NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

01/04/2016



MẠCH CHỨNG - PHƯƠNG - DƯỢC

MẠCH
XEM MẠCH - CHẨN ĐOÁN

- Từ sơ sinh cho đến khi có kinh . 
Cách chẩn đoán và chữa trị không có nhiều khác biệt với bé trai . Thường thấy quanh quẩn cũng chỉ :
Ngoại cảm     “  Cảm , ho , xổ mũi , nhức đầu ...”
Nội thương   “  Trúng thực , đau bụng , ói mửa , tiêu chảy ...”
Và một số bệnh viêm nhiễm khác ...

KHI XEM MẠCH CẦN LẤY MẠCH CHỦ LÀM CĂN BẢN
- Nói cách khác là Lấy ĐẠI CỤC LÀM TRỌNG . 
Không nên sa đà vào sự phức tạp của Y Lý mà làm mất đi 
Thông Thiên Tượng Mạch của Y Đạo “ Thiên ứng mạch ” .

Mạch chủ là mạch gì ?
CHÍNH LÀ BỘ QUAN TÊN GỌI  VỊ KHÍ
Vì sao . Người xưa nói “ Vị khí còn thì sống . Vị khí mất thì chết ”
- Đông y Minh Phú lấy nghiên cứu về Tỳ . Vị làm căn bản chữa trị .
- Điều hòa Âm - Dương làm phương châm cốt lõi .
- Hóa đàm - Bổ khí là biện pháp can thiệp tạm thời .
- Kiện tỳ - Bổ thận - Dưỡng can - Thanh nhiệt - An thần - Chỉ thống là Chủ đạo xuyên suốt , thường qui ....

Với định hướng cụ thể :
Ăn ngon - Ngủ khỏe - Mát mẻ - Không đau

Nên khi đặt ngón tay chẩn mạch thì bao giờ cũng đặt tay ở bộ quan đầu tiên và cho đến khi xác định được vị khí mới đặt ngón tay lên bộ thốn và sau cùng là bộ xích . Bộ thốn thuộc dương nên đặt tay trước . Bộ xích thuộc âm nên đặt tay sau . Dương thì phù là thuận . Âm thì trầm là thuận - Mạch chủ không luận phù trầm mà chỉ xem vị khí đủ hay thiếu .

Lưu ý : Mạch vị khí là mạch HÒA 
Nếu ứng vào tâm mạch thì ta có cảm tưởng như : Một sự vừa phải  -  Tốc độ trung bình  -  Hoãn mà không trì trệ - Mạch chủ lại nằm trên vị trí của mạch Tỳ - Vị . 
Vị bộ hữu Quan . 
Danh tuyên mạch Hoãn . Ngũ hành thuộc thổ . Vì thế khi xem mạch chớ quên điều này . Theo qui luật Âm Dương thì NỮ thuộc âm , bên phải . Cho nên khi xem mạch cần chú ý . Dĩ nhiên có thể dùng cách khác

MẠCH  tiếp theo là
Đây chính là Quân - Thần - Tá - Sứ của Đông y và điều rất quan trọng là xem mạch :
- Mới mắc bệnh - Phần nhiều là Ngoại cảm ... Mắc mưa....
- Phù thuộc Dương thuộc biểu . Đi lên . Chủ về thượng tiêu đầu ngực
MẠCH PHÙ
Chủ về ngoại phong
Phù  Hữu lực : 
Là bệnh ngoại cảm , thường gọi là Phong . Chữ Phong bao gồm cả 4 khí : Phong - Hàn - Thử - Thấp . Khi mới bị cảm 4 khí ấy là bệnh ở Biểu . Tức ngoại cảm thì mạch đều Phù cả , nhưng trong đó có khác nhau.

Phù + Vô lực : 
Là bệnh thuộc hư . Thường do Thận hỏa suy làm mạch nổi lên chỉ lùng bùng như mỡ nổi trên nồi canh , không có lực .
- Đột nhiên có mạch phù : là thương phong (ngoại cảm). Nhưng nếu bệnh lâu mà lại có mạch Phù tức là Lý thì Hàn mà Biểu thì Nhiệt . Nếu mạch khí khẩu cũng Phù thì lại là Nội thương hư tổn .

Phù Sác 
Phù (nếu có lực) là ngoại cảm , Sác là Hỏa nhiệt . Mạch Phù sác là mạch cảm nhiệt . Nếu thấy có Phù vi là bệnh sắp hết vì Nhiệt tà không truyền sang Kinh khác.
Phù + Trì : 
Phù mà hữu lực là ngoại cảm , trì là Hàn . Phù trì là mạch cảm Hàn .

Phù + Khẩn : 
Mạch khẩn ứng với bệnh Hàn lạnh nhiều . Phù Khẩn là mạch Ngoại cảm Thương hàn.
Phù Đại : 
Đại là mạch của bệnh đang thăng tiến . Vậy Phù Đại là mạch của bệnh Ngoại cảm đang sung vượng trong khi Khí Huyết suy yếu (Tà khí thịnh, Chính khí suy).

Phù Hoạt : 
Phù hữu lực là ngoại cảm , Hoạt ứng với Đàm Thấp , Phù Hoạt là mạch Cảm Thấp sinh ra nhiều đàm nhớt.
Phù + Nhu : 
Nhu cũng là mạch của Đàm Thấp , đồng thời Chính khí suy yếu . Do đó Phù Nhu là mạch Thương Thấp. Khí Huyết hao mòn.

Phù Huyền : 
Huyền là mạch Khí Huyết suy yếu do lao Tâm , lao lực . Phù Huyền là mạch Ngoại cảm lại suy nhược khí huyết .

MẠCH TRẦM
Mạch trầm thì tận xương mà
Thuộc âm và lý nghiệm qua cho tường
Trầm mà hữu lực : Là bệnh Tích
- NGŨ TÍCH ( khí tích - huyết tích - thực tích - tửu tích - đàm tích…).
Những mạch Trầm hữu lực đều là bệnh Lý phận , ngược với Phù hữu lực là bệnh biểu phận . Cần nghiên cứu thật kỹ phần này bởi vì nó gắn liền với công việc khám và chữa bệnh thường ngày . Như khí uất - Bế kinh - Bụng đầy trướng - Uống rượu nhiều bị Tửu tích
- Trầm + vô lực : Là bệnh khí uất , thiếu năng lực vận hành nên sinh ra các chứng Thủy thũng , Đình ẩm (uống nước nhiều , đình tích không tiêu, sưng thũng ) , Hiếp trướng ( hai bên hông bụng trướng đầy ) , Quyết nghịch ( lạnh chân , khí đưa ngược gây suyễn ) và bệnh Trưng , bệnh  . Được mô tả trong chứng trưng hà .

TRƯNG
Là khối tích tụ của huyết 
Huyết thuộc âm . Tính chất của âm là chìm xuống , lặng im , nên đau cố định tại chỗ .
HÀ : 
Là khối tích tụ của khí . 
Khí thuộc dương . Tính chất của dương là nổi và động nên đau không cố định . Huyết tích kết hòn trong bụng ) 

- Trầm + Sác
Trầm là Lý , Sác là nhiệt , Trầm Sác là mạch Lý nhiệt  
Nếu mạch Nhân nghinh cũng trầm sác thì tà ẩn phục ở âm kinh là bệnh Thực Nhiệt .
- Trầm + Trì
Trầm là lý , Trì là hàn . Trầm Trì là mạch Lý Hàn , Huyết lạnh  
Nếu mạch Khí Khẩu cũng Trầm Trì thì khí ngưng , Huyết trệ 
(bệnh Trầm Hàn).
- Trầm + Nhược : 
Tinh , Khí , Huyết hao mòn , đau yếu xương tủy , rụng tóc . 
Tóc chẻ ngọn và xơ không bóng mượt .
- Trầm + Huyền
Cũng là mạch Khí huyết suy yếu , lao nhược .
- Trầm + Tế
Tế chủ về khí , năng lực vận động . 
Trầm Tế là mạch khí lực kém , tay chân không muốn hoạt động .
- Trầm + Khẩn + Sác : 
Khẩn là Hàn , Sác là Nhiệt . 
Mạch Trầm Khẩn Sác là mạch của bệnh nóng rồi lạnh , lạnh rồi nóng ở trong Lý phận .
- Trầm + Khẩn ( không Sác ) : 
Là bệnh Huyền ẩm , trong bụng như có một bầu nước treo ở góc bụng , bí không tiêu .
- Trầm + Trọng 
( Mạch nặng như đá , mạch Thạch , khác nào như một vật nặng bỏ xuống nước chìm sâu ) : 
Là mạch của bệnh Huyết ứ đọng 
Tóm tắt . Trầm Trì : Cảm lãnh  
Trầm Hoạt : đờm thực 
Trầm Khẩn : lạnh , đau  
Trầm Sác : nội nhiệt  
Trầm Lao : lãnh tích 
Trầm Sắc : khí uất  
Trầm Trì là có lạnh 
Trầm Sác là nhiệt ở phần lý 
Trầm Huyền là thực , chủ hạ trọng 
Trầm Hư là hư , chủ tiết lợi 
Trầm Hoạt là đờm ẩm túc thực 
Trầm Sáp là khí trệ , huyết không đủ 
Trầm Khẩn là tà khí thịnh , chính khí hư , chủ lạnh , đau  
Trầm Đại là táo ở phần lý  
Trầm Lao là hàn tích ở trong 

MẠCH TRÌ
- Trì + vô lực : 
Là bệnh Hư hàn , nếu Nhân nghinh cũng trì vô lực là Ngoại cảm thương hàn , nếu Khí khẩu trì vô lực là Hư lạnh Trầm tích , Nội thương thất tình .
- Trì + hữu lực : 
Bộ thốn ứng với khí (dương) , 
Bộ Xích ứng với Huyết ( âm). 
Trì hữu lực ở bộ Thốn là mạch của bệnh thuộc Khí hư *  
Trì hữu lực ở bộ Xích là mạch của bệnh thuộc Huyết hư * 
Hai bộ đều Trì hữu lực là cũng bởi từ Thận hư * cả , thêm vào đó là Đàm ngưng *, có Khí trệ * , có Nhiệt khí * ẩn phục . Lưu ý : Nếu thốn hữu lực thì thường là xích lại khác và ngược lại ...Theo kinh nghiệm thì trong trường hợp này là phải kiện tỳ , hóa đàm trước . Bổ khí huyết sau . Chẩn đoán lâm sàng thương thấy là Đàm nhiều khó khạc , ngực đầy tức , miệng có vị chát ăn không ngon . Hơi thở ngắn . Người nhìn thấy già trước tuổi hom hem . Tướng người nhìn lạ hẳn 
- Trì + Trầm + Khổng : Là mạch Lý hàn . Thiếu máu nặng
- Trì + Phù : Là Cảm hàn ở biểu phận .
- Trì + Sáp : Tinh Huyết suy lại bị Hàn lạnh làm huyết trì trệ ứ đọng gây ra bệnh Trưng , bệnh Hà , khí không thông gây ra nghẹn ở cổ họng .
- Trì + Hoạt : Hoạt là mạch Đàm thấp , Trì mà Hoạt là mạch Hàn thấp tích trệ ( làm bụng đầy trướng to khác thường ) .
- Trì ứng với thời tiết : cuối tháng 6 sang đầu tháng 7 âm lịch là tháng Trưởng hạ thuộc thổ . Khi ấy có mạch Trì tức Thổ vượng khắc Thủy nên phải gấp bổ Thận Thủy để chống đỡ , nếu ngoài thời gian ấy mà mạch Thận ở tả Xích cũng Trì (vẫn là Thổ khắc Thủy) thì phải gấp bổ Thận Thủy . Như vậy bất luận ngày tháng nào , hễ thấy mạch tả Thận Trì là phải gấp ôn bổ Thủy . Nếu nhằm cuối tháng 6 (tháng Thổ) thì phải tăng bổ hơn nữa

MẠCH SÁC
- Sác + hữu lực : Là Thực Nhiệt , nếu Nhân nghinh cũng Sác mà hữu lực thì đó là bệnh ngoại cảm nhiệt tà .
- Sác + vô lực : Là hư nhiệt.
- Sác + Tế mà vô lực : Là mạch khí huyết hư hàn mà hỏa động lên . Nếu mạch khí khẩu cũng Sác Tế vô lực là âm hư , hỏa thịnh . Bệnh này chớ coi thường .
- Sác + Phù : Nhiệt ở biểu phận .
- Sác + Trầm : Nhiệt ở lý phận , từ trong bốc ra ngoài . Bốc lên Thượng tiêu thì nhức đầu nóng nảy , xông vào trung tiêu thì miệng ói ợ chua ói mữa , bốc sang bên phải thì tiểu tiện đỏ , đại tiện bí .
Phù Phong - Trầm Lý - Trì Hàn - Sác Nhiệt
Nơi khí khẩu mạch phô trường đại : Nội thương khí huyết hư hao Chốn nhân nghinh mạch mạnh khác thường : Ngoại tà bì phu cảm thụ . “ Nguyễn đình chiểu ”

VỊ TRÍ MẠCH KHÍ KHẨU VÀ NHÂN NGHINH

- Theo Linh Khu : 
Mạch Khí Khẩu ở bộ Thốn tay phải
Mạch Nhân Nghinh ở bộ Thốn tay trái  
Cũng có mạch Nhân Nghinh ở huyệt Nhân Nghinh nơi cổ của Vị kinh .

- Theo y Học Nhập Môn : 
Mạch Khí Khẩu ở trước       bộ Quan tay phải 1 phân 
Mạch Nhân Nghinh ở trước bộ  Quan tay trái  1 phân .

- Theo Phùng Thị Cẩm Nang : 
Mạch Khí Khẩu ở ngay phía trước ngôi vị của Tỳ Vị , tức là trước bộ Quan tay phải 1 phân . 
Mạch Nhân Nghinh ở ngay phía trước ngôi vị của Can Đởm, tức trước bộ Quan tay trái 1 phân.

- Theo Trương Cảnh Nhạc : 
Khí Khẩu là mạch của kinh Thủ Thái âm Phế , ở tại bộ thốn cả 2 tay . Nhân Nghinh là mạch của Túc dương minh Vị có huyệt Nhân Nghinh ở 2 bên yết hầu.

- Theo Định ninh tôi học mạch : 
Mạch ở bộ Thốn phải là mạch Phế Đại tràng , mạch ở bộ Thốn trái là mạch của Tâm Tiểu tràng , thì còn đâu là mạch Khí Khẩu , Nhân Nghinh ? Phải chăng Khí Khẩu và Nhân Nghinh là 2 mạch lệch ra ngoài Thái Uyên một chút , Ở chỗ trũng dưới đầu xương tay quay , nơi có huyệt Dương Khê (của Đại Trường kinh). Mạch bên tay phải là Khí Khẩu , mạch bên tay trái là Nhân Nghinh . Còn mạch Thốn khẩu chính là 2 bộ mạch ở cổ tay vậy .

KHI NÀO CẦN XEM MẠCH KHÍ KHẨU + NHÂN NGHINH
- Khi xem mạch Thốn khẩu rồi mà có nghi nan , không phân biệt được bệnh ấy bởi ngoại cảm hay nội thương thì phải xem mạch Khí khẩu , Nhân nghinh để biết . 
- Nếu mạch Khí khẩu tương ứng với Thốn khẩu là nội thương . 
- Mạch Nhân nghinh tương ứng với Thốn khẩu là ngoại cảm .
Ví dụ : xem bộ Thốn khẩu thấy mạch Khẩn là đau bụng “hàn” nhưng không biết hàn ấy là nội hàn hay ngoại hàn thì phải xem Khí khẩu , Nhân nghinh . Khi xem Khí khẩu thấy mạch khẩn tương ứng như Thốn khẩu là nội hàn ở tạng phủ (nội thương) . Khi xem Nhân nghinh thấy mạch khẩn tương ứng như Thốn khẩu là ngoại hàn ở kinh lạc (ngoại cảm).
- Như vậy các mạch khác , các bệnh khác mà khó phân biệt thì cũng xem Khí khẩu, Nhân nghinh để tìm tương ứng mà quyết đoán nội ngoại.

THỰC - HƯ   +  HÀN - NHIỆT

Khi khám bệnh thì đầu tiên Thầy thuốc phải làm gì để có thể chẩn đoán đúng ? 
Đó chính là THỰC  hay  HƯ 

THỰC
- Mạch Thực thì Đại mà Trường 
*, hơi mạnh , ấn tay xuống thấy bật lên . Mạch đi dầy chắc , hữu lực , dài lớn * , và cứng chắc 
Mạch Thực thường Phù Đại mà cứng , 3 bộ mạch ấn nhẹ hoặc nặng tay đều thấy có lực . 
Mạch Thực chỉ chủ về thực nhiệt , không chủ về hư hàn 
Thực Khẩn là hàn tích đã lâu  
Thực Hoạt là đờm ngưng trệ 
Mạch Thực mà Phù , Đại có lực là ngoại cảm phong, hàn, thử, thấp.
Thực mà Trầm có lực là nội thương do ăn uống thất thường.
Thực Trầm mà Huyền là hàn thịnh ở trong.
Thực mà Sác là chứng phế ung (áp xe phổi).
Thực Hồng là hỏa tà quá vượng.

HỮU THỐN THỰC LÀ HỌNG ĐAU
HỮU QUAN THỰC BỤNG ĐẦY TRƯỚNG DO KHÍ THẤP
HỮU XÍCH THỰC TƯỚNG HỎA KHÁNG NGHỊCH

Đây chính là 
QUÂN - THẦN - TÁ - S 
của Đông y và điều rất quan trọng là xem mạch :
- Mới mắc bệnh -  Phần nhiều là Ngoại cảm ... Mắc mưa....
- Mới phát bệnh -  Do tình chí . Như tăng huyết áp cấp ... Đau đầu....
- Mới bị bệnh     - Trúng thực ... Nôn mửa .... Bị thương tích
- Hư mạch chủ huyết suy , kém sức "khí hư" nặng nhẹ tay vô lực là đây

HỮU THỐN HƯ KHÍ SUY TỰ RA MỒ HÔI
HỮU QUAN HƯ BỤNG TRƯỚNG , ĂN KHÔNG TIÊU
HỮU XÍCH HƯ DƯƠNG HƯ HOẶC TRẦM HÀN

Mạch Hư là tổng hợp 4 mạch , ấn vào không thấy , Phù , Trì , Đại mà Nhuyễn , đè tay xuống , nhấc tay lên đều thấy trống không .
Mạch Hư , 3 bộ mạch ấn nhẹ tay thì vô lực , ấn nặng tay thì mất .
Mạch Hư mà Tế là bệnh đã lâu ngày
Mạch Hư mà Phù là khí hư
Hư mà Sáp là huyết hư 
Hư mà Sác là âm hư , phế nuy
Hư mà Trì là dương hư 
Hư mà Nhuyễn là mồ hôi tự ra 
Hư mà Tiểu là chân đau , tê bại 
- Bệnh đã lâu - Phần nhiều là nội thương ... Khí hư...
- Tỳ hư          - Viêm dạ dày ... Ăn uống kém ... Gầy ốm 
- Thận suy     - Đau lưng ...Tiểu đêm 
Di tinh .... Dương nuy - Bệnh phụ khoa
Tóm lại căn bản của việc xem mạch chẩn đoán là nắm vững một số vấn đề như sau
- Xác định vị khí để biết bệnh Hư hay Thực . Hư là bệnh đã lâu - Thực là bệnh mới mắc . Nắm rõ thực hư thì mới tường sống thác . Nặng hay nhẹ để tìm hiểu nguyên nhân .
- Mạch phù hay trầm - Trì hay sác . Bệnh mới mắc tiểu trầm nên sợ . Vì mới mà mạch phù là do phong tức ngoại cảm . Còn tiểu trầm là do Can “khí huyết lưỡng hư chắc là có gì trong đó” . Bệnh đã lâu phù đại đáng ngờ . Bệnh lâu khí huyết hư hao thì mạch phải tiểu trầm mới đúng . Đằng này lại phù đại nếu như vô lực thì chắc thôi rồi ...
- PHÙ Phân biệt rõ mạch là do phong thuộc ngoại tà không phải nội phong do can dương động . Xuất hiện tại bộ hữu thốn khẩu ( thốn 1 tấc , khẩu cửa . Nằm trên bộ vị của Phế và đại tràng nên còn gọi là cửa gió . Vì chưa xác định được là gió gì nên cần phải cộng với các hình thái tiếp theo và sau đó mới xét toàn cục )
+ Sác    = Phong nhiệt
+ Trì     = Phong hàn
+ Khẩn = Ngoại cảm phong hàn .....
- Tiếp theo là Mạch Khí khẩu - Nhân nghinh phải được xem kỹ để phân biệt Ngoại cảm hay nội thương .

HƯ NHIỆT   HƯ HÀN
1 - Hư nhiệt
Do can thận âm hư . Còn gọi là hư hỏa .
Hoàng đế nội kinh Tố vấn viết “ Tuổi mười bốn (nhị thất - 2 x 7) thì Thiên quý đến . Nhâm mạch thông . Xung mạch thịnh . Nguyệt sự theo đúng thì chảy xuống . Cho nên có thể sinh con ” Như vậy từ khoảng 14 tuổi đến năm 21 tuổi thì Nữ giới ngoài một số bệnh thông thường như cảm sốt , nhức đầu , viêm họng . Thì bệnh phải điều trị thường xuyên là : Điều kinh + Thanh nhiệt + Chỉ thống .
2 - Hư hàn
Tay chân lạnh , sợ lạnh , thích mặc ấm . Hay bệnh lặt vặt như cảm lạnh . Da xanh tái ... Do thiếu máu . Khí dương hư . Cần bổ khí huyết - Kiện tỳ
Chủ yếu và rất cơ bản
Trước khi quyết định kê đơn , bốc thuốc ...
- Vị khí
- Phù - Trầm - Trì - Sác
- Hư thực - Hàn nhiệt - Biểu lý - Âm dương
- Khí khẩu + Nhân nghinh
Còn các mạch như : Thất biểu . Bát lý . Quái tượng mạch ... Sẽ được cập nhật bổ sung qua quá trình khám và chữa bệnh thực tế thì mới hiểu nổi . Còn ngồi mà học thì không có chứng minh...

MẠCH THỜI KỲ KINH NGUYỆT
- Phụ nữ mạch ở 2 bộ quan và xích bên trái bỗng nhiên thấy mạch Hồng Đại hơn bên phải , miệng không đắng , cơ thể không sốt , bụng không trướng là sắp sửa hành kinh .
- Mạch ở 2 bộ thốn và quan đều hoạt mà mạch ở bộ xích không đến , phần nhiều là kinh nguyệt không thông .
- Mạch bộ thốn và quan bình thường mà mạch bộ xích tuyệt hoặc không tuyệt mà Nhược, Tiểu thì kinh nguyệt không thông
- Mạch 3 bộ Trầm Hoãn là hạ bộ hư nhược thì hẳn là kinh nguyệt tháng đó quá nhiều .
- Mạch Hư Vi mà không có mồ hôi thì 2 tháng mới hành kinh 1 lần.
- Mạch cả 3 bộ đều Phù hoặc Trầm mà trong khi Phù hoặc Trầm đó đôi khi lại ngừng hoặc mạch bộ thốn và quan Vi Sáp
- Mạch bộ xích Vi Trì đó là mạch 3 tháng mới hành kinh 1 lần.
- Mạch 3 bộ thấy Hư Vi thì kinh nguyệt không thông . KINH BẾ
- Mạch ở bộ xích mà Vi , Sắc là chứng bế kinh do hư (hư bế) , mạch ở bộ xích mà Hoạt là chứng bế kinh do thực .
- Tam Tiêu và Đởm thấy mạch Trầm , Tâm và Thận thấy mạch Tế là kinh nguyệt không thông , huyết ngưng lại làm cho kinh không vận hành
- Kinh bế do 
Huyết Khô      : mạch Hư Tế
Huyết ứ           : mạch Trầm Kết mà Sắc 
Hàn ngưng      : mạch Trầm Trì hoặc Khẩn 
Nhiệt          : mạch Huyền Tế Sác 
Nhiệt uất    : mạch Hư Tế Sác hoặc Hư Huyền 
Đờm ngăn  : mạch Huyền Hoạt 
Khí uất : mạch  Huyền Sác 
Tỳ Hư  : mạch   Hư Trì 
GIAI ĐOẠN NÀY GỌI LÀ HÀNH KINH
MẠCH THỜI KỲ THỤ THAI
- Đàn bà có thai , huyết khí lưu tụ , trong tử cung dầy đặc , cho nên mạch tự nhiên thấy Hoạt Sác bội thường , đó là lẽ đương nhiên . Nhưng những người đã đứng tuổi và những người khí huyết hư nhược mà thụ thai thì cũng có khi thấy mạch Tế , Tiểu mà không hề thấy Sác . Nhưng trong chỗ Vi , Nhược , Tế , Tiểu đã hẳn phải có thấp thoáng hình tượng mạch Hoạt Sác ... như vậy tức là có thai , phải nên phân biệt cho rõ . Lại như có thai mà mạch Sác , bệnh lao tổn cũng thấy mạch Sác , rất có thể giống nhau , nhưng mạch Sác của chứng lao tổn thường kiêm Huyền Sắc , còn mạch Sác của người có thai thường kiêm hoà hoãn . Xem mạch này phải phân biệt cái khác nhau đó : 1 đằng là tà khí thì có kèm Huyền Sắc , 1 đằng là vị khí thì kèm hòa hoãn . Lại xét kỹ chứng trạng nữa sẽ thấy rõ ngay . Xem mạch phụ nữ khi mới có thai : mạch bộ thốn Vi , Tiểu mà ngũ chí , còn 2 bộ quan và xích , phù án hay trầm án đều bình (ngang bằng nhau) mà ấn mạnh tay xuống mạch vẫn còn đi , không tuyệt (mất mạch) . Mạch ấy , nếu đã tắt kinh mà không có bệnh gì khác ngồi trạng thái thai nghén thì hẳn là có thai 

Như vậy mạch bộ thốn Vi Tiểu : 
khí suy , bộ quan bộ xích mạch bình bình không tuyệt , huyết vượng . Khí suy , huyết vượng là dấu hiệu có thai . Tuy vậy sách dạy xem mạch mới biết có thai mô tả rõ ràng như vậy nhưng khi thực hành mới biết rằng xem mạch khi thai khoảng 1 - 2 tháng rất khó mà xác định cho đúng được


- Mạch thai 3 tháng , chú trọng vào 2 bộ mạch : 
bộ thốn bên trái (Tâm) và bộ xích trái (Thận) vì Tâm chủ huyết còn Thận chủ bào thai . Cả hai bộ mạch này đều mạnh đó là hiện tượng âm mạch mà có dương mạch . Âm mạch hiện dưới tay mạnh hơn dương mạch là có thai . Âm mạch mà có dương mạch tức là huyết vượng mà khí suy là hiện tượng có thai .
- Thai được 4 tháng 
Mạch phần nhiều thấy Hoạt , Tật , Đại và Thực .
- Thai 5 tháng : 
Ấn nặng tay xem mạch thấy vẫn đi mau mà không Tán 
- Thai 6 - 7 tháng : 
Mạch thấy Thực , Huyền , Khẩn là tốt . Ngược lại , thấy mạch Trầm Tế Sáp thì coi chừng bị hư thai 
- Thai 7 - 8 tháng: 
Mạch Thực , Đại , Huyền , Trường là tốt 
Mạch Trầm Tế thì xấu .
- Sách ‘ Giản Minh Trung Y Phụ khoa Học ’ nêu ra :
+ Mạch có thai:
- Mạch bộ xích Vượng mà Hoạt
- Mạch ở bộ thốn bên trái động nhiều
- Mạch đi liền không đứt hoặc bộ xích đi Sác
- Mạch bộ Tâm (tả thốn) vượng , Mạch Mệnh môn (hũu xích) cường và hoạt lợi . Mạch ở 2 bên huyệt thái dương (trán) và Nhân Nghinh (cổ) nhanh , mạnh .
+ Mạch thai mấy tháng:
Mạch ở bộ quan:
- Động 1 cái , ngừng 1 cái : thai 1 tháng
- Động 2 cái , ngừng 2 cái : thai 2 tháng
- Động 2 cái , ngừng 3 cái : thai 3 tháng
Căn cứ theo sự động và ngưng của bộ quan mà tính sẽ biết thai mấy tháng...Tuy nhiên , nên căn cứ phối hợp thêm với các chứng trạng khác để quyết đoán cho khỏi lầm

MẠCH THAI NAM HOẶC NỮ
Muốn xem mạch để biết thai trai hoặc gái , phải xem từ tháng thứ tư trở đi vì đến tháng thứ tư , hình thể khí chất của đứa trẻ đã đủ mới hiện ra mạch .
- Thốn khẩu mạch Hồng mà Sắc . Hồng là khí , Sắc là huyết . Khí động ở đan điền thì thai sống . Sắc : thai lạnh như băng (chết) . Có dương khí thì thai sống , âm khí thì thai chết . Muốn phân biệt âm dương thì ở dưới tất ngừng động . Giả sử dương hết , dấu hiệu thai chết .
Nữ dương hết là dấu hiệu thai chết là nữ có thai tất dương khí động ở đan điền , mạch thấy Trầm Hồng mới có thể ơn dưỡng được thai. Nếu mạch Sắc xuất hiện ở bộ vị trầm (ấn nặng tay mới thấy) là tinh huyết bị suy kém tất sẽ ảnh hưởng đến thai . Vì vậy, trọng án vẫn thấy mạch cường mới có dương khí mà thai sống , nếu ở bộ vị trầm thì thấy dương khí suy kiệt thì thai đã chết hoặc là có huyết khối .

NHÌN HÌNH THỂ BÊN NGOÀI ĐỂ PHÂN BIỆT


- Đầu vú bên trái có hạch sinh nam ,
- Đầu vú bên phải có hạch sinh nữ ( hạch tròn nho nhỏ, nắn không đau)
- Người vợ đi xa xa đằng trước , người chồng theo sau gọi giật lại ,
Theo lệ tự nhiên , thì ...
- Người vợ quay lại , quay đầu về bên trái : sanh nam,
quay đầu về bên phải : sanh nữ .
Bụng bầu mang thai sờ nhẹ thấy hơi “cưng cứng” là nam thai , vì nam thai ngồi ấp mặt bụng mẹ , lưng quay ra ngoài nên sờ thấy (lưng cứng) . Vì khi quay mặt vào trong nhau thai , nước ối nằm ở trong nên nhìn hình dáng bên ngoài rất gọn .

                                             


Thai nữ
Bụng bầu mang thai sờ nhẹ tay thấy “mềm mềm” là nữ thai , vì nữ thai ngồi theo chiều lưng mẹ , mặt quay ra ngoài (bụng mềm) là do nhau thai và nước ối nằm ở phía ngoài . Theo nguyên lý ngũ hành nước chảy xuống nên người mang thai nữ bụng sà xuống và chảy xệ
Xưa và nay mấy bà cụ thường nói: “Bụng gọn tròn sanh nam , bụng bè bè sanh nữ ”. Có lẽ ý nghĩa cũng thế 

MẠCH SẮP SINH 
Phụ nữ có thai thấy mạch ở bộ xích nhẩy gấp , 
Tán loạn tức là sắp sinh .
Hai bên đốt đầu của ngón tay giữa của sản phụ , nếu không phải sắp sinh thì không có mạch . Nếu chỗ ấy có mạch nhẩy động , bụng đau ran tới eo lưng , đau từng cơn dữ dội , 2 mắt nẩy đom đóm thì đúng là sắp sinh .
Chẩn mạch thấy mạch ở bộ xích chuyển động gấp như cái dây lúc đang bị cắt , như hạt ngọc lúc đang lăn , đó là mạch sắp sinh 
Mạch thai lúc chuyển bụng sắp sinh như thế nào mạch có cũng ‘Ly Kinh Mạch ly kinh là 1 hơi thở ra mạch đến 1 lần, Như vậy hễ thấy mạch ly kinh biết rằng sắp sinh.
AI LÀ NGƯỜI MANG BẦU
8

MẠCH THỜI KỲ SAU KHI SINH
Đàn bà sau khi sinh do thoát huyết nhiều sinh lực yếu kém nên mạch đi trầm tiểu mà tối kỵ p
- Gặp người điếc thì phải hỏi bà con của người ấy, vì trường hợp nào mà điếc, vô tình đụng chạm vào lỗ tai mà điếc, đau ốm lâu ngày mà điếc, bị thương hàn uống lầm thuốc mà điếc, đàn bà bị hư thai nhiều lần kinh huyết suy bại mà điếc.
- Gặp người không điếc mà hỏi không trả lời thì phải nhẹ tay gõ vào đầu hay lay động thân người, có thể là trúng hàn rồi hôn mê hay bị đau ốm lâu yếu sức quá phát lạnh rồi hôn mê.
- Gặp người quả phụ thì phải hiểu rằng: những người đàn bà góa bụa , huyết khí hay bị ngưng trệ nên hai bộ xích phần nhiều hay “hoạt” thì chớ vội đoán là có thai mà lầm . Cả những người con gái muộn chồng có khi cũng có mạch ấy. Vậy tốt hơn hết là khi xem mạch phải hỏi hoàn cảnh sống của họ vậy .
- Gặp trường hợp người bệnh ở nhà, sai người đến phòng mạch xin thuốc thì phải hỏi rõ, người bệnh ấy là ai, trai hay gái, già hay trẻ, cha mẹ anh em hay người giúp việc… Rồi hỏi bệnh căn để biết rõ mà cho thuốc. Tuy nhiên nếu gặp bệnh khó thì phải nói : “Bệnh này không xem mạch, không thể cho thuốc”
- Những câu hỏi trên đây đã phân ra từng tiết mục để dễ nhớ, mà hỏi lại để như có thể học ôn lại cho khỏi quên. Những người muốn học để chóng thành nghề nên ghi vào sổ tay để mỗi khi gặp đẳng dạng nào thì cứ theo đây mà hỏi, kể cũng tiện lợi. Tuy nhiên những câu hỏi đã đặt ra không thể nhất định. Vậy phải tùy trường hợp, tùy cảnh tình thay đổi khác biệt thì phải linh động mà hỏi, mới là tài trí vậy

THẤT CHẨN PHÁP 
(7 Nguyên tắc cốt yếu)
Người thầy thuốc khi bắt đầu chẩn mạch cho bệnh nhân cần phải ghi nhớ 7 nguyên tắc cốt yếu lần lượt sau trước cho đúng . Tên chữ 7 nguyên tắc ấy là
Thất Chẩn Pháp .
1 - Tĩnh tâm : Im lặng bình tĩnh đem hết thần trí vào để nghe mạch.
2 - Vong ngoại ý: Trong khi chú ý chẩn mạch , bỏ hết những ý nghĩ, những cảnh tượng ở ngoài , không nghe , không nhìn lại , cũng không ngẫm nghĩ riêng tư gì cả .
3 - Quân hô hấp : yên định hơi thở của mình cho điều hòa để đếm nhịp mạch đi lại của bệnh nhân.
4 - Khinh án : Để nhẹ đầu ngón tay trên làn da để xem mạch ở phủ (phù án).
5 - Bất khinh bất trọng án : Hơi ấn nặng đầu ngón tay đến khoảng thịt một chút (nghĩa là không nặng tay quá và cũng không để tay nhẹ quá) để xem mạch Vị khí (trung án).
6 - Trọng án : Ấn thật nặng đầu ngón tay tới gân xương để xem mạch ở tạng (trọng án) .
7 - Sát mạch tức : Tính số mạch đi lại của bệnh nhân, mau chậm nhiều ít ra sao mà đoán bệnh.
Người thầy thuốc phải theo nguyên tắc ấy khi chẩn mạch.
Nếu không theo mà chẩn mạch cẩu thả vội vàng sẽ rối loạn tâm tư không có định hướng , sẽ suy tìm bệnh căn không chính xác .
Người xưa dạy thầy thuốc khi bắt đầu chẩn mạch phải theo 7 nguyên pháp ấy . Xét ra rất cần thiết , chúng ta phải thuộc nằm lòng .
“Định ninh tôi học mạch”
Chẩn mạch là một nghệ thuật - Muốn đạt tới cảnh giới tối cao thì phải có Niềm tin - Nghị lực và Trí tuệ vĩ đại . 
Xin kết thúc phần MẠCH LÝ ...

12/06/2016
ĐÔNG Y MINH PHÚ
Lương y . Hà Nhật Khánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐỊNH NINH TÔI HỌC MẠCH / Mạch bệnh sản phụ khoa.03/04/2014
CẨM NANG MẠCH HỌC THỰC HÀNH
Lương y Nguyễn Hữu Khai
ĐIỀU TRỊ PHỤ KHOA ĐÔNG Y
Gs - Bs Trần Văn K
BỆNH PHỤ N
Lương Học Lâm /NXB y học 1999

thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /