NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

28/04/2020


CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

1 . CHỤP CẮT LỚP LÀ GÌ
     GỌI TẮT LÀ CHỤP CT
     Tìm hiểu về chụp cắt lớp

Khi đi khám bệnh hoặc kiểm tra chấn thương bạn thường được bác sĩ tại nơi khám chỉ định chụp cắt lớp? Vậy thì chụp cắt lớp là gì? Đây là câu hỏi rất thường xuyên của nhiều người có nhu cầu khám sức khỏe hoặc chữa bệnh đưa ra.

Chụp cắt lớp hay còn gọi là chụp CT
là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X – quang để quét lên một khu vực của cơ thể yêu cầu khám theo lát cắt ngang. Sau đó phối hợp với máy vi tính cho ra kết quả hình ảnh 2 hoặc 3 chiều của vị trí cần chụp. So với phương pháp chụp X – quang thì phương pháp này cho hình ảnh rõ nét hơn.

- Chụp cắt lớp là gì được nhiều người quan tâm
- Chụp cắt lớp là gì được nhiều người quan tâm

2 . KHI NÀO NÊN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
     CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

Chụp cắt lớp được chỉ định áp dụng 
trong một số trường hợp sau đây :
Để chẩn đoán các rối loạn ở cơ và xương, ví dụ như khối u xương hoặc gãy xương.
- Xác định vị trí của khối u, cục máu đông hoặc nhiễm trùng.
- Hỗ trợ phẫu thuật, sinh thiết và xạ trị.
- Giúp phát hiện và theo dõi tình trạng bệnh lý nặng như bệnh tim, bệnh ung thư,…
- Giám sát quá trình điều trị hiệu quả, chẳng hạn như điều trị bệnh tim, bệnh ung thư,…
- Phát hiện nội thương và tình trạng chảy máu trong.


MỘT NĂM ĐƯỢC CHỤP X - QUANG MẤY LẦN

3 . MỘT SỐ RỦI RO KHI CHỤP CẮT LỚP

Chụp cắt lớp tuy sử dụng kỹ thuật hiện đại nhưng cũng không thể tránh khỏi một số rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện

3.1 . Phơi nhiễm phóng xạ
Tiếp xúc với bức xạ khi thực hiện kỹ thuật này có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Tuy nhiên người bệnh có thể yên tâm khi thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng khi chụp phương pháp này những giá trị mang lại lợi ích lớn hơn nhiều so với rủi ro.
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân nằm đúng tư thế để kết quả chụp cắt lớp được chính xác nhất
Phương pháp này có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư

3.2 . Nguy cơ gây ảnh hưởng cho thai nhi
Nếu người bệnh đang trong giai đoạn thai kỳ sẽ không nên thực hiện chụp cắt lớp vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó sẽ được thực hiện một hình thức kiểm tra khác như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để tránh thai nhi tiếp xúc với bức xạ

3.3. Phản ứng với vật liệu tương phản
Một rủi ro nữa khi chụp cắt lớp đó là cơ thể phản ứng với vật liệu tương phản. Các vật liệu tương phản tham gia chụp có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở một số người, tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra. Đa phần các phản ứng dị ứng chỉ là ngứa, phát ban. Rất hiếm hoi có trường hợp dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng con người

4 . NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI CHỤP CẮT LỚP

Trước khi đi chụp cắt lớp bạn nên lưu ý một số những điều sau đây:
- Thông báo cho bác sĩ biết nếu trước đó bạn có tiền sử mắc các bệnh như thận, tiểu đường, dị ứng,…
- Nếu đang trong giai đoạn mang thai hoặc nghi ngờ có thai phải báo cho bác sĩ để xem xét trước khi chỉ định thực hiện kỹ thuật này.
- Tùy thuộc vào bộ phận kiểm tra trên cơ thể mà bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn uống trước khi chụp; tháo bỏ các vật dụng, đồ trang sức bằng kim loại; thay quần áo và mặc quần áo bệnh viện, phòng khám cung cấp.
- Nếu đối tượng khám bệnh là trẻ em cần có cha mẹ hoặc người thân đi kèm để hỗ trợ khi cần thiết.
chụp cắt lớp cần có chỉ định của bác sĩ
Có một số lưu ý mà mọi người cần nắm được trước khi chụp cắt lớp

