Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá:
" Ta đã nghe thầy giảng về phép châm cửu châm, và ta đã áp dụng để chữa bệnh cho trăm ho, nhưng huyết khí của trăm họ không giống nhau về thịnh suy, cũng không giống nhau về thể chất: Có những người mà thán khí dễ bị kích động, vừa mới châm vào thì khí của người bệnh đã có phản ứng, có những người mà vừa châm vào thì khí phản ứng xảy ra đồng thời, có những người mà khi rút kim ra xong rồi thì khí mới phản ứng 1 mình, có những người phải châm nhiều lần thì người bệnh mới biết phản ứng, có khi vừa phát châm thì khí phản ứng bằng cách nghịch lại, có người châm được nhiều lần thì bệnh càng nguy kịch thêm[1].
Tất cả 6 tình huống trên được biểu hiện với những phản ứng khác nhau, Ta mong được nghe về nguyên nhân nào đã gây ra những tình huống khác nhau ấy”[2].
Kỳ Bá đáp : "Những người thuộc dạng Trùng dương, thần khí của họ dễ bị kích động, khí của họ dễ bị phản ứng”[3].
Hoàng Đế hỏi: "Thế nào là người thuộc Trùng dương ?”[4].
Kỳ Bá đáp :
"Người thuộc dạng Trùng dương tình cảm của họ phong phú như lửa cháy phừng phừng, tính khí của họ cao ngạo, lời nói thường rất nhanh, khi bước chân đi thường bước cao lên, khí của 2 tạng Tâm và Phế hữu dư[5].
Sự vận hành của Dương khí trơn tru và sung thịnh và mở rộng ra bốn bề, do đó mà thần của họ dễ bị dễ bị kích động, và khí lại phản ứng sớm hơn”[6].
Hoàng Đế hỏi:
" Có những người thuộc dạng Trùng dương, nhưng thần khí lại không phản ứng nhanh trước, là tại sao ?”[7].
Kỳ Bá đáp :
"Đó chính vì dạng người Trùng dương này mang nhiều Âm khí bên trong”[8].
Hoàng Đế hỏi: "Lấy gì để biết được người này mang nhiều âm khí ?”[9].
Kỳ Bá đáp :
"Bởi vì người thuộc dạng đa Dương, tính của họ là thường vui vẻ, còn người thuộc dạng đa âm dễ nổi giận, nhiều lần nổi giận nhưng họ lại cũng dễ bớt giận để bỏ qua đó là loại người thuộc trong Dương có Âm, vì thế mới gọi họ là có ít nhiều Âm trong Dương[10].
Sự vận hành, ly hợp giữa Âm và Dương trong người họ không chính thường, vì thế thần khí của họ không thể phản ứng nhanh, sớm được”[11].
Hoàng Đế hỏi:
"Có những người khi châm kim xuống thì khí của họ phản ứng ngay, đồng thời với nhau, tại sao thế ?”[12].
Kỳ Bá đáp :
"Những người này khí Âm Dương của họ được hòa điệu, huyết khí của họ vận hành nhu nhuận, trơn tru, vì thế sau khi châm kim xuống thì khí xuất ra phản ứng ngay, nhanh và đồng thời với nhau vậy”[13].
Hoàng Đế hỏi:
"Có những người khi đã rút kim ra rồi, khí vẫn còn phản ứng 1 mình, khí nào đã khiến như thế ?”[14].
Kỳ Bá đáp :
"Những người này, Âm khí nhiều mà Dương khí ít, Âm khí thuộc trầm, nhân vì Âm khí thịnh làm cho Dương khí vốn phù phải tàng ẩn vào trong, vì thế khi rút kim ra rồi, khí mới theo sau đó, để phản ứng 1 mình”[15].
Hoàng Đế hỏi:
"Có những người châm nhiều lần mới cảm thấy có phản ứng, khí nào đã khiến nên như thế ?”[16].
Kỳ Bá đáp : "Những người này Âm nhiều mà Dương ít, khí của họ trầm không nên nó khó xảy ra phản ứng, vì thế phải châm nhiều lần mới biết có phản ứng”[17].
Hoàng Đế hỏi:
"Có những người châm kim vào thì khí bị nghịch, khí nào khiến nên như thế ?”[18].
Kỳ Bá đáp :
"Những trường hợp châm vào thì khí bị nghịch và càng châm nhiều lần thì bệnh càng nặng thêm, đó không phải là do ở khí Âm Dương của người bệnh, cũng không phải do cái thể phù trầm của khí, Đây chính là do lỗi của những người thầy thuốc vụng về làm nên, và cũng là do những sai lầm về kỹ thuật của những người thầy thuốc vụng về, không quan hệ gì đến hình chất và khí Âm Dương của người bệnh”[19]
行鍼篇第六十七
黃帝問於岐伯曰:余聞九鍼於夫子,而行之於百姓,百姓之氣血各不同形。或神動而氣先鍼行,或氣與鍼相逢,或鍼已出氣獨行,或數刺乃知,或發鍼而氣逆,或數刺病益劇。凡此六者,各不同形,願聞其方。
岐伯曰:重陽之人,其神易動,其氣易往也。黃帝曰:何謂重陽之人?岐伯曰:重陽之人,熇熇高高,言語善疾,舉足善高,心肺之臟氣有餘,陽氣滑盛而揚,故神動而氣先行。黃帝曰:重陽之人而神不先行者何也?岐伯曰:此人頗有陰者也。黃帝曰:何以知其頗有陰也?岐伯曰:多陽者多喜,多陰者多怒,數怒者易解,故曰頗有陰。其陰陽之離合難,故其神不能先行也。
黃帝曰:其氣與鍼相逢奈何?岐伯曰:陰陽和調而血氣淖澤滑利,故鍼入而氣出疾而相逢也。
黃帝曰:鍼已出而氣獨行者,何氣獨然?岐伯曰:其陰氣多而陽氣少,陰氣沉而陽氣浮,沉者內藏,故鍼已出,氣乃隨其後,故獨行也。
黃帝曰:數刺乃知,何氣使然?岐伯曰:此人之多陰而少陽,其氣沉而氣往難,故數刺乃知也。
黃帝曰:鍼入而氣逆者,何氣使然?岐伯曰:其氣逆與其數刺病益甚者,非陰陽之氣浮沉之勢也,此皆粗之所敗。工之所失,其形氣無過焉。