Theo tuổi mà xem có từng giai đoạn cụ thể …
- Từ lúc sơ sinh , đến 1 tuổi : Xem mạch trán , đồng thời xem mạch hổ khẩu Tam Quan . Chủ yếu là cảm ứng nhiệt và quan sát …
- Đầu nóng hầm hầm tay chân lạnh + ho + xổ mũi : Ngoại cảm do phong hàn
- Phương pháp điều trị : Ôn trung . Kiện tỳ . Chỉ khái …
- Nóng khắp cả mình . Môi khô khát nước . Tiểu vàng . Nước tiểu nóng . Mắt nhắm do chói mắt
- Cảm sốt Thuộc phong nhiệt . ( mình mẩy , tay chân nóng hổi )
Bệnh này thường diễn ra theo mùa . Thí dụ từ cuối xuân sang hè . Ôn nhiệt bệnh … Thường gặp nhất là trúng thực . Rối loạn tiêu hóa . Do thức ăn nhiều đạm Bị ôi thiu ... khi thời tiết quá nóng ….
- Phương pháp điều trị là Thanh nhiệt hạ sốt
- Nếu có nôn mửa và sốt cao phải nhập viện để truyền dịch . Kháng viêm …
- Nóng li bì hoặc nằm lừ đừ mắt nhắm : Thuộc sốt phát ban (lên sởi ) Nếu trổ ra được sốt sẽ lui . Thấy lấm tấm đỏ như muỗi cắn xuống tới chân là khỏi . cần ăn uống kỹ lưỡng . Mềm dễ tiêu ….
- Nóng , ho , khò khè , toát mồ hôi đầu .
Phân tanh có màu vàng xanh :
Thuộc phong đàm ( suyễn sữa ) . Nếu có sốt thì hạ sốt sau đó cho uống thuốc tán tiêu theo phép tiêu đạo dược … Lưu ý bệnh này thuộc hư hàn …
- Từ 1 tuổi đến 3 tuổi : xem mạch Tam Quan.
- Từ 4 tuổi trở lên đến 10 tuổi : xem mạch Thốn Khẩu , nhưng ta để dọc
1 ngón tay xem chung cả ba bộ . Thốn là dương – xích là âm cho nên . Ngón tay trỏ hướng vào trong đặt đúng bộ xích . trước khi xem phải xoa hai bàn tay vào nhau cho cảm ứng nhiệt được tốt hơn …
- Từ 10 tuổi trở lên xem mạch như người lớn.
XEM MẠCH TRÁN
Trán là biểu hiện của tâm màu hồng sáng hơi ấm
Ta để nhẹ 3 ngón tay của ta vào giữa trán của đứa trẻ , trong khoảng từ chân tóc đến lông mi 3 ngón tay:
- Ngón trỏ (thực chỉ) .Ngón giữa (trung chỉ). Ngón đeo nhẫn (vô danh chỉ)
Khi để 3 ngón tay vào trán đứa trẻ , hễ đầu đứa trẻ ở tay phải mẹ nó, ta để tay phải của ta . Đầu đứa trẻ tay trái mẹ nó , ta để tay trái của ta.
- Để tay như vậy , lúc nào ngón trỏ cũng ở sát chân tóc , ngón giữa ở giữa, ngón đeo nhẫn ở dưới sát mi mắt . Đó là nguyên tắc . Tuy nhiên, người xem đã thông thạo nhiều thì linh động , để ngón tay thế nào thì cũng nhận biết được. Nếu trán đứa trẻ nhỏ hẹp không đủ cho ta để cả 3 ngón tay trong một lúc , ta để ngón một mà xem nhưng lần đi mà tính cho đúng đơn vị của nó.
- Khi bắt đầu xem , để 3 ngón tay vào trán đứa trẻ , theo nguyên tắc trên, trước để nhè nhẹ , sau hơi ấn đậm tay xuống một chút
CẢ BA NGÓN TAY ĐỀU NÓNG
Đứa trẻ nghẹt mũi , khó thở hay ho , nóng . Thuộc ngoại cảm phong hàn .
(Bồng ẵm trẻ chạy xe ngoài đường mà tốc độ nhanh . Mở quạt lâu lại không cho quay qua quay lại . Gió lùa …)
CẢ BA NGÓN TAY ĐỀU LẠNH
Đứa trẻ bị lạnh bụng . Ăn bú không tiêu . Ấm mình , ụa mửa , ỉa chảy . Tạng bị hư hàn . Thuộc nội thương mà có ngoại cảm . Thường gặp trong các trường hợp suy dinh dưỡng , Tỳ vị hư hàn mà lại cho uống đồ mát lạnh như sữa chua , sinh tố …
Thức ăn có vị tanh như súp cua … Tắm lâu . Thời tiết lạnh … Mẹ ăn uống bừa bãi không theo dõi xem con có bị dị ứng không .
- Ngón trỏ nóng : Trong bụng nóng . Có thể là bị kiết nhiệt …
- Ngón đeo nhẫn nóng : ăn bú không tiêu . Nôn ọe , ọc sữa…
- Ngón trỏ nóng mà ngón giữa, ngón đeo nhẫn lạnh : Từ ngực lên đều nóng từ bụng xuống chân lạnh, tức “Thượng nhiệt hạ hàn”. Đầu nóng tay chân lạnh . Suy nhược thuộc hàn . SUY là yếu + NHƯỢC là mệt . Đứa trẻ yếu và mệt hay nói nôm na là yếu nhớt rất dễ bị cảm lặt vặt . Suy dinh dưỡng sinh ra bệnh còi xương . Gầy gò … Chậm lớn . Cần phân biệt
- Ngón giữa , ngón đeo nhẫn đều nóng : Dấu hiệu sẽ phát sài kính. Kinh phong . Co giật … Uống thuốc hạ sốt sơ sinh . Cụ thể là ban nóng ho trẻ em . Luôn luôn nhớ rằng trẻ em thuần dương không âm . Chớ có quá tay công phạt ( hạ nhiệt nhanh)
- Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn cho các gia đình trẻ chưa có kinh nghiệm nuôi em bé .
- Tập ăn . Ăn chưa quen . Thức ăn không phù hợp dẫn tới rối loạn tiêu hóa . Đau bụng ói mửa …
- Mọc răng . Hành nóng sốt . Tiêu chảy…
- Lên sởi . Sốt cao mê sảng . Thúi tai . Viêm phổi… Dùng kháng sinh kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng . Nay ốm mai đau . Riết rồi cha mẹ sợ hãi không dám tắm cho con …
- Tập bò - Tập ngồi - Tập vịn đứng lên - Tập nói a . .a…
Tóm lại sau nhiều năm theo dõi . Chẩn đoán và điều trị chúng tôi chỉ còn biết thốt lên một câu … Trời ơi vất vả quá . Bồng bế đi hết bác sĩ này đến bác sĩ kia rồi nhập viện lại chuyển viện … Em bé xanh dờn còn cha mẹ ăn quán ngủ hè riết rồi nhìn không còn giống người …Vì sao lại thế ? cũng chỉ vì một chữ thiếu hiểu biết .. ! Tâm lý chung là muốn trẻ hay ăn chóng lớn …Bé khỏe , bé xinh nên cho ăn uống bừa bãi . 03 tháng tuổi bắt đầu lật và khi đó sẽ kèm theo là ấm đầu , tiêu chảy nhẹ (gọi là tướt) . 05 tháng mọc răng cửa sốt nóng , ỉa chảy thật sự …Người xưa gọi là bệnh để lớn …Như vậy mà người này chỉ người kia cho trẻ ăn sữa chua …Cháo dinh dưỡng nấu bằng cà rốt , khoai tây , rau ngót , xương hầm …Đã nhuận trường lại còn có tính chất tẩy xổ . Lạnh bụng hoạt trường gây tiêu chảy rất khó cầm .. . Còn chất chua làm cho tỳ hàn kém hấp thu . Hạ huyết áp . Tay chân lạnh . Đầu vã mồ hôi dẫn đến suy dinh dưỡng cấp tính da xanh tái , môi thâm đen , trán đóng khói đèn …. Rất nguy cấp …
NÓI SAO BÂY GIỜ NHỈ !
con người ta mà ! ... Có biết cũng đành chịu . Thời kỳ chiến tranh gian khổ ác liệt mà các Mẹ các Bà sinh cả một tiểu đội chả có đứa nào phải cấp cứu cả . Vì sao ? Đơn giản là vì thuận theo tự nhiên ăn uống đạm bạc . Cảm sốt thì uống ban nóng ho … Tiêu chảy thì củ sả , gừng lùi … Có gió thì đánh gió , gặp bão thì chống bão … Từ con người đến thiên nhiên đều hiền hòa thân thiện .
XEM MẠCH TAM QUAN
Hổ Khẩu : Chỗ trũng giữa ngón cái và ngón trỏ giáp nhau , mở ra khép vào , tượng như hàm con hổ . Gọi là “hổ khẩu”.
- Hổ Khẩu thuộc kinh Thủ dương minh Đại Trường ở phía dưới huyệt Hợp cốc , là nơi phát xuất đường “chỉ” (chỉ tay: đường mao quản nổi lên) dẫn lên 3 đốt ở ngón trỏ.
Tam Quan . Là ba cái chốt cửa : Đường “chỉ” dẫn lên 3 đốt ở ngón trỏ , 3 đốt ấy gọi “Tam Quan” 3 cái chốt
cửa hay 3 Cửa ải trên đốt trong ngón tay.
Tên mạch: Người nói xem mạch hổ khẩu, kẻ rằng “xem mạch chỉ tay” hay nói xem “mạch Tam quan” cũng đồng danh.
Nên biết : Chỉ tay từ Hổ Khẩu dẫn lên đến Tam Quan.
2. Khi đứa trẻ nào có bệnh mới có chỉ tay nổi lên mà xem. Lúc đứa trẻ khoẻ mạnh không bao giờ có chỉ tay.
3. Một ngón trỏ (cả 2 tay) có chỉ tay mà thôi, 4 ngón kia không bao giờ có.
Đường chỉ tay trong Tam Quan
Mỗi đốt ngón trỏ là 1 quan , 3 đốt là tam quan.
Đường chỉ xuất hiện ấy là gân mạch tựa như sợi tơ đi trên thớ thịt, dưới làn da trong tam quan (3 cửa) . Mé ngoài của ngón trỏ cả hai bên . Nhưng thường thì người ta hay lấy nam tả , nữ hữu để chẩn mạch …
1 . Đường chỉ ở đốt tay thứ nhất (giáp bàn tay) là Phong Quan , Cửa gió
cái cửa phát bệnh bởi Phong.( gió lùa …)
2. Đường chỉ lên đến đốt thứ 2 ( đốt giữa ) là Khí Quan , cửa không khí cái cửa phát bệnh bởi Khí.( cảm nhiễm do không khí lạnh hoặc nóng )
3. Đường chỉ lên đến đốt thứ 3 (đầu ngón tay) là Mệnh Quan,
cái cửa phát bệnh có thể nguy đến tính mạng.
Vậy Tam Quan tính từ Hổ Khẩu đi lên là
- Phong Quan - Khí Quan - Mệnh Quan .
- Cách xem chỉ tay: Khi bắt đầu xem, bàn tay trái của ta đỡ và giữ lấy bàn tay đứa trẻ. Tay phải ta nhè nhẹ lấy ngón cái hay ngón trỏ vuốt ngón tay đứa trẻ thẳng ra, vuốt từ Hổ Khẩu vuốt ra, hễ có chỉ tay thấy ngay.
(Khi xem thường có những đứa trẻ la hét , phải giữ chặt lấy tay nó rồi ôn tồn vỗ về ngọt nhạt mà xem . Nếu tay nó dơ bẩn , phải lau sạch mà xem).
Nhớ rằng “ nam tả nữ hữu ”. Trai xem tay trái, gái xem tay mặt, vì tả thuộc dương nam, hữu thuộc âm nữ. Tuy phân chia cách xem nam tả nữ hữu như vậy, nhưng nam hay nữ đều có âm dương ở cả hai tay , ta cũng nên xem cả hai tay để biết tay trái ứng vào Tâm Can, tay phải ứng vào Tỳ Phế mà suy luận biến thông để tìm bệnh cho rộng hơn.
- Chỉ tay xuất hiện có màu sắc , có hình dạng khác nhau , mỗi màu sắc, mỗi hình dạng là mỗi bệnh . Hình này màu gì bệnh nhẹ, hình kia màu gì bệnh nặng , ta nên nhận xét tinh tường xác thật để quyết đoán bệnh căn.
- Màu sắc: Hồng . Vàng .Tía . Xanh . Đen . hoặc 1 màu hay kiêm hai ba màu thay đổi khác nhau , tuỳ theo bệnh nặng nhẹ khác nhau mà đổi thay. Ví dụ: Màu vàng hồng mà hồng nhiều thành tía .
Hồng tía mà tía nhiều thành xanh
Tía xanh mà xanh nhiều thành đen.
Xanh đen đi đến thuần đen : loại bệnh bất trị . Chạy thật nhanh … Bỏ dép luôn nhé … Trắng xanh hơi ngả màu đen : bệnh Can Phong . Nhiễm gió lùa …( có thể là do mở quạt . Chạy xe . Nằm nơi có gió thổi như trước cửa ….) . Vàng sậm (không vàng tươi) : bệnh Tỳ nhược . Tỳ yếu biếng ăn . HÃY LƯU Ý đây chính là chỗ mà các thầy thuốc hay mắc sai lầm .
1 - Tỳ nhược ... Do tác dụng phụ của thuốc kháng viêm .
Các chất chua lạnh …v.v…Mất trương lực cơ dạ dày co bóp yếu . Thức ăn không tiêu hóa nổi bụng bị trướng …Toát mồ hôi đầu . Khi nào trẻ ợ được , trung tiện được thì mới khỏe
2 - Tỳ hư . Ăn bú bình thường nhưng không lên cân
Da vàng xạm . Cổ ngẵng lại . Bụng binh rỉnh
Đông y gọi là CAM TÍCH
CAM ngọt + TÍCH đọng lại ở tỳ
Cam tích có hai loại
Trẻ còn bú gọi là : Cam tích sữa
Trẻ biết ăn gọi là : Cam tích nhiệt
Bụng lớn nổi gân xanh . Da xạm màu ngả vàng . Tay chân khẳng khiu . Cổ dài ra . Phân trơn nhờn , tanh có đàm lẫn máu hoặc không . Ngủ hay giãy giụa . Chòi đạp có khi khóc mớ la hét …
- Cam tích sữa thuộc hàn : Gầy ốm . Da xanh tái . Bụng lớn . Môi thâm . Mắt trắng dã ( tròng trắng nhiều hơn tròng đen ) Ỉa lỏng , khi ỉa có tiếng kêu lụp bụp . Tiểu trong hơi đục .
Hình thể có dáng hay co ro …
3 - Tỳ suy - Suy dinh dưỡng
Trẻ biếng ăn . Hay nôn trớ . Chậm lớn . Chậm biết đi . Chậm mọc răng . Da thịt nhão . Chân đứng không vững . Hay khóc nhèo nhẹo . Nay ốm mai đau .
Bệnh thường thấy là
NÓNG . HO . KHÒ KHÈ . ĐỔ MỒ HÔI ĐẦU . NHÚT NHÁT …
4 - Thiểu năng tiêu hóa
Bệnh bẩm sinh . Hẹp môn vị . Co thắt thực quản . Giảm nhu động ruột . Tắc hậu môn . Cần can thiệp bằng y học hiện đại
Lưu ý tiếng khóc rất “LẠ” …
Hồng lợt : bệnh nóng lạnh thuộc biểu chứng . Thấy rất rõ khi cho trẻ tắm lâu nghịch nước
Hồng : bệnh tiết tả . ( ỉa chảy ) Đúng hơn là ỉa lỏng
Hồng đỏ : bệnh ban trái hay thương hàn . Cần lưu ý theo mùa để chẩn đoán . như mùa trưởng hạ hay phát kịch liệt bệnh sốt phát ban – Thủy đậu
Xem màu sắc chỉ tay lấy căn bản theo màu sắc ngũ hành suy ra
- Thí dụ màu xanh - ngũ hành thuộc mộc - ngũ tạng thuộc can - trong không gian thuộc phong (gió) gió thổi thì mát …
mát quá thì lạnh .
Như vậy khi thấy trên chỉ tay có màu xanh thì chẩn đoán như sau : Gan yếu . Thiếu máu . Sợ lạnh . Dễ bị cảm lạnh . ….
- Tại sao lại là gan yếu thiếu máu . Vì Can tàng huyết .
Nếu bình thường thì chỉ nhìn thấy màu trắng hồng ( màu của ánh sáng mặt trời ) . Khi thấy xuất hiện màu xanh có nghĩa là chức năng chủ về màu xanh đang có vấn đề cho nên mất cân bằng sinh hóa …
Màu sắc chỉ tay bệnh kinh phong
- Trẻ em nhiều đứa “thấy” vật lạ hay “nghe” tiếng động mạnh, thường hay giật mình hoảng sợ lên cơn sài kinh ( co giật ) .
Ta xem chỉ tay
- Chỉ tay dù lớn , nhỏ , hay cong queo mà màu sắc xanh đậm , lên cơn sài kinh , là bởi trẻ nhìn thấy loài thú 4 chân
Gọi Tứ túc kinh
- Chỉ tay dù lớn , nhỏ hay cong queo mà màu sắc đỏ lên cơn sài kinh , là bởi trẻ thấy nước , thấy lửa hay thấy loại chim bay
Gọi Thuỷ hoả phi cầm kinh
- Chỉ tay dù lớn hay nhỏ hoặc cong queo mà màu sắc hồng lên cơn sài kinh , là bởi trẻ bị sợ người lạ ,
Gọi là Nhân kinh
- Chỉ tay xanh vàng mà lên cơn sài kinh là bởi trẻ nghe tiếng sấm động
Gọi là Lôi Kinh
- Chỉ tay như một sợi dây thẳng mà màu hồng hay xanh lên cơn sài kinh bởi mẹ nó thương thực ( ăn không tiêu ) mà cho con bú sinh ra.
- Chỉ tay màu tía , màu xanh hay màu đen lẫn lộn , ẩn ẩn hiện hiện (thấy mà không thấy) lên cơn sài kinh là bởi Tỳ phong mạn tính , hay Gọi Mạn kinh phong
- Chỉ tay ở tay trái như sợi tơ hồng mà lên cơn sài kinh là Tỳ tích.
Hình trạng : chỉ tay dài , ngắn , thẳng , cong , tròn , méo hay chìm nổi , ẩn hiện khác nhau .
Phần này tham khảo bài viết của cụ Định Ninh . Bản thân chưa gặp….Nhưng hãy đọc để làm cơ sở .
1. Chỉ tay từ Hổ Khẩu ra đến Phong Quan là bệnh nhẹ .
Nếu xem Phong Quan không có chỉ tay :
Là không có bệnh
2. Chỉ tay lên đến Khí Quan :
Bệnh đã hơi nặng
3. Chỉ tay từ Phong Quan đi qua Khí Quan
thẳng đến Mệnh Quan:
Bệnh đã nặng
Nếu chỉ ấy thẳng vút đến giáp móng tay , màu sắc xanh thâm mà bệnh chứng bên ngoài nặng là chứng nguy .
- Nhưng dù lên đến Mệnh Quan mà chỉ tay nhỏ bé , màu sắc hồng hồng vàng vàng , bệnh chứng bên ngoài nhẹ , thì dễ trị.
ĐÔNG Y MINH PHÚ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điều Trị Nhi Khoa - GS Bs Trần Văn Kỳ
Nhi Khoa - Lê Đức Thiếp
Nhi Khoa yhct - Sách đào Tạo Đại Học NXB y học 1997
Y Học Căn Bản