5 . QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHỤP CẮT LỚP

Chụp cắt lớp không gây đau, thông thường quá trình chụp chỉ mất khoảng 30 phút. Dưới đây là quy trình thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám:
Bước 1 : Thăm khám
Trước khi thực hiện chụp bác sĩ sẽ kiểm tra các biểu hiện lâm sàng, tiền sử của bệnh nhân và yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm bắt buộc nếu cần thiết.
Bước 2 : Chuẩn bị
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải thích kỹ lưỡng về cách thức chụp, hướng dẫn tư thế nằm chụp cũng như cách nín thở.
Bước 3 : Thực hiện
Các bệnh nhân sẽ được nằm trên một chiếc bàn có thể dịch chuyển được. Khi bệnh nhân đã nằm ổn định, chiếc bàn sẽ được trượt vào trong chính giữa chiếc máy tính lớn có hình bánh rán và lấy hình ảnh X – quang khắp cơ thể.
Khi bệnh nhân nằm lọt trong lòng của máy CT scanner, lúc này máy sẽ tạo ra tia X và chiếu các tia X đó lên vùng cơ thể cần chụp. Các đầu dò kích thước nhỏ bên trong có nhiệm vụ dùng để đo đạc số lượng tia X xuyên qua bộ phần kiểm tra.
Lưu ý đối với bệnh nhân trong suốt quá trình chụp cắt lớp đó là hạn chế tối đa bất kỳ sự dịch chuyển nào của cơ thể, có thể duy trì càng yên tĩnh càng tốt, điều này làm tăng sự rõ nét của các hình ảnh.
Trong quá trình thực hiện chụp cắt lớp, bệnh nhân cần làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ . Trong quá trình thực hiện, người bệnh nên hạn chế các cử động
Bước 4 : Trả và giải thích phim chụp

Sau khi thực hiện xong và đưa ra kết quả, dựa trên kết quả giải phẫu bác sĩ sẽ giải thích kỹ lưỡng với bệnh nhân đồng thời tư vấn hướng điều trị bệnh.

1 . CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ LÀ GÌ
     GỌI TẮT LÀ MRI

Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật tạo hình ảnh bằng từ trường và sóng radio. Cơ thể con người được cấu thành chủ yếu bởi nguyên tử hydrogen (do 70% là nước), khi từ trường tác dụng lên các nguyên tử này sẽ hấp thụ và giải phóng năng lượng RF. Máy tính sẽ thu nhận năng lượng đó dưới dạng tín hiệu, thông qua xử lý của hệ thống để thu được hình ảnh. 
Hình ảnh trên cộng hưởng từ có độ tương phản tốt, sắc nét và độ chi tiết giải phẫu rất cao, hơn thế hình ảnh được tái tạo trên đa mặt phẳng giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán của bác sĩ. 

 Hình 1. Máy chụp cộng hưởng từ 


2 . CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ CÓ TÁC DỤNG GÌ

Chụp cộng hưởng từ những năm gần đây trở thành kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được các bác sĩ lâm sàng chỉ định rất rộng rãi bởi những lợi ích và giá trị chẩn đoán mà nó đem lại cho người bệnh, giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán xác định và điều trị. Những lợi ích khi chụp cộng hưởng từ gồm có:
Bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia xạ. Trẻ em, phụ nữ có thai đều có thể chụp cộng hưởng từ mà không bị ảnh hưởng gì.
· Cộng hưởng từ có thể chỉ định cho hầu hết các bộ phận trên cơ thể (sọ, cột sống, bụng, tiểu khung, thậm chí là chụp toàn thân). Bệnh nhân không bị ảnh hưởng gì về mặt sinh học.
Hình ảnh có độ tương phản và chi tiết rất cao so với các kỹ thuật khác.
· Chụp được mạch máu não, mạch cảnh, mạch thận, mạch chi mà không cần phải tiêm thuốc cản quang.
· Thăm khám trên nhiều mặt phẳng chụp khác nhau, nâng cao hiệu quả chẩn đoán.
· Máy móc hiện đại giúp quá trình chụp diễn ra nhanh chóng, an toàn và giảm tiếng ồn đến mức thấp nhất.
· Thuốc cản quang trong cộng hưởng từ an toàn hơn rất nhiều so với thuốc cản quang trong chụp cắt lớp (CT).

 Hình 2 . Hình ảnh chụp cộng hưởng từ

3 . CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ 
     ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CHO BỘ PHẬN NÀO

Cộng hưởng cột sống giúp phát hiện các bệnh lý thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, tổn thương dây chằng, lệch vẹo cột sống, lún xẹp đốt sống, chấn thương, các tổn thương phần mềm cạnh sống,...

Cộng hưởng phần mềm vùng cổ phát hiện các tổn thương phần mềm như viêm, khối u, hạch vùng cổ, đặc biệt là các tổn thương đám rối thần kinh cánh tay. 

 Cộng hưởng ổ bụng giúp chẩn đoán các bệnh lý gan mật như u, áp xe gan, ung thư gan, u đường mật, sỏi mật,... bệnh lý về tụy, lách, thận, tuyến thượng thận.

 Cộng hưởng vùng tiểu khung giúp đánh giá các bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến, u tử cung, lạc nội mạc tử cung, bất thường về buồng trứng, u trực tràng, đặc biệt là phát hiện đường rò trong bệnh lý rò hậu môn giúp ích rất nhiều cho phẫu thuật.

 Cộng hưởng cơ xương khớp phát hiện thoái hóa, tràn dịch ổ khớp, viêm nhiễm, chấn thương gây giãn, đứt dây chằng, tổn thương sụn khớp.

Ngoài ra, cộng hưởng từ có thế áp dụng chụp các mạch máu mà không cần tiêm thuốc cản quang như mạch não, mạch cảnh, mạch thận, mạch các chi với hình ảnh rất sắc nét. 

Hình 3. Hình ảnh trong phòng chụp cộng hưởng từ 


4 . NHỮNG LƯU Ý KHI CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ

Chụp cộng hưởng từ tuy là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn hiện đại và an toàn nhất hiện nay nhưng cũng có một số lưu ý cho người bệnh trước khi chụp để quá trình chụp diễn ra nhanh chóng, đảm bảo an toàn, giúp hình ảnh tạo ra sắc nét và chính xác nhất. Những điều người bệnh cần lưu ý : 
·         Trước khi chụp người bệnh cần phải tháo bỏ trang sức, kẹp tóc, đồng hồ, điện thoại, đồ kim loại … 
·         Khi chụp một số bộ phận như ổ bụng, tiểu khung, mạch máu cần tiêm thuốc đối quang thì người bệnh tốt nhất nên nhịn ăn trước 6-8 tiếng và xét nghiệm máu chức năng gan thận trước khi tiêm thuốc. 
·         Chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân có máy tạo nhịp tim, cấy máy bơm insulin tự động, có máy trợ thính, cấy điện cực ốc tai, có mảnh đạn, mảnh kim loại vùng nguy hiểm, Clips phẫu thuật, coil nút phình mạch não ( trừ trường hợp vật liệu không có từ tính hoặc đã khử từ tính) 
·         Chống chỉ định tương đối với bệnh nhân có răng giả, mảnh đạn đã vôi hóa, có hội chứng sợ buồng kín, có thai 3 tháng đầu, đặt khớp nhân tạo, suy thận nặng, dị ứng thuốc đối quang từ. 
·         Do khi chụp máy phát ra tiếng ồn khá lớn, thời gian chụp khá lâu từ 15 - 60 phút tùy bộ phận chụp nên người bệnh cần tránh chuyển động trong lúc chụp và nghe theo hiệu lệnh của kỹ thuật viên để hình ảnh chụp sắc nét và chính xác nhất. Trong một số trường hợp bệnh nhân là trẻ nhi khó nằm im có thể sẽ được uống thuốc an thần nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

Hình 4. Máy tạo nhịp trên phim chụp x quang 


HƯỚNG DẪN ĐỌC PHIM  X - Q  CƠ BẢN



BÀI ÔN TẬP ĐỌC X - QUANG PHỔI
 

Y TẾ CHIA SECHƯƠNG TRÌNH TELEHEALTH 


7 thg 10, 2020
CHƯƠNG TRÌNH KHÁM CHỮA BỆNH TỪ XA - 
TELEHEALTH - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Thời gian: 14h00, thứ ba, ngày 06/10/2020


ĐỒ HÌNH NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH


Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành là mô hình tổng hợp những lời khuyên về dinh dưỡng, gợi ý khẩu phần ăn hàng ngày để duy trì một sức khỏe tốt cho một người trưởng thành. Khi xem tháp dinh dưỡng, chúng ta sẽ nhận diện được mức độ ưu tiên của từng nhóm thực phẩm khác nhau.


Nhiều người cho rằng sự phát triển của gai xương ở đầu gối chỉ gây đau nhức khi đi lại, từ đó ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển. Thực tế, gai khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường hơn nếu không được kiểm soát tốt ngay từ đầu.


Xẹp phổi là căn bệnh liên quan đến đường hô hấp với các biến chứng nguy hiểm và thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Tìm hiểu các thông tin cơ bản bao gồm khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị hiện tượng phổi xẹp sẽ giúp bạn tự bảo vệ bản thân và có biện pháp phòng tránh thích hợp.


Đau dây thần kinh liên sườn là một hội chứng bệnh lý thường gặp hiện nay, do nhiều nguyên nhân gây ra.
Thần kinh liên sườn bao gồm các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1 - D12.
Rễ thần kinh tủy ngực sau khi qua lỗ ghép chia thành hai nhánh


Các tình trạng chấn thương sau đây có thể làm cho đầu gối bị sưng đau:
Bong gân: Có thể xảy ra do tác động mạnh hoặc vặn đầu gối.
Căng khớp gối: Đây là tình trạng cơ hoặc gân bị kéo căng hoặc bị rách. Căng khớp gối có thể xảy ra sau khi chuyển động đột ngột hoặc vặn xoắn đầu gối.
Rách sụn: Các sụn chêm giúp giảm ma sát giữa các đầu xương trong đầu gối. Các hoạt động gây xoắn đầu gối đột ngột có thể dẫn đến rách sụn chêm.
Viêm gân: Viêm gân đầu gối có thể do hoạt động quá mức của khớp gối.

Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác.


Gãy xương cổ là trạng thái nứt, vỡ của bất kỳ một trong bảy đốt sống ở cổ, xảy ra khi có một lực tác động đáng kể vào vùng đầu cổ. Các nguyên nhân gây gãy ...

TỔN THƯƠNG SỤN KHỚP GỐI


HÌNH ẢNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP


HÌNH ẢNH GAI GÓT CHÂN
 Nguyên nhân gây gai gót chân là do hiện tượng căng cơ và dây chằng xảy ra khi chạy nhảy, đi bộ lâu ngày trên địa hình cứng dẫn tới viêm hoặc đứt gân cơ vùng gan ..


HÌNH ẢNH DÀI ĐẠI TRÀNG THƯỜNG GẶP
Đại tràng dài ở trẻ em chủ yếu do bẩm sinh hoặc do táo bón kéo dài gây nên, biểu hiện bởi tình trạng trẻ thường bị đầy hơi chướng bụng, táo bón kéo dài. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới trẻ bị suy kiệt. Một số trường hợp đại tràng dài có thể gây xoắn ruột, tắc ruột gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

PHÌNH ĐẠI TRÀNG TIÊU BIỂU
Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh lý liên quan đến đại tràng thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ. Bệnh phình đại tràng rất dễ phát hiện và có thể được điều trị triệt để, nhưng nếu để muộn, bệnh có thể gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm.


SIÊU ÂM TIM CƠ BẢN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG TRÌNH TELEHEALTH NGÀY 28/04/2022
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Sưu Tầm .
1. Bộ Y tế (2013). 
Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu.
2. Bộ Y tế (2016). 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. 
3. Bệnh viện Bạch Mai (2015)
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. 
4. Bộ Y tế (2017). 
Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh cấy chỉ và laser châm chuyên ngành Châm cứu. 
5. Khoa Y học cổ truyền 
– Trường Đại học Y Hà Nội (2017). "Đau thắt lưng", Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học. 6. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng.

thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /