vai gáy , đau lưng gối ) bí tiểu , tiểu buốt , tiểu gắt 
Rêu lưỡi vàng . Mạch thực , hữu lực 
Để phân biệt chứng hư , chứng thực ... 
Thường dựa vào mấy điểm sau

BIỂU
Tự ra mồ hôi , sợ gió ,
r
êu lưỡi trắng ,
mạch phù - hoãn
Cảm phong   
hàn 
Trúng phong
( gió )
BIỂU THỰCKhông mồ hôi , sợ lạnh , đau
mình mẩy , rêu lưỡi trắng mỏng ,mạch phù khẩn 
Cảm lạnh thể thương hàn

Tinh thần mệt mỏi , sức yếu ,
hơi thở ngắn , ra mồ hôi ,
mồ hôi trộm , váng đầu ,
mạch tế nhược
Chính khí suy

THỰC
Đờm nhiều , không có mồ hôi ,
khát , uống nước nhiều , bụng 
đầy cứng , hơi thở mạnh , táo bón ,
đái gắt  . Rêu lưỡi vàng , mạch thực có lực
Cảm ngoại tà ,
khí trệ huyết ứ , 
ứ nước , giun sán

3 . HÀN  -  NHIỆT
A . Hàn Chứng   - Chủ yếu là sợ lạnh , tay chân lạnh , không khát nước , ưa nóng , tiểu nhiều , tiểu trong . Mạch trầm trì
B . Nhiệt Chứng - Sợ nóng , buồn bực , vật vã , khát nước , ưa mát , nước tiểu ít , mặt đỏ , táo bón . Chất lưỡi đỏ .Mạch trầm sác hữu lực hoặc vô lực

ĐỂ PHÂN BIỆT HÀN - NHIỆT
Thường dựa vào
- Sốt , sợ nóng hay sợ lạnh
Khát hay không khát
Sắc mặt đỏ hoặc trắng
Tay chân nóng hay lạnh 
Tiểu ít hay nhiều - Đại tiện táo bón hay tiêu lỏng
Rêu lưỡi vàng hay trắng
Mạch sác hay trì
C. Hàn Nhiệt Lẫn Lộn
Trên lâm sàng có thể gặp một biểu hiện bên ngoài tuy nhiệt  " nóng " Nhưng bên trong lại thấy lạnh " hàn " hoặc ngược lại chứng này YHCT gọi là chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn . 
Có thể có những hình thức khác nhau 
Biểu Hàn Lý Nhiệt  - Biểu Nhiệt Lý Hàn
Thí dụ 
Bệnh hư lao mãn tính . Thường cảm thấy hai má ửng đỏ  , trong người nóng , buồn bực , vật vã . Rêu lưỡi đen . Mạch phù đại ... Là dấu hiệu nhiệt .  Tuy nhiên bên ngoài thấy nóng mà lại thích uống nước nóng , sợ lạnh , thích mặc áo ấm . Mạch phù đại mà vô lực , là biểu hiện của hàn . Do đó gọi là chân hàn giả nhiệt hay âm hư hoả vượng
Trong châm cứu để điều chỉnh lại trạng thái mất quân bình  Biểu Lý về Hàn Nhiệt này phải sử dụng nhóm 

NGUYÊN HUYỆT 

- Tả lạc huyệt để trục nhiệt khí của đường kinh này
- Đồng thời bổ nguyên huyệt  của đường kinh có 
quan hệ biểu lý với nó để đưa nhiệt khí vào

ÁP DỤNG CỤ THỂ VÀO CÁC ĐƯỜNG KINH TA CÓ !

1 . Phế Kinh
a . Ngoài nóng , trong lạnh ( biểu nhiệt lý hàn )
Tả lạc huyệt của đại trường kinh " huyệt thiên lịch" Bổ nguyên huyệt của phế kinh " thái uyên"

b . Ngoài lạnh trong nóng ( Biểu hàn lý nhiệt )
Tả lạc huyệt của phế kinh " liệt khuyết " Bổ nguyên huyệt của đại trường kinh " hợp cốc "

2 . Tâm Kinh
A . Ngoài nóng trong lạnh ( Biểu nhiệt Lý hàn )
Tả lạc huyệt của Tiểu trường " chi nhánh " Bổ nguyên huyệt của Tâm kinh" Thần môn "

B . Ngoài lạnh trong nóng( Biểu hàn Lý nhiệt )
Tả lạc huyệt của Tâm " Thông lý "Bổ nguyên huyệt của tiểu trường kinh " uyển cốt "

3 . Thận Kinh
a . Ngoài nóng trong lạnh ( Biểu nhiệt Lý hàn )
Tả lạc huyệt bàng quang" phi dương " Bổ nguyên huyệt thận kinh " thái khê "
b . Ngoài lạnh trong nóng ( Biểu hàn Lý nhiệt )
- Chân Hàn Giả Nhiệt
Do bên trong âm hàn quá mạnh 
Đẩy ra ngoài hoặc do sự  chuyển hoá 
ÂM QUÁ HOÁ DƯƠNG  - HÀN CỰC SINH NHIỆT " 
của bệnh biến chứng ngày càng khó
Thí dụ 
Chứng tiêu chảy do lạnh" chân hàn "  , nhưng tiêu nhiều quá mất nước , mất chất điện giải , gây sốt , khát , vật vã , miệng khô , co giật ,  " giả nhiệt "
- Chân Nhiệt Giả Hàn
Do nhiệt độc bên trong quá nhiều , đẩy âm ra phần ngoài gây ra lạnh , hoặc do sự chuyển hoá 
" Dương Quá Hoá Âm - Nhiệt cực sinh hàn  " 
của bệnh gây nên
Thí dụ 
Chứng nhiễm độc trong bệnh truyền nhiễm , sốt cao " chân nhiệt " Gây truỵ mạch , lạnh chân tay " giả hàn "

CHÂN HÀN      GIẢ NHIỆT
Bụng đau , tiêu chảy nôn
mửa , tay chân lạnh , mồ 
hôi tự chảy ra , nói nhỏ
 , ăn ít , bụng đầy tiểu tiện   
trong  . Chất lưỡi mềm
rêu lưỡi trơn . Mạch trầm vi 
muốn tuyệt
  Phiền táo , khát nước , nhưng      không muốn uống ,
  miệng mũi có khi ra máu khô
  Mạch phù sác vô lực
CHÂN NHIỆT                       GIẢ HÀN
Hơi thở thô và nóng ,
họng khô ,
rêu 
lưỡi vàng đen ,
rất khát ,
 nói sảng , 
bụng  đầy                                                       
    Tay chân lạnh , nhưng
    không muốn mặc áo ấm
    Mạch trầm trì nhưng ấn
    xuống mạch hữu lực

4 . ÂM  - DƯƠNG
Sự mất thăng bằng của âm dương , biểu hiện bằng sự thiên thắng 
ÂM THỊNH - DƯƠNG THỊNH 
Và sự thiên suy 
ÂM HƯ - DƯƠNG HƯ - VONG ÂM - VONG DƯƠNG

A . Âm Chứng  và  Dương Chứng
Âm chứng bao gôm các chứng Hư và Hàn
Dương chứng bao gồm các chứng Thực và Nhiệt

B . Âm Hư và Dương Hư
Âm hư do tân dịch , huyết không đầy đủ , phần dương trong cơ thể nhận âm hư , nổi lên sinh ra chứng hư nhiệt gọi là 

ÂM HƯ SINH NỘI NHIỆT
Dương hư do các công năng trong người bị giảm , dương khí không ra ngoài , sinh ra chứng 

DƯƠNG HƯ SINH NGOẠI HÀN


  ÂM CHỨNG  DƯƠNG CHỨNG
Người lạnh chân tay lạnh 
tinh thần mệt mỏi , thở yếu      
thích xoa bóp , tiểu trong , và
dài , m
ặt trắng , lưỡi nhạt . 
Mạch trầm nhược
Tay chân ấm , tinh thần hiếu động   
, thở mạnh , sợ nóng , khát , tiểu
đỏ , đái ít , bón . Lưỡi đỏ , Mạch
hoạt sác hoặc phù có lực
ÂM HƯ                               DƯƠNG HƯ                                   
Hâm hấp sốt , nhức trong 
xương , ho khan , mồ hôi trộm
người buồn bực , khó ngủ , rêu
lưỡi ít . Mạch tế sác 
Sợ lạnh ,tay chân lạnh , 
ăn chậm tiêu , di tinh , liệt
dương , lưng đau , tiêu chảy
, mỏi gối ,
rêu lưỡi nhạt . Mạch vô lực

C . Vong Âm  Vong Dương
Vong âm là hiện tượng mất nước do ra mồ hôi , tiêu chảy nhiều .
Vì âm dương luôn nương tựa với nhau . Do đó âm mất đến một mức độ nào đó sẽ gây mất dương " vong dương " . Biểu hiện bằng choáng , truỵ mạch  .


TÍNH CHẤT 
 

VONG ÂM 
                  
VONG DƯƠNG             
Mồ Hôi  Nóng và Mặn không
dính
Lạnh và vị nhạt dính          
Tay Chân         Ấm                                 Lạnh                                   
LưỡikhôNhuận
Mạch               Phù vô lực , bộ xích yếuPhù sác vô lực , vi     
Chứng KhácKhát , thích uống
nước lạnh

Không khát , thích             
uống nước nóng

Âm - Dương 
là hai cương lĩnh tổng quát đễ đánh giá tình trạng 
chung của bệnh tất .
Hàn - Nhiệt 
Chỉ tính chất của bệnh
Hễ Dương  Thắng thì sinh nhiệt " nóng "
Âm Thắng thì sinh hàn " lạnh "
NGŨ TẠNG THUỘC ÂM      +   HUYẾT THUỘC ÂM
LỤC PHỦ THUỘC DƯƠNG +   KHÍ THUỘC DƯƠNG


ÂM THỊNH - DƯƠNG HƯ
Là do suy nhược mà sinh
" TỪ TỪ TÀN LỤI ... Chân tay lạnh . Sợ lạnh . Mệt . Nói chuyện hụt hơi . ăn mắc nghẹn . Ngồi xuống đứng lên phải đỡ "

ÂM HƯ - DƯƠNG THỊNH
Là do hoả vượng mà thành 
" TỪ  TỪ THOÁI HOÁ ... Thoái hoá các khớp . Xơ vữa mạch máu . Loãng xương . Già trước tuổi
Hoả vượng có hai nguyên nhân
1 . Do Ngoại Tà
Thời tiết , khí hậu , Căng thẳng trong công việc kéo dài , 
Viêm nhiễm 
2 . Ăn Uống 
không điều độ . Quá nhiều chất ngọt , chất béo , đồ cay nóng . nóng lạnh bất chợt . rượu ...
uống thuốc không hợp lý ..ai nói gì cũng tin , bảo gì cũng nghe ...và uống ! Người Xưa Nói !!!
Bệnh từ miệng mà vào . Hoạ từ miệng mà sinh ... 
Muốn chữa bệnh đạt hiệu quả thì không có cách nào khác là .

UỐNG ĐÚNG THUỐC - ĂN HỢP LÝ
Ăn kiêng là ăn uống hợp lý . Tránh các các thức ăn , đồ uống làm cho bệnh nặng thêm và có tính đối kháng với các vị thuốc 

TIÊN ẨM KỲ DƯỢC  -  HẬU THỰC KỲ LƯƠNG

Trong phần bát cương . Phần nào cũng quan trọng . 
Nhưng cốt yếu là và xuyên suốt là

HƯ CHỨNG  & THỰC CHỨNG 

Nếu phân biệt được rõ ràng      và    THỰC   Thì việc lập phương không còn là vấn đề nan giải  . Cần lưu tâm suy nghĩ cho thật thấu đáo

B . BÁT PHÁP

Không phải tự nhiên mà bát Cương + Bát Pháp đã tồn tại và được thực tế kiểm chứng qua hàng nghìn năm lịch sử
TRONG ĐÔNG Y 
Bát Cương + Bát Pháp 
Là một lĩnh vực khoa học rất trừu tượng, vô cùng rộng lớn, nó được thiên biến vạn hóa theo những góc nhìn khác nhau, trong những điều kiện, môi trường thời tiết khác nhau, tại các thời điểm khác nhau, ở trong từng con người cụ thể khác nhau. Đặc biệt, Bát Cương Bát Pháp còn được coi là một bảo bối, là kim chỉ nam để định hướng, là ngọn hải đăng soi rọi, là cơ sở khoa học vững chắc cho chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền. Để phân tích bệnh tình một cách tường tận và khoa học, nắm được, cả quá trình bệnh tật, chăm chú theo dõi nguyên nhân , thời gian phát bệnh , trạng thái lúc đầu , trạng thái thay đổi và hiệu quả chữa trị .

Ông Trương Trọng Cảnh
Thời Đông Hán (東漢) năm 25 đến năm 220
Đã nêu ra phương pháp biện chứng được các người đời sau
Gọi là "Bát Cương"
-  Biển Âm     - Dương 
 Định Trong - Ngoài 
 Chia Hư      - Thực
 Biện Hàn    -  Nhiệt .
Trong thời Chiến Quốc  
Cách chẩn đoán   
Vọng   Văn   Vấn   Thiết
Tức nhìn    -     Ngửi       -     Hỏi         -    Bắt mạch
Được người ta gọi là phương pháp "Tứ Chấn"
đã định hình  trong cuốn "Hoàng Đế Nội Kinh" cũng có ghi chép tường tận . Kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh của mình ,
Ông Trương Trọng Cảnh
Đã nâng cao môn Chẩn Đoán Học tới một trình độ mới . Đã cũng cấp bằng chứng cho việc Luận Trị Biện Chứng.
Về cách chữa bệnh  
Ông Trương Trọng Cảnh đã sáng tạo 8 cách là
Hãn - Thổ - Hạ - Hòa - Thanh - Ôn - Tiêu - Bồ  
Được người đời sau gọi là "Bát Pháp". Đây là "Luận Trị". 
Nhìn vào bát Pháp chúng ta thấy Biểu Đồ này có 03 cặp đối xứng và một cặp tương ứng 

Cặp Thứ Nhấ
HÃN + BỔ
Sau khi làm ra mồ hôi giải cảm 
Thì nhất định phải bồi dưỡng


PHÁP HÃN
Có Thực Hãn và Hư Hãn
Đối với chứng biểu thực mồ hôi hãm là thực hãn ( cảm lạnh )Thì phát hãn là hợp lý . Nhưng tại sao bị cảm lạnh ? 
Vì chính khí hư , vệ khí suy , nên không chống cự nổi tà khí ...
Tại sao vừa hư , vừa suy  mà lại có chứng biểu thực ! Đơn giản là gặp lạnh thì co lai . Do thần khinh giao cảm ngoại biên ( vệ khí ) không thể điều hoà thân nhiệt nên đống tất cả các nang tiết nhiệt biểu bì để ngăn chặn ngoại tà xâm nhập . Thân nhiệt tăng cao mà phần biểu đóng kín . Nhiệt không giải toả được . Nhất định sẽ sinh triều nhiệt ( phát sốt ) . Nhiệt không truyền ra ngoài được nên biểu vẫn hàn ( sợ gió ) Sau một thời gian nhất định nó sẽ chuyển xuống hạ tiêu để giải toả . Vì thế nhiệt ở hạ tiêu tăng cao gây ra đái gắt . Tiểu đỏ .. ( Thấp nhiệt hạ chú ) Sau khi phát hãn ( Làm ra mồ hôi ) khi sốt đã lui.. Tiểu đã thông  thì bây giờ đến lúc phải BỔ

Bài Thuốc Chính 
Thập toàn thang gia Tục đoạn 12g . Đỗ trọng 12g


PHÁP B
CÓ THANH BỔ VÀ ÔN BỔ
Đối với chứng ngoại cảm mà Chính khí hư - Vệ khí suy . Thì sau khi hạ sốt sẽ diễn biến theo hai hướng .
1 . Sợ Lạnh , ớn lạnh , miệng lạt , ăn uống kém , không khát nước
Trùm khăn , mặc áo ấm , đái xong rùng mình ... THÌ ÔN BỔ 
2 . Mệt mỏi , đau lưng , rêm mình , tiểu vàng  .. Miệng đắng ăn không ngon , cảm giác như nhai trấu , khó ngủ , nhức đầu ...
Trường hợp này  PHẢI THANH BỔ
Bài Thuốc Chính 
Ngân Kiều Tán : Liên kiều 8g . Cát cánh 6g . Ngưu bàng tử 8g . Trúc diệp 6g . Đạm đậu xị 12g . Kim ngân hoa 12g . Bạc hà 8g . Cam thảo 4g . Lô căn 6g ...Gia giảm theo chứng .

HƯ HÃN 
Tự hãn là tự ra mồ hôi . Khi khuất gió , khi ăn đồ nóng ... Không làm gì mà mồ hôi cũng ra ớt mình . Đây là chứng dương hư tự hãn Ban ngày vô cớ ra mồ hôi lại sợ gió lạnh , dễ bị cảm vặt . Thường là do Vệ khí quá yếu . Cần bổ vệ khí và khu phong .

PHƯƠNG THUỐC CHUNG
Hoàng kỳ 12g . Bạch truật 16g . Phòng phong 8g . Đảng sâm 12g . Mạch môn 12g . Ngũ vị tử 4g . 
Có thể dùng bài 
SÂM KỲ BỔ DƯƠNG THANG
Đảng sâm 12g . Bạch truật 12g . Hoàng kỳ 12g . Đương quy 10g . Tửu thược 8g . Phục linh 8g . Hắc táo nhân 8g . Thục địa 12g .  Phù tiểu mạch 8g . Cam thảo 6g . Mẫu lệ đốt cháy tán bột 6g . Táo tàu 2 trái ...Gia giảm theo điều trị
Lúc ngủ mới ra mồ hôi đầm đìa . Thức dậy hết 

Tuệ Tĩnh Thiền Sư và Hải Thượng Lãn Ông đều thống nhất gọi chứng này là ĐẠO HÃN [ MỒ HÔI TRỘM ]

Và lấy       Bài Lục Vị Quy Thược  
làm phương thuốc chính để điều trị
Như vậy chúng ta thấy rằng 
Hãn Pháp    chủ  trị ngoại tà
Bổ Pháp       chủ  trị nội thương hư hàn

Hãn Pháp Thuộc Dương > Thuộc Biểu > Thuộc Khí
Giải Cơ Biểu + Phát Hãn + Bài Tiết

Bổ Pháp Thuộc Âm > Thuộc Lý >Thuộc Huyết 
Cố Biểu + Thu Liễm + Chỉ Tiết

Kết  Luận . 
Hãn Pháp có Thực có Hư 
Thực Hãn có   Ngoại cảm do nhiệt và Ngoại cảm do hàn
Hư Hãn     có  Dương hư tự hãn và Âm hư tự hãn
Tất cả các chứng   HÃN  " Thuộc bệnh lý " Đều dẫn tới suy nhược cơ thể . Do đó phải dùng Bổ Pháp  để cân bằng .
Giúp Chính - Đuổi Tà 
Cần lưu ý  là Bổ có        Thanh Bổ  và  Ôn Bổ


CẶP THỨ HAI
THỔ   +   TIÊU
Chữa ói mửa xong - Thì phải điều h tỳ vị

THỔ PHÁP
CÓ TỰ NÔN VÀ DÙNG THUỐC KÍCH THÍCH CHO NÔN

Cả hai trường hợp này đều phải nhờ đến Tiêu Pháp để điều hoà tỳ vị
TỰ NÔN DO ĂN KHÔNG TIÊU 
Trúng thực - Đàm trọc " nước dơ " gây nôn 
Vị nhiệt bợn dạ buồn nôn .
DÙNG THUỐC GÂY NÔN 
Là phương pháp dùng những vị thuốc có tác dụng gây nôn mửa . phối hợp thành một bài thuốc dùng để chữa các trường hợp đờm nhớt gây bế tắc hầu họng . Thức ăn bị đình trệ ở vị quản ... Hoặc ăn phải độc mà thời gian nhiễm độc chưa lâu 

TIÊU PHÁP 
Có hai loại thường thấy tên lâm sàng

TIÊU THỰC ĐẠO TRỆ 
TIÊU Ứ THŨNG TRƯỚNG

A . TIÊU THỰC ĐẠO TRỆ 
Dùng những vị thuốc có tính kích thích tiêu hoá . Phối hợp thành một bài thuốc biện chứng để điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá . Như bụng trên căng đầy . Nôn ra thức ăn kèm đau bụng  . Tiêu chảy  hoặc táo bón . Rêu lưỡi vàng nhày. Mạch hoạt { dùng bài Bảo Hoà Hoàn Gia Giảm }

B . TIÊU Ứ THŨNG TRƯỚNG
Dùng những vị thuốc có tác dụng hành khí , hoạt huyết , tiêu ứ ,phối hợp thành bài thuốc biện chứng để chữa các chứng do huyết ứ ở vùng ngực ,, bụng { hung cách }hoặc để chữa các chứng đau do sang chấn ( Dùng Bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang ) . Hoặc các bài thuốc chữa khối u . Cổ trướng . Xơ hoá gan .

KẾT LUẬN

THỔ PHÁP THUỘC DƯƠNG 
- THUỘC BIỂU - ĐI LÊN PHÁT RA 
= CHỦ VỀ THỰC CHỨNG [ BỆNH CẤP TÍNH]

TIÊU PHÁP THUỘC ÂM 
- THUỘC LÝ 
- ĐI XUỐNG 
- THU VÀO 
= CHỦ VỀ HƯ CHỨNG [ BỆNH MÃN TÍNH ]

THỔ PHÁP  +  TIÊU PHÁP 
Liên quan chặt chẽ trong điều trị bệnh 
NỘI TIÊU HOÁ 
Rất quan trọng và là bệnh thời đại hôm nay . Giai đoạn mà 
PROTEINE - LIPIT - GLUCOSE
Quá dư thừa  .. Độc tính trong thực phẩm đang tăng cao 

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ
Lấy Tỳ Vị Làm Căn Bản Điều Trị . Cho nên 

ĂN UỐNG - KIÊNG CỮ - THUỐC THANG 
Cần phải được những người có tâm huyết tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện  và đưa lên một tầm cao mới .

CẶP THỨ BA
HẠ   +   ÔN
Sau Tiêu Chảy Phải Đề Phòng Phát Lãnh

PHÁP HẠ
Dùng để chữa hai tình trạng bệnh lý trên lâm sàng 

TỰ HẠ 
      Dễ bị tiêu lỏng khi dùng các loại thức ăn có tính lạnh . Nhiều đạm . Nhiều dầu mỡ . Nhiễm trùng đường ruột do thức ăn không hợp vệ sinh 

CÔNG HẠ
Dùng các bài thuốc có tính tẩy xổ để đưa các chất tích tụ ứ đọng trong cơ thể ra ngoài .
Thí dụ :  Táo bón . Viêm màng phổi có ứ nước . Phù thũng . Cổ trướng . Phong thấp cước khí ...
Tiêu biểu trong cách chữa tự hạ là bài 

SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN 
Có thể gia giảm cho đúng với thể trạng của ngời bệnh ..
Thí dụ như .. Có ngoại cảm ớn lạnh . Khàn tiếng . Nghẹt  mũi ... 
Thì gia Hoắc Hương 8g  
Nhức đầu gia Xuyên khung 6g . Bạch chỉ 6g
CÔNG HẠ 
Tương đối phức tạp vì phải xác định xem bệnh nhân đang ở giai đoạn nào . Cho nên Cổ Nhân lại chia ra ..

NHIỆT HẠ  -  HÀN HẠ 
Trong phần này 
[ Người Thầy Thuốc Cần Phải Đào Sâu Suy Nghĩ ]
Bởi vì rất khó và cũng rất bất an cho cả Thầy Thuốc và Ngời Bệnh 
Uống thuốc xổ mà không xổ  ... 
Bụng đau dữ dội và càng đầy trướng ,,, lăn lộn ...
Hoặc là xổ quá mất nước trụỵ mạch ... vv

PHẢI HỌC THẬT KỸ - SUY NGHĨ THẬT SÂU

Nhưng khi tìm ra được vấn đề  và nguồn gốc của bệnh thì cũng không phải là khó lắm .
Ví như một người táo bón đã lâu . 
Phân như phân dê . Mỗi khi đại  tiện phải có người lấy tay moi ra .. Uống rất nhiều các thuốc nhuận hạ mà vẫn không khỏi ... 
Đông y Minh Phú sau khi hỏi thăm tỉ mỉ về lối sống . 
Cách sinh hoạt . 
Tiêu tiểu . .. 
Đã chẩn đoán và Điều trị thành công
Ngày đái rất nhiều không nhớ hết - Đêm đái 7 - 8 lần .
Vì uống nước nhiều đái nhiều nên sợ không dám ăn canh rau gì cả
Nguyên nhân chính là đây .
ĐÁI NHIỀU MẤT NƯỚC KHÔNG ĂN CANH RAU
Đái nhiều mất nước thì phân bị khô . Ăn không đủ chất xơ thì phân bị táo kết lại .
Cách Chữa Trị 
Đi ngược lại các thầy thuốc khác . 
Cho uống nhiều nước hoa quả 
 Ăn nhiều các loại rau củ quả có chất xơ cao . 
Tính nhuận và sinh tân dịch ..

THUỐC UỐNG - BỔ TRUNG ÍCH KHÍ 
Gia chỉ xác 8g . Thục địa 16g . Nhục thung dung 16g . 
Cam kỷ tử 12g . Mạch môn 12g . 
Kết quả rất tốt
Bệnh này không thuộc âm hư         [ đái nhiều ]
Không thuộc dương hư                   [ táo bón    ]
Đái nhiều nên không thể nhuận hạ [ các Thầy thuốc đã dùng .. ]

VẬY THÌ NÓ LÀ HẠ HÃM
Khí hư hạ hãm làm cho kim không sinh thuỷ 
Bị tỳ thổ lấn át nên bón ngày càng bón  
Đái ngày càng đái .
Dùng bổ khí thăng cử để kéo cái hạ hãm lên . Giống như ta kéo cái nắp miệng cống cho nước chảy vào ruộng [ Kim sinh Thuỷ ]
Vị thuốc chỉ xác tẩy tích đọng đường ruột .. Thục địa làm mềm phân Nhục thung dung, kỷ tử nhuận trường .....

Trường hợp hai 
Ông Phan Văn Cành nhà ở đường 19/5 ... bị xơ gan cổ trướng bụng báng nhiều nước . Bệnh án dịch ứ +++ . ..
Các Thầy thuốc xa gần đều được gia đình mời gọi 
và bài thuốc cổ phương Đại Thừa Khí Thang được áp dụng nhiều nhưng không đem lại chút hy vọng nào - Bác sĩ đã rút nước nhưng cổ trướng không giảm . Tóm lại tới giai đoạn chạy loạn .! Ai nói gì cũng nghe ! Đưa thuốc gì cũng uống . Tất cả đều tập trung vào 
' XỔ ' đi tả ngày vài chục lần đến đờ đại tràng . Đổ nước màu gì tiêu ra màu đó . Thân nhiệt hạ , tay chân lạnh như nước . Thở hụt hơi . Nói thều thào . Bụng ngày cang to . Sức khoẻ suy sụp thảm hại ..
Đông y Minh Phú sau nhiều lần tới thăm và quan sát cách mà các Quý Thầy chữa trị mới phát hiện ra là do chính khí suy kiệt  nên bệnh không thuyên giảm . Sau nhiều lần gia đình đề nghị và cũng muốn giúp người bệnh đang bế tắc .

Chúng tôi đưa ra ba yêu cầu và  cách chữa ba giai đoạn
1 . Trong giai đoạn điều trị . Chỉ ăn gạo lức muối mè 
- Gạo lức đỏ bổ máu , ôn trung , tán hàn, trừ thấp
- Muối mè đen bổ thận , dưỡng sinh , nhuận trường 
2 . Phải có niềm tin vào cuộc sống . Không bi quan chán nản .. Bệnh nhất định sẽ khỏi .
3 . Không nghe lời tác động của những người rỗi việc . Không có kiến thức y học nhưng lại hay bày ra đủ kiểu .. 
Vì sao ! vì khi bệnh nặng người bệnh rất dễ  xu hướng theo .

Ba Giai Đoạn 
1 . TÁO THẤP KIỆN TỲ
DÙNG BÀI THUỐC HƯƠNG SA LỤC QUÂN 
“Cổ trướng” hay “Báng bụng”  chỉ tình trạng tích tụ dịch bệnh lý hay tạm gọi là nước trong khoang phúc mạc (vị trí giữa lá thành và lá tạng của màng bụng). Dịch cổ trướng thường là huyết thanh, dạng chất lỏng màu vàng và trong suốt tích tụ trong khoang bụng . Do xơ gan mất bù . Nên tẩy xổ không giải quyết được vì không phải là nước . 

Chúng tôi chọn táo thấp kiện tỳ để làm cho Tỳ Thổ vượng lên chống lại sự sự đàn áp của Can Mộc .

Bài lục quân tử gia thêm vị Hoắc hương 
Tác dụng . Ôn trung .Tán hàn . Trừ đàm . Trừ thấp . Phát hãn 
Sau 06 thang  ... Bệnh nhân đã tỉnh táo .  ăn được nửa chén cơm gạo lức . Đã cởi bỏ được áo lạnh . Dựa đầu giường nói chuyện . Bụng còn to nhưng không căng nổi gân xanh . Sự đau thốn ở vùng hạ sườn phải đã thuyên giảm rất nhiều 

2 . NHU CAN KIỆN TỲ BỔ KHI HUYẾT

BÀI THUỐC QUY TỲ NHÃN TÁO THANG GIA VỊ
Hoài sơn sao thơm 16g . Sa nhân sao vàng đâm nát 6g 
Bổ khí huyết . Kiện tỳ vị . Trừ thấp . Dưỡng tâm . 
Uống liên tục 12 thang ... Bình phục tới 80% . ...

Rất vui .  Ha ha Ta hát ca vang lừng " trong tâm " Lòng rộn ràng như tràng pháo tết  . Thừa thắng xông lên tiếp tục tấn công .

3 . BỔ TRUNG TIÊU - ÍCH KHÍ HUYẾT
 
BÀI BỔ TRUNG ÍCH KHÍ GIA CHỈ XÁC SAO CÁM 8G 
Bà con làng xóm ơi ! 
Thành công rồi ... Thành công rồi . 
Đang lơ ngơ thì bỗng giật thót cả tim ... 

ĐỨA NÀO HÁT TO THẾ ?

Dạ thưa con .. Con là Thằng nào  . Vì sao hát to giữa đời .. Dạ thưa vì con rất vui khi thấy chúng sinh thoát nạn 
Thoát nạn bằng cách nào ? 
Thưa ... 
Bằng sự cố gắng và nghị lực vượt qua sinh tử của người bệnh .. Bằng niềm tin sắt đá không lay chuyển .
Và bằng tất cả tấm lòng của người Thầy thuốc 
Cụ Thể ?
Dạ Thưa ... ! 
@ Đối với người bệnh là an tâm và tin tưởng . ăn uống hợp lý . Dùng đúng thuốc chỉ định . 
@ Đối với Thầy thuốc 
Phải Chẩn Đoán Đúng 
Phương Pháp Đúng 
Bài Thuốc Đúng
Đúng bệnh - Đúng thuốc - Đúng thời gian
Phải phù hợp với sự chuyển biến của bệnh
Sau cùng phải có  sự may mắn
ĐÚNG RẤT MAY MẮN 
May mắn .. May mắn ... May May mắn

Kết luận 

PHÁP HẠ VÀ PHÁP ÔN
Chữa bệnh thuộc lý . Cụ thể là lý khí ( giữ cho bền chắc ) . Cần phân biệt tránh với các chứng phong hàn thuộc biểu . Người bệnh tự Hạ  hoặc Công Hạ thường chuyển biến thành hư hàn . Tay chân lạnh . Sợ lạnh ... \
Vì thế cho nên  PHÁP ÔN  
Chính là để điều chỉnh lại và phương pháp điều trị là : 
Ôn trung - Tán hàn - Bổ khí - Dưỡng huyết - Kiện tỳ - Chỉ thống 

BÀI THUỐC CHUNG 
HẮC QUY TỲ 
Gia vị : Xuyên khung 8g . Tục đoạn 12g . Ngưu tất 12g . Đỗ trọng
Thục địa phải nướng thơm nên gọi hắc quy tỳ


CẶP THỨ TƯ
HOÀ - THANH
Hoà là làm ngừng sự rối loạn  
Thanh là đưa nó trở lại trạng thái ban đầu
PHÁP HOÀ 
Trong y học cổ truyền 
Pháp Hoà và Pháp Thanh là trung tâm của bát pháp . 

Hoà ở đây  là                 HOÀ  GIẢI 
Chứ không phải là         HOÀ ĐỒNG

Như chứng bán biểu bán lý [ nửa trong nửa ngoài]
Y học cổ truyền nói bệnh không ở ngoài nên không thể phát hãn . Bệnh không ở trong nên không thể công hạ . 
Vậy nó ở đâu  ? Tất cả các sách xưa ! Đều quy nó về kinh túc thiếu dương đởm kinh . Với các triệu chứng như Đau trong hốc mắt . Ngực sườn đầy tức . Khi sốt khi lạnh . 
[ vãng lai hàn nhiệt . Bất hoà âm dương ]  
Và đồng thời lấy điều  hoà Can tý . Điều hoà trường vị . Hoà giải thiếu dương ... Làm căn bản .

Như vậy chúng ta có thể hiểu ngay đây là một thứ bệnh mà do tác động của hoàn cảnh làm cho bệnh phát sinh .

Cụ thể là  !! 
TỰ DIỄN BIẾN - TỰ CHUYỂN HOÁ -  TỰ PHÁT SINH

Do thái quá bất cập . [ Phát sinh nhanh - Điều chỉnh chậm ]
Vui quá hoá Buồn - Ăn tạp sinh đầy Bụng - Cười nhiều thành dở hơi ... ha ... ha 
Tức quá hoá Uất
Tư lự sinh phúc thống 
Rầu lo sinh thúi ruột  [ đau dạ dày , viêm ruột ] . 
Khí hậu không phù hợp . Quá nóng hay Quá lạnh kéo dài ...
Tóm lại Bệnh mà không ở TRONG . Cũng chẳng ở NGOÀI . Không thuộc ÂM . Cũng không thuộc DƯƠNG 
Nó là NAN CHỨNG VÔ CĂN { không rõ nguồn gốc } Hình thành từ Túc thiếu dương đởm kinh . Có nghĩa là bệnh 

DO TÌNH CHÍ SINH RA
Cần hết sức lưu tâm khi điều trị và lập phương 

HOÀ là không cho nó phát sinh thêm . [ sơ can]  
GIẢI là làm cho nó thông suốt [ khai uất ] 
Thí dụ 
Chứng Can Khí Uất Tỳ Hư làm cho ngực sườn đầy tức . Bức bối khó chịu . Vậy Hoà là làm cho nó ngừng lại - Giải là dọn dẹp các chướng ngại làm cho khí của can được khai thông ..
Một ngã tư đường bị kẹt xe thì 
HOÀ là bắt tất cả dừng lại [ Cảnh sát cơ động] . 
GIẢI  là phân làn và thời gian cho tất cả các loại phương tiện lưu thông hợp lý [ Cảnh sát giao thông ]
Tranh chấp đất đai dẫn tới xung đột căng thẳng  thì 
HOÀ  - LÀ TỔ HOÀ GIẢI  ĐỊA PHƯƠNG 
Đứng ra ngăn cản đàm phán để hai bên ngừng xung đột . 
GIẢI  - LÀ SỞ TÀI NGUYÊN MÔI  TRƯỜNG  
Đo đạc  xác định phân giới căm mốc  . 
Vì sao phần này nói nhiều - Giải thích nhiều . 
Nếu có bệnh thì chữa bệnh ... Còn đằng này do tâm tư có nỗi niềm khó nói , lại nuôi lớn trong lòng từng ngày [ Tình chí ] không biết mặt mũi nó ra sao ...
[ Con gái ơi Đàn ông hay dỗi lắm - 
Nhưng chỉ cần Hoà Và Thanh là ổn ]

Như vậy Hoà Giải trong Pháp Hoà là phương pháp chữa bệnh nội sinh mà trong này yếu tố TÂM LÝ có vai trò rất lớn 
Xuống nước nhỏ , dùng tình cảm . Nếu ta Hoà đồng 
[ hợp nhất] trong ngoài hoặc âm dương làm một thì sự nguy hiểm sẽ tăng lên gấp bội . 
Bởi vì  - HOÀ GIẢI  - là làm rõ trắng đen mà . 
Cũng như ta xếp lại hàng ngũ cho đúng . 
TRẮNG THEO TRẮNG - ĐEN THEO ĐEN  .

Còn Hoà đồng là trộn trắng đen thành một ... 
Thì bỗng dưng không còn là của ta nữa mà là của thiên hạ rồi .
Vì sao !! Vì khi người ta hỏi ông ơi ! của ông là trắng hay đen ? Còn cái này màu xám là của tôi ... ha .. ha . 
Quá đơn giản !!!
Nếu dùng sai phương thuốc thì bệnh nhẹ sẽ thành bệnh nặng DO ĐÁNH MẤT CHỦ THỂ 
Qua nhiều năm theo dõi nghiên cứu và chữa trị . Đông Y Minh Phú Thấy phần nhiều các loại bệnh thuộc dạng Ung + Bướu như khối u gan - u nang - u xơ  .. . Rất nhiều trường hợp dùng sai phương pháp chỉ định ban đầu " Chứng can khí uất tỳ hư " nặng ngực , tức ngực ... Đúng ra phải SƠ CAN - KHAI UẤT - KIỆN TỲ  lại dùng thuốc trợ tim .. " một mụt nhọt UNG không thể công phá [ Tả ] vì phá sẽ bội nhiễm thành ác tính . Không thể dung dưỡng { Bổ }vì sẽ mọc rễ { di căn } Vậy thì chỉ có thể dùng phương pháp hoà giải .
" HOÀ " bao vây cô lập 
" GIẢI " Thấm thấp tiêu viêm , bài nùng , hoá ứ "

THANH PHÁP

ĐÔNG Y  PHÂN RA NĂM LOẠI THANH NHIỆT
Thanh Nhiệt Tả Hoả
Thanh Nhiệt Lương Huyết
Thanh Nhiệt Giải Độc
Thanh Nhiệt Trừ Thấp
Thanh Nhiệt Giải Thử

Tóm lại cũng chỉ một nội dung là Trong Sạch và Mát Lành
Đã trong sạch và mát lành thì làm gì còn chỗ cho uất ức phát sinh 
Cho nhiệt độc hoành hành . Vì vậy sau hoà thì nhất định phải thanh
Nếu không thì một thời gian bệnh cũ lại tái phát .
Bản chất của cuộc sống vốn như thế . 

DĨ HOÀ VI QUÝ - DĨ THANH VI AN 

Hoà Thanh cũng giống như hai người cùng nói , cùng hát chung một giai điệu . Nhịp nhàng ... 
Người Thầy thuốc bản lĩnh là người lĩnh hội được ý nghĩa sâu sa của hai từ   HOÀ VÀ THANH
Trong y học  cổ truyền phương đông
HOÀ PHÁP  
Được dùng để điều trị chứng không rõ ràng 
[ bệnh tình chí
THANH PHÁP 
là để khôi phục lại nguyên trạng ban đầu ... 


PHẢI HIỂU CHO THẤU ĐÁO 
 Người hành Y THUẬT  thì khi sử dụng pháp hoà sẽ dùng các bài thuốc hoà giải có sẵn và nếu không đáp ứng thì sẽ lúng túng .

 Người hành Y ĐẠO  thì sử dụng pháp hoà làm phương châm để vận dụng cụ thể vào chữa trị .

TRONG CHỮ HOÀ 
          CÓ THỰC HOÀ HƯ HOÀ 

Ví Dụ : Bài Tiểu Sài Hồ là Thực Hoà và Bài Tiêu Dao Tán là Hư Hoà . Các vị thuốc của bài Tiểu Sài Hồ  toàn là thuốc tấn công như Bán Hạ Giáng nghịch . Cầm nôn . Hoàng Cầm Tả Hoả Tiêu Viêm. Giáng Áp ... Nếu vận dụng sai thì chắc chắn người bệnh của Tiểu Sài Hồ sẽ bị mệt do Giáng khí .. 
Ngược lại Hư Hoà là thuốc bổ nếu dùng sai sẽ bị sinh nhiệt ...
 
ÔNG LÝ ĐÔNG VIÊN [ Đời nhà kim 1180 ]
Nói Hoà chính là ôn mà Ôn chính là Thanh

Kết Luận
Pháp hoà là để xử lý một tình trạng mơ hồ và không rõ nguyên nhân . Trong pháp hoà có Thực hoà và Hư hoà .
Thực hoà dùng để chặn đứng một tình trạng đang phát sinh như đầy tức ở thượng tiêu . Hư hoà dùng chữa đầy tức ở hạ tiêu .
Như vậy căn cứ vào thực tế mà chúng ta có các vị thuốc và phương thang liều lượng hợp lý . Không nên quá câu nệ vào khuôn phép mà làm cách nào đạt kết quả cao nhất thì đó là hợp lý .
Ví Dụ : Chứng uất khí [ đầy hơi ] vùng ngực bụng đầy tức . Không dùng bài Tứ Nghịch Tán theo khuôn phép . Mà dùng ba vị thuốc Thiên ứng : Thương truật 12g . Chỉ xác 8g . Thục địa 16g .
Thương Truật khai uất ở Tỳ
Chỉ xác Giáng khí và tẩy tích đọng đại tràng
Mượn Thục địa làm cho tiêu chảy để hạ khí
Phá cách nhưng không trái quy luật

PHÁP THANH
Dùng để làm trong sạch và khôi phục chức năng của Tạng Phủ .
Mà đối tượng chính là CAN ĐỞM - TỲ VỊ
Tại sao ? Nhiệt từ đâu sinh ra " Thực tích sinh nhiệt ... "
Muốn thanh Lý Nhiệt thì phải thông đạo tiêu tích .

[ Lý = bên trong ]
" THỰC TÍCH SINH NHIỆT > NHIỆT TÍCH SINH VI TRÙNG > TRÙNG TÍCH SINH VIÊM >> VIÊM Ở ĐÂU ?

Tại chỗ sinh viêm [ viêm loét dạ dày , tá tràng ] Tương Sinh Cùng Viêm ( Tỳ Thổ sinh  Phế Kim ) Viêm đường hô hấp trên . Viêm khí quản . Viêm mũi xoang... Tương Khắc Bị Viêm ( Tỳ Thổ khắc Thận Thuỷ  ) Tiểu gắt . Viêm niệu quản . Viêm âm đạo ...
Như vậy
Thanh Nhiệt - Lương Huyết
là làm cho Mát Gan - Mát Ruột


ẨM THỰC SINH PHONG - ẨM THỰC BẤT TÚC
Giải Độc - Tiêu Viêm - Thanh nhiệt - Trừ Thấp
Là việc cần làm mỗi khi chữa bệnh có liên quan tới 
Tỳ Vị và Can Đởm 

THANH TỲ LÀ CHỦ YẾU VÀ XUYÊN SUỐT

NẮM VỮNG
Tứ Chẩn - Bát Cương - Bát Pháp - Ngũ Hành - Âm Dương
Là bổn phận của người học nghề y .
Đổi mới phương pháp . Sáng suốt nội dung . Hoàn thiện công việc GỐC CỔ ... NGỌN KIM
- Đổi mới để phù hợp với thực tế đời sống chứ không phải là xa lìa bản sắc của y học cổ truyền 
- Sáng suốt nội dung có nghĩa là phải thấu đáo và rốt ráo .. Không nửa vời , mơ hồ ... Hình như , Có thể ..
Thí Dụ
Bài Thuốc Cổ Phương Lục Vị Địa Hoàng
Thì áp dụng cho người béo mà thịt nhão như nước có được không
- Nếu không thì tại sao ?
- Nếu được thì phải làm thế nào ?
- Hoàn Thiện Công Việc chính là làm cho việc khám và chữa bệnh của Đông y ngày càng có kết quả tốt hơn .
Nâng lên ngang tầm với thời đại
 
Thí Dụ
Bài Thuốc Tiêu Sợi Huyết Khối ...
An Cung Ngưu Hoàng Hoàn ..
Nếu chiết xuất thành thuốc tiêm thì lợi lạc sẽ vô biên ...

" Đối với Tự mình phải Học tập không ngừng
Đối với Công việc phải Tận tuỵ Chu đáo
Đồng hành cùng với Đời sống Nhân sinh
Trên Tinh Thần Vị Tha Bác ái và Bình Đẳng "

Mùa hè 2014
Lương Y Hà Nhật Khánh
Tài Liệu Tham Khảo
Khôn Hoá Thái Chân - Lê Hữu Trác
Định Ninh Tôi Học Mạch - Nguyễn Đức Thiếp
Y Học Cổ Truyền
Đồ Hình Mạch Lý - Lương y TS Nguyễn Hữu Khai
Y Học Căn Bản
Những Điểm Mới Trong Điều Trị Nội Khoa Đông y
GS Bác Sĩ Trần văn Kỳ 1997

BÁT CƯƠNG - BÁT PHÁP ĐÔNG Y
Bát Cương - Hư - Thực - Âm -  Dương
Hàn - Nhiệt - Biểu - Lý  là phương cổ truyền
Bát Pháp chữa bệnh tỏ tường
Hãn pháp là chữa ra đường mồ hôi
Thổ pháp nôn mửa liên hồi
Hạ pháp tẩy rửa cho trôi nhuận tràng
Ôn pháp thuốc nóng chữa hàn
Thanh pháp thuốc lạnh sẽ làm nhiệt tan
Tiêu pháp tiêu tán ứ tràn
Hòa pháp hòa giải muôn vàn điều hay
Chính khí hư yếu lâu ngày
Ta dùng pháp bổ cho đầy khí nguyên.

thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /