NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

01/02/2016


1 - VỌNG  - NHÌN/QUAN SÁT
2 - VĂN     - NGHE/NGỬI
3 - VẤN     - HỎI THĂM BỆNH
4 - THIẾT - SỜ NẮN/BẮT MẠCH

Tâm dao động mạch thần rộng mở . nhãn tùy duyên nhãn hợp cùng tâm . Tâm nhãn hóa giải bệnh căn . Chuyển sang mạch tuần hoàn cơ thể ...Mạch đong đưa xoay vòng lóng nước . Dẫn chỉ rằng sỏi mật kề gan ..

Có những trường hợp những triệu chứng của bệnh nhân 
( Vọng chẩn , Văn chẩn , Vấn chẩn) và mạch 
( Thiết chẩn ) của bệnh nhân không tương quan với nhau  
Thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người  Thầy thuốc phải bỏ chứng mà theo mạch hay là bỏ mạch mà theo chứng
Do đó bắt Mạch là một phần không thể thiếu trong khám bệnh theo Đông y. Tuy nhiên , bắt Mạch đúng là một chuyện rất khó , bởi vì nó tùy thuộc vào cảm nhận bằng đầu ngón tay của người Thầy thuốc . Bắt mạch phải có một quá trình tích lũy kinh nghiệm lâu dài . 
Ngày xưa học nghề thuốc thì có Thầy cầm tay chỉ Mạch . 
Hiện nay , việc học Mạch càng khó khăn hơn Vì các cụ lương y phần nhiều đã lớn tuổi và bây giờ các y sinh hay lệ thuộc vào phương tiện cận lâm sàng ...

ĐẠI CƯƠNG
CHẨN  LÀ  XEM  XÉT
TỨ CHẨN - 4 PHÉP XEM XÉT
HAY NÓI 4 PHÉP KHÁM BỆNH ĐỂ BIẾT BỆNH

1 . Vọng chẩn :  Trông nhìn hình sắc , điệu bộ
2 . Văn chẩn   :  Nghe ngóng thanh âm , hơi thở và ý tứ
3 . Vấn chẩn   :  Hỏi rõ bệnh căn , trạng chứng 
4 . Thiết chẩn :  Xét đoán bộ mạch 
Bốn phép chẩn ấy gọi tắt là Vọng - Văn - Vấn - Thiết .

VỌNG  -  VĂN  -  VẤN  -  THIẾT
4 tên gọi thuộc hành động của 4 bộ phận
( Mắt - Tai - Miệng - Tay )
Tuy khác nhau , nhưng khi sử dụng phải liên hiệp với nhau để đúc kết mà biết bệnh .
VỌNG   -------------------------  Nhìn Thấy Gì   ?
VĂN      -------------------------  Nghe Thấy Gì   ?
VẤN      -------------------------  Hỏi Điều Gì       ?
THIẾT  -------------------------  Xem Mạch Gì   ?

- Tuy có xếp thứ tự trước sau 
1 .   Vọng 
2 .   Văn  
3 .   Vấn 
4 .   Thiết 
Đó là nói ! Trước nhìn hình sắc người bệnh 
( vọng ) , rồi nghe tiếng nói ( văn ) , hỏi thêm bệnh căn ( vấn ) . 
Sau cùng mới thiết mạch ( thiết ) , hầu như không thể đảo lộn 
- Nhưng chỉ cần biết rằng : 
“ VỌNG là sơ khởi mà  THIẾT  là tối hậu ”  
Còn Vọng , Văn , Vấn có thể linh động trong chung một lúc , hay khi thiết mạch đồng thời Vọng , Văn , Vấn cũng được 
Miễn là Thầy thuốc có đủ Khả năng Tinh thần và Tài nghệ  
Phép tứ chẩn là công việc đầu tiên của người thầy thuốc và là chủ chốt rất cần thiết của chức nghiệp người thầy thuốc  

Công việc đó đòi hỏi người thầy thuốc phải học hỏi , phải suy xét , mổ xẻ , mài dũa cho thấu đáo tinh tường và sâu rộng . Để rồi định bệnh lập phương mà trị liệu cho xác thực mà linh nghiệm mới có thể là  Một lương y  . 
Nếu không biết gì hay chỉ lơ mơ mà cũng để tay xem mạch , nói bệnh , cho thuốc thì khác nào như “ mò kim đáy biển ” Rất có thể nguy hại cho bệnh nhân .
Trong khi khám bệnh , người thầy thuốc phải sử dụng cả ngũ quan của mình . Thị giác thần kinh để xem xét . Thính giác thần kinh để nghe ngóng . Khẩu giác thần kinh để hỏi đáp . Xúc giác thần kinh để chẩn đoán , thêm vào đó có Thời đại người xưa chưa phải là thời đại điện năng cơ khí , mà các bậc thánh nhân tìm tòi suy luận phát minh ra pháp tứ chẩn này để xem biết bệnh căn , khứu giác thần kinh để đánh hơi . Thật cả một bộ máy tinh thần phải đem hết vào công việc tứ chẩn lúc ấy . Thật là một khoa học tinh kỳ , giao hòa với âm dương , ứng hợp với ngũ hành , đối chiếu với kinh lạc tạng phủ của con người , có kỷ cương , có đạo lý uyên thâm mà phong phú , mãi mãi trước sau phải lấy đó làm căn bản  để thi dụng trong việc trị bệnh . Mặc dầu ngày nay đã văn minh  hay sau này còn văn minh đến cực độ , cũng không thể đổi thay  không thể chê bỏ . Thật đúng vậy !


VỌNG CHẨN

Vọng chẩn . xem xét bệnh bằng cách lấy mắt nhìn . Nhìn tinh thần hình sắc để biết bệnh : “ đã phát hay sẽ phát ” mà trị liệu mà đề phòng . Người thầy thuốc đứng trước người bệnh ( bất kỳ nam hay nữ , già hay trẻ ) phải trông diện mạo , trông hình dáng , ngắm điệu bộ toàn thân , nhìn khí sắc tinh thần và cách đứng ngồi nghiêng ngã để ngầm đoán bệnh của con người ấy trong tư tưởng của mình . Cách nhìn người bệnh chỉ nên vừa nói chuyện , vừa nhìn thoáng qua , chứ không nhìn chằm chằm vào mặt người ta như các thầy xem tướng , trừ khi bệnh nặng thì phải nhìn kỹ để xem .

NHÌN TỔNG QUÁT

Trước hãy nhìn tổng quát xem người ấy gầy hay béo : 
Người gầy mà đen thì chân huyết hư hàn 
(máu lạnh, thiếu máu) mà lại có hỏa nhiệt (huyết hư hữu hỏa ) . Người béo mà bạch thì chân khí hư hàn 
( khí lạnh , thiếu khí sức ) mà lại lắm đàm thấp ( khí hư đa đàm )

NHÌN HÌNH DÁNG

Tướng đi cứ khom người xuống hay ưỡn ngửa người ra thì hẳn là đau lưng . Ôm đầu ngồi nhăn mặt cau mày thì hẳn là nhức đầu , váng đầu .Tay không giơ lên được thì hẳn là đau vai . Bước đi khó khăn là mỏi cẳng nhức chân . Tay cứ bóp bụng nắn hông thì hẳn là đau bụng . Ngủ nhiều không buồn dậy là 
                                    Tỳ hàn   
                                           Âm thịnh  
                                                  Dương suy 

*** NGỦ KHÔNG ĐƯỢC  THỨC CHONG CHONG
- DO ĐÀM HỎA THỊNH ĐÂY LÀ CHỨNG BỆNH SỐ MỘT CỦA THỜI HIỆN ĐẠI . ĐỨNG ĐẦU TRONG CÁC CHỨNG BỆNH MẠN TÍNH

*** NGỦ MỘT GIẤC TỚI GIỜ SỬU THÌ THỨC  
- DO CAN THẬN ÂM HƯ 

*** NGỦ MƠ MÀNG THỨC DẬY NHƯ CHƯA NGỦ 
- LÀ CAN HỎA NHIỆT THỊNH 

*** LÁT NGỦ LÁT THỨC LÀ 
- DO ĂN CHẬM TIÊU - BỤNG LÌNH SÌNH [ TỲ HƯ ]

*** CHUẨN BỊ NHẮM MẮT NGỦ LẠI MẮC ĐI TIỂU 
- LÀ CAN PHONG NHIỆT  " GAN NHIỄM MỠ " 

Nằm co , quay mặt vào xó tối không dám nhìn ra ánh sáng là hàn lãnh. Nằm ngửa phơi người ra là nhiệt . Sau nhìn từng bộ vị ở trên mặt , khí sắc của ngũ tạng trong người đều ứng hiện ra cả các bộ vị nào thuộc tạng nào rồi tính ( tương sinh , tương khắc ) ( như tính sinh khắc trong ngũ hành) , để biết bệnh ở tạng nào mà quyết đoán bệnh ấy tử sinh (tương sinh thì sống , tương khắc thì chết) . Những khí sắc của ngũ tạng hiện ra , đúng màu sắc của nó thì vô bệnh , nếu biến đổi màu sắc là có bệnh 

BỘ VỊ MÀU SẮC CHÍNH CỦA NGŨ TẠNG Ở TRÊN MẶT

Trên khuôn mặt người ta đều ứng hiện đủ cả khí sắc của Ngũ tạng có liên hiệp ngũ sắc , ngũ thời và ngũ hành .
1 - Trán (thiên đình)
2 - Má bên trái (tả giáp)
3 - Má bên phải (hữu giáp)
4 - Vành hàm dưới (địa các)
5 - Đầu mũi ( tỵ chuẩn đầu )

CAN

TÂM

TỲ

PHẾ

THẬN

XANH 

ĐỎ

VÀNG

TRẮNG

ĐEN

XUÂN

HẠ

TỨ QUÝ

THU 

ĐÔNG

MỘC 

HOẢ

THỔ

KIM

THUỶ


NGŨ SẮC
Xanh . Đỏ . Vàng . Trắng . Đen .
Màu sắc nào cũng phải có thần khí hiện ra
Ví dụ
Trong màu sắc Đỏ.
- Đỏ thì đỏ tươi như màu đỏ mào gà
- Xanh thì xanh bóng như cánh chim Trả
- Trắng thì trắng bóng như miếng mỡ heo
- Đen thì đen nhánh như lông cánh chim
- Vàng thì vàng tươi như gạch cua
Đó là những màu sắc có thần , có khí ( nghĩa là nhìn nó tựa hồ như có khí sức sống động ) . Bệnh nhân có màu sắc ấy sẽ sống

Ngược lại
- Đỏ khô như cục gạch. 
- Xanh xám như màu chàm.
- Trắng xác như xương khô
- Đen ảm như bồ hóng (ám khói)
- Vàng lợt như màu đất thố (đất sét)
Đó là những màu sắc không có thần (vì hết khí thì không có thần) . Bệnh nhân có màu sắc ấy sẽ nguy. Cho nên nói rằng : “Thần vượng thì sắc vượng , thần suy thì sắc suy”

Nhìn toàn bộ mặt
- Mặt đỏ hồng là phong
- Mặt tái xanh là đau bụng
- Mặt trắng lợt là hàn
- Mặt thẫm đen là lao
- Mặt vàng là đại tiểu tiện khó khăn

Nhìn mũi

- Đầu mũi : bình thường đỏ và ngứa là phong nhiệt . Bất thần đỏ là bệnh nặng


- Đầu mũi xanh là đau bụng
- Đầu mũi trắng là bệnh mất máu
- Đầu mũi đen, trong người có nhiều nước
- Đầu mũi vàng là trong bụng lạnh 


NHÌN MÔI - MIỆNG - LƯỠI
- Môi dưới tự nhiên thâm đen là Tỳ Thận hàn
- Môi đỏ mà khô là tâm vị nhiệt. 
- Lưỡi sưng đầy trong miệng nói không ra tiếng là “trùng thiệt” (tựa như 2 lưỡi) làm ăn uống không tiêu  
- Lưỡi sưng đầy trong miệng mà cứng là “ mộc thiệt ” 
( lưỡi cứng như khúc cây ) là khó thở
- Lưỡi đỏ , đầu lưỡi nhọn , và đỏ cả 2 môi là tâm nhiệt
- Lưỡi vàng , lưỡi khô , lưỡi mọc gai đều là nhiệt
- Lưỡi cứng , lưỡi co rụt lại là nguy chứng
- Lưỡi thè dài ra là bệnh “âm dương dịch” rất nguy .
(Âm Dương Dịch : âm di dịch sang dương , dương di dịch sang âm . Nghĩa là đàn ông mắc bệnh Thương hàn vừa mới hết nhưng chưa phải đã hết hoàn toàn mà vội giao cấu với đàn bà thì cái dương là còn lại ấy nó di dịch sang là bệnh cho đàn bà gọi là dương dịch . Ngược lại gọi là âm dịch )
- Giữa lưỡi trũng xuống  
Chung quanh lưỡi như răng cưa là bệnh bất trị
- Phía trên lưỡi và phía dưới lưỡi phồng lên như bong bóng , như con tằm nằm là bệnh bất trị

Nhìn lưỡi trong lúc có bệnh Thương Hàn
- Lưỡi trơn ướt dính dính như thường là bệnh còn ở Biểu phận
- Lưỡi ươn ướt mà lại đóng trắng ở trên là bệnh bán biểu bán lý
- Lưỡi khô mà vàng vàng là bệnh đã nhập lý
- Lưỡi đen là bệnh nhập lý đã nặng . Lưỡi đen chia 2 loại : Đen cháy nứt nẻ mọc gai là nhiệt cực, Đen mà có nước miếng trơn nhuần thì lại là hàn

- Lại nhìn toàn bộ mặt không có mọc mụn mà chỉ vành môi trên có mọc vài mụn như mụn trứng cá là trùng đang cắn ở trong ruột già . Hay chung quanh môi và hàm dưới mọc vài mụn như mụn trứng cá là trùng đang cắn ở giang môn ( lải kim ) . Đó là loại trùng “ hồ và hoặc - Lải đũa và Sán xơ mit ” trong lúc thương hàn biến chứng . 

Trong lúc bình thường mà có mụn mọc ở môi trên môi dưới như vậy , hẳn là người ấy đang mắc bệnh trĩ

- Miệng lưỡi lở mà mụn lở đỏ là tâm nhiệt
- Miệng lưỡi lở mà mụn lở trắng là Phế nhiệt
- Miệng lưỡi lở mà mụn lở đỏ trắng lẫn lộn là Tâm Phế đều nhiệt

Nhìn mắt (khi đang bệnh)
- Mặt vàng mà mắt xanh hay đỏ trắng đen là dấu khỏi bệnh . 
Nếu : 
- Mặt xanh mà mắt đỏ là Tâm Can tuyệt ( tuyệt là hết khí )
- Mặt xanh mắt vàng là Can mộc khắc Tỳ thổ
- Mặt đỏ mắt trắng là hỏa khắc kim
- Mặt xanh mắt đen là Can Thận tuyệt
- Mặt đỏ mắt xanh là Tâm Can tuyệt.
- Mặt nhìn lơ láo là tà khí nhập Can
- Mặt nhìn ngược mà không biết gì là Can mộc khắc Tỳ thổ
- Lại nhìn mắt lúc bình thường

CAN NHIỆT
- Mắt đỏ sưng là phong nhiệt
- Mắt không đỏ , nước mắt sống chảy ra nhiều là Can huyết hư
- Mi mắt dưới phía trong trắng lợt là Can huyết hư hàn

Nhìn chung hình sắc trong lúc bệnh nặng
Khóe mắt vàng vàng là bệnh sắp hết .

- Hơi người xông ra hôi thối là thịt đã chết
- Lưỡi rụt , dái săn là Can đã tuyệt
- Miệng há hốc không ngậm lại là Tỳ đã tuyệt
- Tóc dựng đứng , da thịt và xương khô là Thận đã tuyệt
- Đái ra quần không biết là Thận đã tuyệt
- Lông da khô là Phế đã tuyệt
- Mặt đen xạm , mắt nhìn ngược là âm khí đã tuyệt
- Vành mắt trũng xuống mà mồ hôi ra từng giọt tròn tròn như hạt châu ở trên mặt (nhất là ở trán) dính lại không rớt xuống là Dương khí đã tuyệt
- Lòng bàn tay không còn vân vết gì là Tâm bào tuyệt
- Móng tay , móng chân biến sắc xanh là Can Thận tuyệt
- Những thể tạng xấu trong lúc 
bệnh nguy còn nhiều không thể kể hết

NHÌN MỤN BAN SỞI
Ban có nhiều loại nhưng cứ nhìn màu sắc mụn
- Mụn ban lên như hạt kê rắc trên mặt trên mình mà màu đỏ là ban đỏ , phần nhiều thuộc nhiệt
- ban đỏ chưa trị hết mà để gió hay nước lạnh thấm vào thì biến ra sắc đen , có thể khó trị
- Mụn ban mọc lên cũng như hạt kê rắc mà sắc trắng là ban trắng , loại này phần nhiều thuộc hàn

NHÌN MỤN ĐẬU ĐỂ XÁC ĐỊNH
Đậu có 3 loại thường gặp
-  Chính đậu  (đậu mùa) 
-  Thủy đậu   (đậu nước , trái rạ ) 
-  Nhiệt đậu   ( tay chân miệng )

- Đậu mùa thì các mụn đều tròn tròn mà hơi phồng lên , da mụn dầy , phần nhiều là đỏ mắt và nhắm mắt . Loại này dữ
- Mụn đậu nước thì mụn tròn - mụn méo , nhỏ , to không đều , da mụn mỏng , mụn có nước , mụn có mủ , mụn nửa nước nửa mủ . Loại này  Hiền



- Ở đậu nước , hai con mắt lúc nào cũng  sáng trong  như thường


- Nhiệt đậu chủ yếu là nóng sốt . Nếu biến chứng thường thấy viêm tai giữa , viêm màng não ...


NHÌN MỤN UNG THƯ
( danh từ Ung thư này khác với danh từ Ung thư bên Tây y )
- Mụn mọc to hay nhỏ bất luận chỗ nào trong thân thể

Phân ra 2 loại : UNG    THƯ

- Mụn sưng đỏ (chưa có mủ hay đã có mủ) làm đau nhức nóng lạnh rất dữ gọi là       UNG
- Ung . Tuy dữ mà mau khỏi , mụn ung thuộc Dương

- Mụn sưng trắng mà da mụn như thường , không đỏ , không đau , không ngứa là  Thư 
Mụn thư này có khi 10 năm , 20 , 30 năm mới đau nhức mà vỡ mủ ra . Khi đã vỡ mủ ra là có thể nguy đến tính mạng . Mụn Thư thuộc Âm

NHÌN PHÂN BỆNH LỴ
- Phân tiêu ra có chất trắng như đàm như mũi là Bạch lỵ , hàn 
- Phân tiêu ra lẫn máu đỏ là Xích lỵ , nhiệt .
- Phân đỏ , phân trắng (vừa đàm vừa máu) lẫn lộn là Xích , Bạch lỵ thuộc bán nhiệt bán hàn 

Nhìn khí sắc ở mặt và lưỡi sản phụ
trong lúc lâm sản khó khăn

- Khi thai muốn ra mà ra chưa được , nhìn mặt, má, môi và lưỡi người sản phụ nếu đã hiện ra sắc xanh và đen là có thể nguy cả mẹ và con . Vì sắc xanh là Can khí đã hư không còn tàng huyết nữa mà sắc đen là Thận thủy khắc hỏa .
- Nhưng chỉ lưỡi xanh mà mặt còn đỏ tức là Tâm huyết còn lưu thông thì chỉ có thể cứu được người mẹ .


Nhìn sắc mặt trẻ em khi có bệnh
- Gân xanh vắt ngang qua sơn căn ( từ khóe mắt bên này vắt ngang sóng mũi qua khóe mắt bên kia ) là Can mộc khắc Tỳ thổ . Khi gân xanh nổi lên là Tỳ Vị yếu chỉ cho uống ôn bổ Tỳ là khỏi .
- Gân đỏ vắt ngang qua sơn căn là Tâm nhiệt .
- Gân xanh mọc tua tủa như búi rễ cây đầy cả bụng là Tỳ hàn và thực tích ( loại gân xanh này cũng giống như loại gân xanh nói trên ) , cũng cho uống ôn bổ Tỳ nhưng thêm vài vị tiêu thực tích .

" Ỉa đái mà lỗ đít đỏ loét là Tâm nhiệt ( bệnh này phải uống thanh tâm sát trùng mới khỏi . nếu uống Chỉ tả tiêu thực , bệnh sẽ tăng )
Ỉa chảy mà nước phân trắng như sữa lại phát khát là Phế tà nhiệt ( cho uống Thanh phế thì khỏi ngay . Nếu uống ôn dược sẽ chết ) "

- Lưỡi đỏ mà nhọn , lại môi cũng đỏ là bệnh Cam giun .
- Môi dưới không đỏ cả môi mà chỉ thấy có một đường chỉ đỏ nằm giữa mỗi phân ranh rõ ràng , thẳng suốt cả vành môi là bệnh Cam giun rất nặng .
- Môi dưới (có thể cả môi trên) phồng trắng nổi lên như con tằm loại lớn nó nằm trên môi là loại (biến chưng) vô bệnh không cần phải uống thuốc. (Biến chưng là nóng chưng chưng để thay đổi xương thịt cho lớn lên )

VĂN CHẨN
- Xem xét bệnh (khám bệnh) bằng cách lấy tai nghe , thêm vào đó lấy mũi , lấy mắt mà nghe , lấy tinh thần ý tứ mà nghe . Nghe là thầy thuốc nghe tiếng nói , nghe hơi thở , nghe cách ăn uống nằm ngồi v.v… của người bệnh để biết bệnh mà trị .

GỐC CỦA TIẾNG NÓI

- Tiếng nói của người ta do Ngũ tạng phát ra . 
Vì ngũ tạng ứng hợp với ngũ âm và ngũ hành 
(mỗi tạng thuộc một âm , một hành ).
Ngũ âm         Thương . Giốc .     Chủy .   Cung .  Vũ
Ngũ hành      Kim  >     Thủy  >  Mộc  >  Hỏa  >  Thổ 
- Phế thuộc Thương , Thương thuộc Kim phát ra thanh âm vang         vang.
- Can thuộc          Giốc , Giốc thuộc mộc phát ra âm dài dài 
- Tâm thuộc         Chủy , Chủy thuộc hỏa phát ra âm khàn khàn 
- Tỳ thuộc            Cung , Cung thuộc thổ phát ra thanh âm ồ ồ 
- Thận thuộc âm  Vũ ,    Vũ thuộc thủy phát ra âm thanh thanh  
Đó là kể theo lẽ chính phát ra tiếng nói . 
Tuy nhiên , không nhất định như vậy . 
Còn có người tiếng nói vang vang mà lại có lúc ồ ồ , hay có người tiếng nói khàn khàn mà lại có lúc thanh thanh v.v… 
Bởi âm thanh pha trộn mà lại cũng còn tùy theo sức khỏe mỗi lúc của họ nữa . Tiếng nói phát ra từ ngũ tạng , nhưng bắt đầu từ Phế trước 
- Phế là chủ việc phát thanh  
Vì Phế thuộc Kim , Kim có âm thanh nên đứng đầu .
- Trước tiên từ Phế phát ra tiếng có vẻ thương buồn như tiếng khóc , tiếng thở dài . 
Tại sao ? 
Bởi Phế thuộc kim 
Kim có tính nghiêm khắc sát phạt , sinh buồn thảm 
- Phế truyền vào Can , Can phát ra tiếng gọi ơi ới 
Tại sao ? . Bởi Phế kim khắc Can mộc , 
Can mộc sợ mà phải kêu gọi 
- Phế truyền vào Tâm , Tâm phát ra tiếng nói  
Tại sao ? Bởi Tâm hỏa muốn khắc lại Phế kim 
Tâm phải nói ra .
- Phế truyền vào Tỳ 
Tỳ phát ra tiếng hát , tại sao  ? 
Bởi Tỳ thổ sinh Phế kim  
Tỳ thổ gặp Phế kim 
Tỳ mừng như mẹ gặp con mà phát ra lời ca tiếng hát 
- Phế truyền vào Thận 
Thận phát ra những tiếng rên rỉ , tại sao  ? 
Bởi Phế kim sinh Thận thủy  
Thận thủy gặp Phế kim  
Thận thủy uốn éo như con gặp mẹ mà than van rên rỉ 
- Tiếng khóc , tiếng cười , tiếng gọi , tiếng nói , tiếng ca và tiếng rên tuy mỗi tạng một tiếng khác nhau  
Nhưng nói chung là ở cả 
Ngũ tạng mà trước là Phế , sau cùng là Thận .

NGHE TIẾNG NÓI  
-  HƠI THỞ  
-  RÊN RỈ
Nghe rên rỉ
- Rên rỉ hầm hừ là lên cơn lạnh 
- Rên rỉ xuýt xoa hẳn là đau bụng hay đau xương đau mình .
- Rên rỉ mà gò người lại là đau bụng 
- Rên rỉ mà nhăn mặt cau mày hẳn là răng lưỡi bị đau .
- Rên rỉ mà chân không bước đi được hay đi rề rề từng bước hẳn là đau chân , đau lưng mỏi gối 
- Rên rỉ không trở mình được hẳn là đau eo lưng
- Rên rỉ lắc đầu , giựt tai xoa môi hẳn là đau nhức răng
- Trẻ em nhắm mắt gục đầu vào mẹ mà rên li bì
là Tỳ hàn lãnh . 
(nếu không cho thuốc ôn Tỳ gấp sẽ thành “ màn kinh ”

NGHE TIẾNG NÓI
- Tiếng nói chậm rải nhỏ nhẹ là trong người hàn và có phong đàm .
- Tiếng nói ồm ồm như nói trong phòng kín vọng ra là Tỳ có Thấp khí.
- Nói sắp hết câu lại nói trở lại không nói luôn đi được là thiếu hơi .
- Ngồi nói lảm nhảm một mình , câu đầu câu cuối không ứng tiếp nhau là tư lự quá tổn thương thần khí . ( Tâm thần )
- Nói năng quát tháo chửi bới cuồng loạn không kể kẻ thân người sơ , lại quần áo hở hang không biết , là không còn thần khí trong người. Bệnh này tên chữ gọi “ Cuồng ngôn ”. Bệnh cuồng ngôn cũng có trường hợp bởi hậu hoạn của Thương hàn .
- Tiếng nói nhút nhát ngại ngùng , trước nhẹ nhẹ sau dần dần rõ hơn là tà khí nội thương . 
- Tiếng nói mạnh dạn , trước âm ẩm sau lại nhỏ đi là ngoại cảm 
- Miệng kêu gào lại lấy tay đè ngực hẵn là đang đau bụng tức ngực .
- Tiếng nói rè rè là bệnh mất máu đã lâu ngày khó trị .
- Nói nhảm , nói càn trong lúc mắc bệnh thương hàn đã nhập lý gọi là “ Thiềm ngữ , trịnh thanh ”. ( Thiềm ngữ : nhắm mắt nói chuyện trước kia của mình hay mở mắt nói chuyện người ở đâu đâu , khi nói một mình hay khi ngủ mà vẫn lảm nhảm rên rỉ . Nếu bệnh nặng hơn còn quát tháo cuồng loạn . Bệnh này bởi Vị nhiệt nhập Tâm , tức là tà nhiệt đã vào dương minh hay vào thiếu âm . ( Trịnh thanh : Nói mơ màng không đâu , nói đi nói lại hoài hoài lại có khi nói trọ trẹ ngòng ngọng không như tiếng nói bình thường . Bệnh này bởi biểu lý hư tuyệt và tinh khí suy bại mà tinh thần tối tăm và lưỡi rụt )

NGHE HƠI THỞ

- Lấy hơi mà thở hù hù và hù hù là khí bị uất kết .
- Cứ ngồi rít hơi lên để thở là bệnh hen
- Rít hơi lên mà thở khò khè như kéo cưa trong cổ
là hen thuộc Thận suy 
- Đau ốm lâu ngày mệt nhọc phải rít hơi lên mà thở
là bệnh thuộc loại hư 
- Bình thường không có nóng lạnh gì mà phải rụt cổ gò vai để thở là bệnh đàm hỏa thuộc nhiệt 
Nghe tiếng á thanh
- Tự nhiên tắt tiếng nói (á thanh) là phong đàm mà có hỏa tiềm phục ở trong hay khi cơn nóng giận có gào thét quá làm khô chất nhựa cổ họng mà khan cổ tắc tiếng 
- Ngứa trong cổ mà á thanh là bệnh lao và khái , khó trị 
- Bệnh thương hàn khi đã nhập lý mà lại á thanh , khó trị 
Nghe tiếng nấc cụt Tiếng nấc cục có 2 loại
- Bệnh mới phát mà nấc cục là bởi hỏa nhiệt hay đàm khí nghịch . Tiếng nấc nghe khá mạnh 
- Bệnh đã lâu mà nấc cục
là Vị khí sắp hết có thể nguy , tiếng nấc nghe yếu 
- Bình thường tự nhiên nấc vài ba tiếng chỉ là cái khí thăng giáng không điều hòa trong nhất thời mà thôi 

NGHE TIẾNG HO

Mới ho mà tắt tiếng khan cổ , rát cổ họng , ran ngực là phong nhiệt Ho đau ngực hay nuốt nước bọt thì đau họng 
Do cảm lạnh nhưng nóng trong 
Phong hàn tiếng ho nhỏ 
Đàm khò khè  
Cần suy nghĩ thêm ...
- Ho khàn khàn không có đàm là phế khí nóng khô 
- Ho nhổ ra đàm nhiều , đục đặc là đàm thấp
- Ho ngất ngất từng cơn là phong nhiều , thường gọi ho gà .
- Ho hả họng le lưỡi là dư chất ngọt - Tỳ khái 


- Ho mà ngậm miệng là vị hàn 
- Đêm ho nhiều . 
Tiếng ho như tức ngực từng cơn 
Thận khái
- Ho ra máu có lẫn bọt 
khái huyết
- Ngứa cổ mắc ho 
Tức ngực 
Khí uất
- Gắt cổ phải ho liên hồi . 
Ho nói chuyện không được 
Trào ngược

NGHE TIẾNG ỤA MỬA
Bệnh ụa mửa ( ẩu thổ ) có phân loại 

- Há miệng thổ có tiếng kêu ọe ọe mà không có vật gì ở trong họng theo ra là ụa khan (Can ẩu - hữu danh vô vật ) ói khan không có gì khi ói là do gan  xong đời nhé ... ha ... ha 
( súc miệng , đánh răng mà ụa như bị chọc tiết ...)

- Há miệng thổ ra tiếng kêu ọc ọc mà ở trong họng thổ ra nhiều cơm nước dãi nhớt là bệnh thuộc nhiệt  ( nhiệt thổ ).

- Há miệng thổ không có tiếng kêu mà ở trong họng tuồn tuột chảy ra lại là bệnh thuộc hàn ( hàn thổ - vô thanh hữu vật ).

- Thổ ra ngửi thấy mùi chua là thực tích.
- Thổ ra ngửi thấy mùi tanh là thực tích có trùng ( con gì ...) .

NGHE TIẾNG TIẾT TẢ
Bệnh tiết tả có phân loại
- Bệnh tả , nước phân ở giang môn chảy ra lại còn phỉ hơi ra kêu phè phè là Nhiệt tả .
- Nước phân tuồn tuột chảy ra là hàn tả .
- Phân tả ra có mùi tanh là trùng tích tả . 

Vọng chẩn - Văn chẩn 
còn nhiều linh tinh không cần thiết kể hết nơi đây  
vì có thể suy biết 

VẤN CHẨN
Vấn chẩn 
Xem xét bệnh bằng cách lấy lời mà hỏi bệnh nhân thêm để biết bệnh mà trị . Thí dụ phát số , sợ gió không sợ nước .. Hỏi mới biết
Trong hành tứ chẩn (vọng , văn , vấn , thiết ) ta đọc sơ qua mà nghe thì Vấn chẩn đứng hàng thứ 3 lơ lửng , hầu như chỉ là phần thêm . Nhưng khi lâm sàng mới thấy Vấn chẩn giữ phần bàng quan về bệnh tật rất cần thiết . Vì những điều như hoàn cảnh , địa nghi và tình tiết có ảnh hưởng đến tật bệnh rất nhiều mà những điều ấy lại không ở trong phạm vi của Vọng , Văn và Thiết để xem mà biết được . Nên cần phải hỏi . Nếu không Vấn ( hỏi ) mà chỉ Vọng , Văn , Thiết dám chắc rằng dù thầy thuốc nào tài giỏi gấp mấy cũng không thể biết cho hết được tất cả đại thể và tiểu tiết về bệnh nhân trong khi sơ ngộ vài giờ . Vậy điều gì thầy thuốc không biết thì phải hỏi để mà biết .
Nếu người nào bảo rằng . “ Ông thầy thuốc nọ , Ông thầy thuốc kia khi xem mạch còn cứ phải hỏi bệnh này điều nọ của mình ” rồi cho thầy thuốc ấy là “ không biết xem mạch , không hay ”, xét ra lời nói đó chỉ là bâng quơ nhất thời mà thôi , nhưng cũng có hại , nên nếu có gặp thì phải giải thích cho người ấy hiểu rõ . 

Nói cho đúng “ Vấn chẩn ” quả là một gạch nối cần thiết giữa người bệnh và thầy thuốc để thông suốt và sáng tỏ hơn về những bí ẩn của tật bệnh . 

Vậy người bệnh không nên e dè giấu giếm tật bệnh của mình , mà thầy thuốc cũng không nên nói kiểu cách để che lấp những điều mình không biết . Nghĩa là hai bên cần phải thành thật trong khi vấn đáp để mổ xẻ mà định bệnh lập phương cho đúng thời mới mong có hiệu quả

PHƯƠNG PHÁP HỎI

- Nói rằng không biết thì phải hỏi , nhưng hỏi phải có phương pháp , tức là có đường lối , có mạch lạc và có ý nghĩa .
- Có lúc nghiêm nghị mà hỏi , có lúc nói đùa giỡn vui 
cười mà là hỏi 
- Lại còn phải tùy theo tuổi tác và cấp bậc của mỗi người mà hỏi
- Người già cả , người học thức thì hỏi bóng gió xa xôi .
- Ngừơi trai trẻ , kẻ thô lỗ thì hỏi huỵch tẹt . Mà hai bên hỏi đáp cần phải có vấn đề lễ phép ở trong cho thuần mỹ .

HỎI ÔNG CỤ

- Ông cụ già bước vào phòng mạch , xin xem mạch uống thuốc .
- Kính mời cụ ngồi .
- Thưa cụ , năm nay cụ hưởng thọ bao nhiêu ?
- Để biết nhiều tuổi thì khí huyết đã suy .
- Thưa cụ , da mặt của cụ đỏ hồng , đẹp lão , tốt tướng lắm , nhưng có bốc nóng trên mặt không?
- Để biết có bốc nóng lên mặt là Hỏa thăng Thủy giáng , ắt có bệnh chân thủy đã cạn , nên hỏa mới thăng . Người mà vô bệnh thì “ Thủy thăng hỏa giáng ” . Vậy những cụ già mà mặt đỏ hồng là có bệnh .
- Cụ có nhiều các ông các bà là con không ?
- Các ông con, bà con có sự nghiệp không ? Để biết có con cái mà con cái làm ăn dư giả thì gia cảnh cũng đủ cung dưỡng . Nếu không thì buồn rầu lo nghĩ và kham khổ .
- Thưa , hồi trung niên cụ làm gì ?
- Để biết nếu làm chức sắc thì tư lự thương Tỳ , mà canh nông thì cần lao thương Thận
Đại khái cũng mời ngồi , cũng hỏi mấy câu về kinh huyết như hỏi bà cụ già rồi hỏi thêm :
- Thưa bà bà có vẻ nhàn nhã ?
- Để biết nhàn nhã chơi không thì khí trệ , mà lam lũ vất vả thì khí tán .
- Xin lỗi , ông nhà ta có nhiều vợ không ?
- Để biết ông nhiều vợ , thì bà hay ghen tức làm mất ngủ , sẽ nóng Tâm Can.
- Bình thường bà có phải lo nghĩ gì không ?
- Để biết lo nhiều thì hại phế , nghĩ nhiều thì hại tỳ , mừng nhiều thì hại tâm , giận nhiều thì hại Can và sợ nhiều thì hại Thận .

HỎI ANH THANH NIÊN

- Anh bệnh à , mấy hôm rồi ?
- Để biết bệnh mới phát là thực chứng, đã lâu là hư chứng . Bệnh gì vậy ? Để biết , nếu nhức đầu nóng lạnh là ngoại cảm . Mà đau bụng , đau tim , lỵ , đi tả là nội thương .
- Có khát nước không ?
- Để biết khát nhiều là nóng bên trong, thích uống nước lạnh , cũng là nóng bên trong , mà uống nước nóng là lạnh bên trong
- Trong miệng đắng hay chua ?
- Để biết miệng đắng là nóng , miệng chua là thương thực , miệng mặn miệng ngọt là hàn .
- Có thèm ăn không ?
- Để biết không thèm ăn là thương thực mà thèm ăn là bệnh vặt ( nói chung , người yếu có thèm ăn là vị khí còn , sẽ khỏi . Ngược lại khó khỏi )
-  Anh thích ăn chua hay ăn ngọt ?
-  Để biết thích chua    là Can hư  
- Thích ngọt  là Tỳ hư  
- Thích mặn  là Thận hư  
- Thích đắng là Tâm hư  
- Thích cay    là Phế hư 

- Trong bụng có khoan khoái không ? Để biết , nếu không khoan khoái là có bệnh thương thực , đàm tích và khí trệ .
- Có khi nào bị đau bụng không ?
- Để biết , không bao giờ bị đau bụng là trong bụng không có bệnh , nếu có đau là thực tích , khí tích hay đàm tích và huyết ứ . Chổ bụng đau mà ấn tay vào dễ chịu là hư hàn , nếu ấn tay vào lại đau dội lên là thực nhiệt .
-  Anh có đi bộ đội không ? Và có khi nào đóng ở nơi sơn lam chướng khí không ?
- Để biết mà trừ độc sốt rét .
- Anh đã bị sốt rét chưa  ?
- Để biết một ngày một cơn là dương ngược ( sốt rét ) , 
- Cách ngày một cơn là âm ngược . Sốt cách nhật
- Anh có bị bệnh Mộng tinh không ?
- Để biết , Tinh bởi thận , mộng bởi tâm . Mộng tinh là bệnh bởi tâm , không phải bởi thận , và có mộng mới xuất tinh thì dễ trị , nếu không mộng mà xuất tinh là Thận suy thoát tinh , khó trị .
** Chưa có gia đình thì gọi là mộng tinh 
** Có gia đình rồi gọi là di tinh

HỎI CÔ THIẾU NỮ

- Kinh nguỵệt thế nào , có đều không ?
- Để biết , mỗi tháng đều đúng ngày , màu máu đỏ là tốt . 

Nếu trồi là huyết nhiệt , mà sụt là huyết hàn .

- Xin lỗi , cô có bị thất tình không ?
- Để biết , nếu có thất tình thì Can khí uất .
- Cô đã lập gia đình chưa ?
- Để biết mà xem mạch. Nếu xích mạch hoạt, thốn mạch vi là có thai , thì phải dưỡng thai mà không thì điều kinh dưỡng huyết .
- Cô còn đi học hay đi làm , có thức khuya nhiều không?
- Để biết nếu thức khuya nhiều thì dương khí suy phải bổ dương để hòa âm 


MẠCH CĂN BẢN KHI NẮM VỮNG 
MỚI HỌC QUA KIÊM MẠCH

TUYỆT ĐỐI KHÔNG VỘI VÀNG  
VÌ CÁC MẠCH NÀY LÀ 
NỀN TẢNG CỦA BẮT MẠCH ĐÔNG Y
Phù    Trầm    Trì        Sác
Hoãn  Hoạt    Huyền  Nhu


Trời có     4 mùa        #   Xuân   -  Hạ       -  Thu    -  Đông
Đất có      4 phương  @  Đông   -  Tây      -  Nam   -  Bắc
Người có  4 mạch      #   Phù      -  Trầm   -  Trì      -  Sác

Mạch Phù Thuộc Xuân Hạ     >  Thuộc Tây Nam
Mạch Trầm Thuộc Thu Đông >  Thuộc Đông Bắc 

Vậy mùa đông có MẠCH PHÙ KHÔNG ?

Khi người xem mạch đã nắm vững mới bắt đầu Kiêm Mạch
Phù thuộc    Biểu   thuộc  Khí        thuộc Dương 
                                    " Thuộc phong - Ngoại cảm "
Trầm thuộc  Lý      thuộc  Huyết    thuộc Âm 
                                     " Thuộc hư      - Nội thương  "

Thí dụ : 
Phù sác là cảm phong nhiệt      #    Phù trì là cảm phong hàn
Trầm sác là lý thực nhiệt          #    Trầm trì là lý hư hàn
Huyền hoạt  Phong đàm           #    Huyễn vựng

... Phù phong tà nhiễm ngay vào phổi . Đổ mồ hôi mệt mỏi cả người . xổ mũi lại thở ngắn hơi . Phù mà có sức nhiệt thời phổi Ho ( phù hữu lực ) Phù _ Trầm _ Trì _ Sác  phải nắm thật vững sẽ không bị lạc ...

Mạch Tiếp theo là 
                                NHÂN NGHINH - KHÍ KHẨU
Thuộc Hư hay Thực
Thí dụ :
-   Nơi Khí Khẩu mạch phô Trường Đại 
@ Nội thương Khí Huyết hư hao . Bệnh đã lâu Thuộc Hư  
-   Chốn Nhân Nghinh mạch mạnh khác thường  
@ Ngoại tà Bì phu cảm thụ .. Bệnh mới mắc thuộc Thực chứng
  " Nguyễn Đình Chiểu Lư Sơn Mạch Phú ..."

Mạch Nhân nghinh - Khí khu
Y gia quan miện
Ba bộ bên tay trái là bộ vị của 
Tâm và tiểu trường 
Can và đ
Thận và bàng quang. 
Trước bộ quan tay trái một phân là nhân nghinh, chỗ đó là bộ vị của can đm để xem xét mức độ nhiễm vì lục dâm, sự sinh hoạt mất bình thường hay cảm phải thời khí trái mùa. 
Nơi đó thấy hiện mạch khẩn quá là thương hàn, đều thuộc về chứng ngoại cảm, là tà khí hữu dư.




Ba bộ bên tay phải là bộ vị của 
Phế, đại tràng 
Tỳ vị mạch môn
Tam tiêu 
Trước bộ quan tay phải một phân là khí khẩu là bộ vị của tỳ vị, để xem xét sự thương tổn vì thất tình, phòng dục, làm việc mệt nhọc, hoặc ăn uống mất điều độ. 
Mạch chỗ này thấy khẩn quá là do thương thực, đều là chứng nội thương hay suy kém.






Ngày xưa tôi hỏi Sư Phụ
Bao giờ thì con được học kiêm mạch !!!
Thầy nói có thể là ngày mai hoặc vài chục năm nữa !
Vì sao ! Thầy chỉ dạy cho con Trời có bốn phương                                            Đất có tám hướng 
              Người có bốn mạch =  Chìm - Nổi - Nhanh - Chậm
Khi vào đời con muốn đi đường nào là do con tự chọn ...
KIÊM MẠCH   -   28  LOẠI MẠCH
TÊN MẠCH CHỮ HÁN 
Ý NGHĨA MẠCH TƯỢNG CHỦ BỆNH

1. HOÃN 
 Khoan thai Mạch đập 4 - 5 chí mỗi tức. (70 - 80 lần / phút) Người bình thường, không bệnh
2. PHÙ 
 Nổi Sờ nhẹ tay đã thấy mạch đập. Ấn tay xuống thì hơi giảm mà không rỗng, nhắc tay lên thấy sức có dư. Biểu chứng
3. TRẦM 
 Chìm Sờ nhẹ tay không thấy mạch đập. Ấn nặng tay hay sâu xuống mối thấy mạch đập Lý chứng
4. TRÌ
遲 Chậm Mạch đập 3 chí mỗi tức . (< 60 lần / phút). Hàn chứng
5. SÁC 
 Nhanh Mạch đập 6 chí mỗi tức . (Trên 90 lần / phút). Nhiệt chứng
6. HƯ     
- Trống rỗng Ấn cả 3 bậc ( Cử phù , trung , trầm ) đều thấy mạch đập không có sức ( như vô lực ) . Hư chứng
7. THỰC  
 Đầy đặc Ấn cả 3 bậc ( Cử phù , trung , trầm ) đều thấy mạch đập mạnh (có sức) , mà hình mạch đầy chắc . Thực chứng
8. HOẠT 
 Trơn tru Mạch đi trơn chạy , lưu lợi , như hạt châu lăn. 
- Đờm thấp.
- Phụ nữ có thai .
- Huyết nhiều , khí ít .
9. SẮC
( SÁP )   
濇 澀 Rít Mạch đi khó khăn, sáp rít, như lưỡi dao cạo mảnh tre  
- Huyết ít , khí nhiều
10. HUYỀN  
 Dây cung Mạch căng thẳng như dây cung, dây đàn. Can bệnh
11. KHẨN  
 Gấp gáp . Mạch đi gấp gáp như xoắn dây, vặn thừng. Đau, nhức (do Hàn tà).
12. TRƯỜNG  
 Dài Mạch thấy như dài quá bộ vị chẩn mạch . Khí huyết hữu dư.
13. ĐOẢN 
 Ngắn Mạch thấy như ngắn ngủi, chì động ở giữa ngón tay, hai đầu không có. Khí huyết bất túc.
14. HỒNG 
 Nước lụt Mạch dâng lên cuồn cuộn như sóng nước lụt. Đến mạnh, đi nhẹ. Nhiệt thịnh.
15. ĐẠI    
 Lớn Mạch phù mà rộng lớn, nhưng không cuồn cuộn như mạch Hồng. Tà khí thịnh.
16. KHỔNG
(KHÂU)   
 Dọc hành Mạch ấn 2 đầu thì có , ở giữa rỗng như dọc hành. Thất huyết.
17. TẾ
(TIỂU)       
- 細 Nhỏ Mạch nhỏ như sợi chỉ. Khí huyết hư tổn.
18. VI        
 Rất nhỏ Mạch rất nhỏ, lờ mờ như có như không. Vong dương.
19. PHỤC  
- 伏 Ấn nấp Ấn sát tận xương, day tím mới thấy mạch. Khí huyết uất kết (do tà khí thịnh).
20. XÚC   
- 促 Thúc bách Mạch đập nhanh, nhưng có lúc lại ngưng, không có số nhất định. Nhiệt tích.
21. KẾT   
- 結 Thắt buộc Mạch đập chậm, nhưng có lúc lại ngưng, không có số nhất định. Hàn tích.
22. ĐẠI     
- 代 Thay đổi Mạch ngưng có số nhất định. Đại hư nhược.
23. NHU   
- 柔 Mềm dịu Mạch phù, rất nhỏ. Nhẹ tay thì thấy, ấn sâu thì mất. Khí suy.
24. NHƯỢC
- 弱 Yếu ớt Mạch trầm, rất nhỏ. Ấn sâu thì thấy, nhấc tay thì mất. Huyết suy.
25. TÁN       
- 散 Tan tác Hình mạch không rõ. Ấn tay vừa thấy thì tan ngay. Gốc mạch (Thận khí) sắp mất. Bệnh nguy vong.
26. CÁCH   
- 革 Da trống Ấn tay thấy mạch căng rộng như đè trên mặt trống. 
- Di tinh (nam).
- Băng huyết (nữ).
27. ĐỘNG 
- 動 Lăn chuyển Mạch thấy như hình hạt đậu lay động một chỗ, thường thấy ở bộ Quan. Hư lao.
28. LAO    
- 勞 Khó nhọc Mạch đi khó nhọc, căng chắc mà chìm sâu. Huyết ứ, khí trệ.

TÍNH CHẤT MẠCH

TÂY Y   -  YHHĐ  +  ĐÔNG Y  -  YHCT

+ Vị trí :          To , rõ , nhỏ , khó bắt .
+ Tần số :        Nhanh . Chậm.
+ Nhịp :           Đều . Không đều.
+ Tính chất . Độ cứng , mềm của mạch. 
+ Vị trí :          Nông , sâu.
+ Tần số :        Số chí / tức.
+ Nhịp :           Đều . không đều.
+ Tính chất :   Trơn chạy lưu
lợi, khó khăn sáp , rít .
+ Hình thái :  Như dây đàn , hạt châu lăn , lưỡi dao cạo , mảnh tre  v.v…


PHÂN LOẠI MẠCH ĐÔNG Y THEO TÍNH CHẤT
Theo tần số 
HOÃN Khoan thai Mạch đập 4 - 5 chí mỗi tức . ( 70 - 80 lần / phút)
TRÌ  Chậm Mạch đập 3 chí mỗi tức . (tức . 60 lần / phút).
SÁC Nhanh Mạch đập 6 chí mỗi tức . (Trên 90 lần / phút).
- Theo nhịp :
ĐẠI Thay đổi Mạch ngưng có số nhất định.
- Theo biên độ:
PHÙ Nổi Sờ nhẹ tay đã thấy mạch đập. Ấn tay xuống thì hơi giảm mà không rỗng , nhắc tay lên thấy sức có dư.
TRẦM Chìm Sờ nhẹ tay không thấy mạch đập . Ấn nặng tay hay sâu xuống mối thấy mạch đập

THEO HÌNH THÁI

-  HƯ Trống rỗng Ấn cả 3 bậc (Cử phù, trung, trầm) đều thấy mạch đập không có sức (như vô lực).
-  THỰC  Đầy đặc ấn cả 3 bậc ( Cử phù , trung , trầm ) đều thấy mạch đập mạnh ( có sức) , mà hình mạch đầy chắc .
-  HOẠT Trơn tru Mạch đi trơn chạy , lưu lợi, như hạt châu lăn .
SẮC ( SÁP ) Rít Mạch đi khó khăn , sáp rít , như lưỡi dao cạo mãnh tre .
-  HUYỀN  Dây cung Mạch căng thẳng như dây cung , dây đàn.
-  TRƯỜNG  Dài Mạch thấy như dài quá bộ vị chẩn mạch .
-  ĐOẢN Ngắn Mạch thấy như ngắn ngủi , chì động ở giữa ngón tay , hai đầu không có .
-  KHỔNG  (KHÂU) Dọc hành Mạch ấn 2 đầu thì có , ở giữa rỗng như dọc hành .
-  TÁN  Tan tác Hình mạch không rõ . Ấn tay vừa thấy thì tan ngay .
CÁCH Da trống Ấn tay thấy mạch căng rộng như đè trên mặt trống 
-  ĐỘNG  Lăn chuyển Mạch thấy như hình hạt đậu lay động một chỗ , thường thấy ở bộ Quan .
-  LAO  Khó nhọc Mạch đi khó nhọc , căng chắc mà chìm sâu  

CÁC MẠCH PHỐI HỢP

TẦN SỐ  +  NHỊP

XÚC  Thúc bách Mạch đập nhanh, nhưng có lúc lại ngưng, không có số nhất định.
KẾT  Thắt buộc Mạch đập chậm, nhưng có lúc lại ngưng, không có số nhất định.

TẦN SỐ  +  HÌNH THÁI

- KHẨN Gấp gáp Mạch đi gấp gáp như xoắn dây, vặn thừng.

BIÊN ĐỘ  +  HÌNH THÁI

HỒNG  Nước lụt Mạch dâng lên cuồn cuộn như sóng nước lụt . Đến mạnh , đi nhẹ .
ĐẠI Lớn Mạch phù mà rộng lớn , nhưng không cuồn cuộn như mạch Hồng .
TẾ  (TIỂU)  Nhỏ Mạch nhỏ như sợi chỉ .
VI  Rất nhỏ Mạch rất nhỏ, lờ mờ như có như không.
PHỤC  Ấn nấp  ấn sát tận xương , day tím mới thấy mạch .
NHU Mềm dịu Mạch phù , rất nhỏ . Nhẹ tay thì thấy , ấn sâu thì mất.
NHƯỢC  Yếu ớt Mạch trầm , rất nhỏ . Ấn sâu thì thấy , nhấc tay thì mất . 

KIÊM MẠCH LÀ GÌ  ?

NHỮNG MẠCH ĐƠN ĐỘC
Trong 28 loại mạch nêu trên . Có một số mạch thường đi đơn độc , tự nó đã biểu hiện một tình trạng bệnh lý riêng biệt .  Đó là các mạch  ' Phục , Tán , Động ' .

KIÊM MẠCH
Các mạch còn lại , trên lâm sàng thường thấy chúng kết hợp chung với nhau và gọi là KIÊM MẠCH . Được tóm tắt trong bảng dưới đây 
Nhóm 1   
PHÙ - TRẦM - HỒNG - HUYỀN - TRƯỜNG - TRÌ -  VI - TẾ
(Tiểu) HƯ -  THỰC - HOẠT - HOÃN - ĐOẢN - SÁC - SÁP 

Nhóm 2
(Sắc) 
- KHẦN - KHỔNG (Khâu) 
NHU (Nhuyễn) 
NHƯỢC - ĐẠI - ĐẠI ( Đợi )

Nhóm 3
XÚC - KẾT - CÁCH - LAO

Người xưa thường gọi tên Kiêm mạch theo thứ tự : 
Nhóm 1, Nhóm 2 rồi Nhóm 3 
Tức là ta có công thức  
Nhóm  1 + Nhóm 2   
Nhóm  1 + Nhóm 3   
Nhóm  2 + Nhóm 3  

Nhóm 1 ( Phù , Trầm) : luôn luôn gọi đầu tiên
Ví dụ : Phù Hồng , Phù Huyền , Phù Trường …

Nhóm 2 : sẽ được gọi ưu tiên theo thứ tự : ( 1+2 ) , ( 1+3 ) , 
( 1+4 ) , … ( 2+3 ) , ( 4+6 ) …
Ví dụ : Hồng Huyền , Hồng Trường , Huyền Trường , Trì Hoạt 

Nhóm 3 ( Sác , Sáp , Khẩn , …) . luôn luôn gọi sau chót  .
Ví dụ : Hồng Sác , Vi Sáp , Trầm Khẩn …
CHÚ Ý
- Những mạch đối lập sẽ không đi chung . 
  Ví dụ : Không thể có mạch Trường Đoản , Trì Sác …
- Các mạch trong cùng một nhóm của Nhóm 2 có thể gọi mạch nào trước , mạch nào sau cũng được . 
Ví dụ : Trường Huyền  =  Huyền Trường,

NHỮNG CẶP MẠCH ĐỐI LẬP
NỘI DUNG CẶP MẠCH ĐỐI LẬP

TẦN SỐ             Hoãn , Trì  ≠  Sác
BIÊN ĐỘ           Phù ≠ Trầm 
HÌNH THÁI       Hư ≠ Thực  . Hoạt ≠ Sắc (Sáp) . Trường ≠ Đoản 
TẦN SỐ    +  NHỊP   
                            Xúc ≠ Kết 
BIÊN ĐỘ  + HÌNH THÁI  
                            Hồng , Đại ≠ Tế (Tiểu) , Vi , Nhu , Nhược .
Tổng quát : Chủ bệnh của các Kiêm mạch thường bao gồm chủ bệnh của từng loại mạch riêng rẽ .

Ví dụ : Mạch Phù Sác bao gồm loại mạch Phù ( Biểu chứng ) 
và loại mạch Sác ( Nhiệt chứng ) 
Vậy mạch Phù Sác chủ bệnh là : Biểu nhiệt .
Các kiêm mạch khác cũng suy như vậy .

THẬP QUÁI MẠCH

 

Ngoài các mạch chính đã trình bày ở trên, các nhà nghiên cứu về mạch còn nêu ra 1 số mạch gọi là ‘Mạch Lạ’ (Quái Mạch).

Từ đời nhà Nguyên (1277-1368), trong sách ‘Thế Y Đắc Hiệu Phương’ Ngụy-Diệc-Lâm đã nêu lên 10 loại mạch lạ gọi là ‘Thập Quái Mạch’ nhưng sau này, các nhà mạch học đã bỏ bớt 3 loại (Chuyển Đậu, Ma Xúc, Yển Đao) đi, còn lại 7 loại mạch lạ (Thất Quái Mạch) và hiện nay, đa số các sách đều chỉ nhắc đến 7 loại mạch lạ này mà thôi


1 - ĐẠN THẠCH 

 Sóng mạch đi như đập vào đá (thạch), chỉ thấy đập vài cái rồi thôi không thấy nữa.

Biểu hiện của mạch Phế bị tuyệt. Nếu thấy ở bộ xích bên trái (tả xích) là dấu hiệu Thận sắp bị tuyệt


2 - GIẢI SÁCH  

Sóng mạch đi rối loạn, tản mác giống như mớ dây (giải) bị rối (sách).

Biểu hiện của Ngũ Tạng bị tuyệt. Nếu thấy ở bộ xích bên trái (tả xích) là dấu hiệu thổ khắc thủy


3 - HÀ DU  

Sóng mạch đi không đều, lúc thì im lìm không động đậy, rồi thấy vụt mạnh 1 cái rồi lại ngừng lại, giống như con tôm (hà) đang bơi (du).

Biểu hiện của Tỳ Vị bị tuyệt


4 - NGƯ TƯỜNG  ( DƯỢC )   

Sóng mạch đi như dáng con cá (ngư) đang bơi lội (tường - dược): phần trên (sát da) thấy rung động nhưng phía dưới lại yên.

Biểu hiện của Thận bị tuyệt


5 - ỐC LẬU  

Sóng mạch chạy trơn tuột 1 cái, 1 lát sau lại thấy 1 cái, giống như nước từ trên mái nhà (ốc) bị dột (lậu), theo lỗ hổng chảy xuống.

Biểu hiện của Tâm, Phế, Tỳ và Vị bị tuyệt


6 - PHỦ PHÍ 

Sóng mạch đi lúc nhúc như nước trong nồi (phuû) đang sôi (phí).

Biểu hiện của mạch chết.  

 

7 - TƯỚC TRÁC   

Sóng mạch nhảy 3-5 cái liên tục, ngưng lại rồi đập tiếp 3-5 cái, như con chim sẻ (tước) đang mổ (trước) thức ăn.

Biểu hiện của Tâm, Phế, Tỳ và Vị bị tuyệt.


8 - CHUYỂN ĐẬU 

Mạch đến liên tục, như lăn (chuyển) trên hạt đậu (đậu).

Biểu hiện mạch của Tâm bị tuyệt.


9 - MA XÚC 

Mạch chạy không thứ tự, bé nhỏ như hột mè (ma).

Biểu hiện của vệ khí bị khô, vinh huyết bị rít (sít) lại. Nếu nặng thì khoảng 1 ngày sẽ chết.


10 - YỂN ĐAO 

Sóng mạch đi, có cảm giác như sờ trên sống (yển) dao (đao). Mạch Phù mà nhỏ gấp, ấn vào thấy cứng, to mà đi gấp.

Biểu hiện mạch của Can bị tuyệt.

    Nhóm mạch lạ (Quái Mạch) này, có biểu hiện khác thường, hay gặp nơi những người bệnh có biểu hiện sắp chết, vì thế còn được gọi là Mạch Chết (Tử Mạch).

Tuy các mạch trên đây (Thất Quái hoặc Thập Quái Mạch), theo kinh nghiệm của người xưa đều là các mạch chết (tử mạch) tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của y học và khoa học kỹ thuật hiện đại, với những trang thiết bị cấp cứu tốt, phối hợp thêm sự kết hợp Đông - Tây y, nếu được tích cực cứu chữa đúng mức, có thể lướt được qua 1 số bệnh hiểm nghèo (dù đã và đang gặp các loại mạch tử trên), vì vậy, không nên cho rằng gặp những loại mạch trên là chắc chắn phải chết rồi không tích cực lo cứu chữa cho người bệnh, dẫn đến diễn biến xấu.


NHÌN MẶT ĐOÁN BỆNH


Tóc rụng hết , mất cân bằng nội tiết
Tóc bạc phần mai , gan đang nóng rất nhiều
Tóc bạc sau đầu , thận khí kém rồi
Tóc bạc phần trán , tỳ hư , lách yếu
Tóc bạc hoa râm , bởi ưu phiền không dứt


Thận khai khiếu ra tai , “ chủ về thính lực ”
Thận đủ khí huyết vượng , thính lực nhạy bén
Thận suy , khí huyết yếu , thính lực giảm đi
Thắt lưng đau mỏi , tiểu đêm nhiều lần
Lại thêm đầu váng , tai ù
Hoa mắt chóng mặt , tù mù dễ quên

Gan khai khiếu ra mắt , “ chủ về thị lực ”
Gan yếu mắt sẽ mờ , thông manh khó tránh
Gan nóng , mắt đỏ , sưng đau , viêm nhiệt
Gan lạnh , chảy nước mắt trong , nhiều
Gan khô thiếu máu , mắt sẽ khô

                             
Tim khỏe lưỡi sẽ hồng nhuận
Tâm hỏa vượng lưỡi sinh lở loét


Tâm huyết trệ , lưỡi có đốm ban tía Tâm âm hư , lưỡi có sắc thâm
Tâm dương hư , lưỡi sinh bóng nhẫy





Môi là biểu hiện của tỳ ( tụy và lách )
Tỳ khỏe môi hồng cùng căng mọng
Tỳ yếu , môi nhợt và nứt , khô
Tỳ nhiệt , môi sưng phù , khóe miệng lở loét
Ăn nhiều hay ít đều hại tỳ




Phổi thường biểu hiện thông qua mũi
Ngạt mũi , chảy nước mũi trong do phong hàn
Phổi nóng mũi sẽ sưng đỏ
Chảy máu cam do huyết nhiệt , phế âm hư
Phế khí hư , lông mày sẽ rụng …
----

NHÌN LƯỠI ĐOÁN BỆNH

Sáng ra trước lúc đánh răng
Nhìn gương xem lưỡi thế nào bạn ơi
Lưỡi là vùng phản chiếu của cơ thể

ÂM + DƯƠNG  +  KHÍ + HUYẾT  +  THỊNH + SUY


Đầu lưỡi ứng với tạng tâm
Nửa đầu lưỡi trở lên ứng với phế
Giữa lưỡi ứng với tỳ vị
Cuống lưỡi ứng với tạng thận
Rìa lưỡi ứng vào can đởm
Lưỡi trắng nhạt thuộc hàn , huyết thiểu
Lưỡi đỏ quá , cơ thể nhiệt rồi
Lưỡi tím đậm đang bị huyết ứ
Lưỡi xám đen là bệnh chẳng lành





Rêu lưỡi trắng thấp trọc , đàm ẩm
Rêu lượi vàng cảm mạo , nhiệt phong
Rêu lưỡi xám đen , nhiệt cực hóa hỏa
Hoặc căng thẳng , mất ngủ gây ra
Lưỡi có vết răng là tỳ hư , khí yếu 



Lưỡi nứt nẻ tinh huyết chẳng đầy
Lưỡi bóng trơn tân dịch hư hao
Lưỡi nhiều nốt đỏ là đang nhiệt thịnh
Lưỡi lệch là dấu hiệu của đột quỵ
Lưỡi cử động khó khăn tổn thương chính khí
Lưỡi vừa nhỏ vừa mỏng là khí huyết lưỡng hư
Dưới lưỡi gân xanh huyết ứ cùng thiếu máu

 NHÌN NƯỚC TIỂU ĐOÁN BỆNH

Nước tiểu mà quá trắng trong
Trong người thừa nước , lại đang bị hàn
Nước tiểu màu nhạt , hơi vàng
Nói chung đang ổn , không lo lắng gì


Nước tiểu có màu mật ong
Cơ thể thiếu nước và kèm nóng trong
Nước tiểu có màu vàng cam
Bên trong gan mật vấn đề chi đây
Nước tiểu lại có màu nâu



Gan đang có bệnh , chớ đừng lãng quên
Nước tiểu có màu Đỏ - Hồng
Thận đang bị bệnh phải luôn dè chừng
Nước tiểu Đỏ - Trắng sữa – Xanh



Viêm đường tiết niệu , liệu mà chữa ngay
Nước tiểu có váng như dầu , mỡ
Đái ra dưỡng chấp rõ ràng bạn ơi


Đi tiểu buốt , đái són cùng
Bên trong thấp nhiệt , trong vùng hạ tiêu
Uống nước nhiều . Đái cũng nhiều



Là bệnh tiêu khát vô cùng hiểm nguy
Bí tiểu cũng thật nguy nan
Rồi lại bao bệnh dễ bề kéo theo
Đi tiểu chẳng hết lại hay dính quần
Đó là do thận khí hư

Vần đề nước tiểu còn nhiều











Luôn theo dõi nó , biết đang thế nào

NHÌN PHÂN ĐOÁN BỆNH

Từ ngàn xưa qua thực tế lâm sàng
Đã biết đoán bệnh qua đường thải ra
Đã ăn vào là tất phải thải ra
Nhìn phân là biết bên trong thế nào
Phân màu vàng , mịn lại đều khuôn
Đi ngoài đều đặn có gì phải lo
Bỗng dưng có hiện tượng bất thường
Đó là dấu hiệu ban đầu phải lo
Phân màu đen , xuất huyết tiêu hóa
Loét dạ dày hoặc có bệnh đại tràng
Phân màu trắng dễ có sỏi hoặc u gan , mật
Thường gặp ở người Gan , Mật viêm xơ
Phân đỏ lẫn máu , ruột đang xuất huyết
Đại tràng polyp hoặc ung thư





Phân màu vàng lại nổi lềnh bềnh
Là viêm tụy mãn , xin đừng chủ quan
Phân sống , thức ăn không tiêu
Là do Tỳ - Thận hư hàn đáng lo
Phân xanh lại có mùi tanh
Có thể đang bị nhiễm trùng bên trong
Sáng nào cũng chạy vội đi ngoài
Phải lưu ý đến thận dương hư hàn
Ăn xong lại mắc đi ngoài


Thì phải nghĩ tới hoạt tràng có khi ( hội chứng ruột kích thích )
Đi ngoài liên tục kèm nôn ( chứng hoắc loạn – Rối loạn tiêu hóa )
Trúng thực thuộc hàn  ( ngộ độc thực phẩm )
Phân màu vàng , nhiều bọt , mùi khăn khẳn
Chứng nhiệt tả do nhiệt độc phát sinh

Đi ngoài phân nhầy không thể chủ quan
Viêm đại tràng rất nặng hoặc ung thư trực tràng

金匮真言论篇第四

黄帝问曰:天有八风,经有五风,何谓?岐伯对曰:八风发邪,以为经风,触五藏,邪气发病。所谓得四时之胜者,春胜长夏,长夏胜冬,冬胜夏,夏胜秋,秋胜春,所谓四时之胜也。

东风生于春,病在肝,俞在颈项;南风生于夏,病在心,俞在胸胁;西风生于秋,病在肺,俞在肩背;北风生于冬,病在肾,俞在腰股;中央为土,病在脾,俞在脊。故春气者病在头,夏气者病在藏,秋气者病在肩背,冬气者病在四支。

故春善病鼽衄,仲夏善病胸胁,长夏善病洞泄寒中,秋善病风疟,冬善病痹厥。故冬不按蹻,春不鼽衄,春不病颈项,仲夏不病胸胁,长夏不病洞泄寒中,秋不病风疟,冬不病痹厥,飧泄而汗出也。

夫精者身之本也。故藏于精者春不病温。夏暑汗不出者,秋成风疟。此平人脉法也。

故曰:阴中有阴,阳中有阳。平旦至日中,天之阳,阳中之阳也;日中至黄昏,天之阳,阳中之阴也;合夜至鸡鸣,天之阴,阴中之阴也;鸡鸣至平旦,天之阴,阴中之阳也。

故人亦应之。夫言人之阴阳,则外为阳,内为阴。言人身之阴阳,则背为阳,腹为阴。言人身之藏府中阴阳。则藏者为阴,府者为阳。肝心脾肺肾五藏,皆为阴。胆胃大肠小肠膀胱三焦六府,皆为阳。所以欲知阴中之阴阳中之阳者何也,为冬病在阴,夏病在阳,春病在阴,秋病在阳,皆视其所在,为施针石也。故背为阳,阳中之阳,心也;背为阳,阳中之阴,肺也;腹为阴,阴中之阴,肾也;腹为阴,阴中之阳,肝也;腹为阴,阴中之至阴,脾也。此皆阴阳表里内外雌雄相俞应也,故以应天之阴阳也。

帝曰:五藏应四时,各有收受乎?岐伯曰:有。东方青色,入通于肝,开窍于目,藏精于肝,其病发惊骇。其味酸,其类草木,其畜鸡,其谷麦,其应四时,上为岁星,是以春气在头也,其音角,其数八,是以知病之在筋也,其臭臊。

南方赤色,入通于心,开窍于耳,藏精于心,故病在五藏,其味苦,其类火,其畜羊,其谷黍,其应四时,上为荧惑星,是以知病之在脉也,其音徵,其数七,其臭焦。

中央黄色,入通于脾,开窍于口,藏精于脾,故病在舌本,其味甘,其类土,其畜牛,其谷稷,其应四时,上为镇星,是以知病之在肉也,其音宫,其数五,其臭香。

西方白色,入通于肺,开窍于鼻,藏精于肺,故病在背,其味辛,其类金,其畜马,其谷稻,其应四时,上为太白星,是以知病之在皮毛也,其音商,其数九,其臭腥。

北方黑色,入通于肾,开窍于二阴,藏精于肾,故病在谿,其味咸,其类水,其畜彘,其谷豆,其应四时,上为辰星,是以知病之在骨也,其音羽,其数六,其臭腐。故善为脉者,谨察五藏六府,一逆一从,阴阳表里雌雄之纪,藏之心意,合心于精,非其人勿教,非其真勿授,是谓得道。


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Minh . Phương pháp xem mạch theo Đông phương , Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, 1990.
2. Hoàng Duy Tân . Mạch học tổng hợp . Nxb . Tổng hợp Đồng Nai , 2006.
3. Nguyễn An Nhân , Lê Trúc Hiên và Lương Hữu Gi (Biên tập) . Sách dạy xem mạch . Nxb . Nhật Nam thư quán dược phòng , 1933 .
4. Trần Khiết . Mạch học lược giảng . Nxb . Y học , 1998 .
5. Lê Đức Thiếp . Định Ninh tôi học mạch . 
CLB YHDT . Bệnh viện YHDT TP HCM,1982.
6. Các tác phẩm YHCT : 
Hải Thượng Y tông tâm lĩnh , Tạp chí Đông y 
Hy Lãn Hoàng Văn Vinh - Xem lưỡi chữa bệnh
Và tham khảo các vị y sư khác 
Biên tập . Hiệu chỉnh và Chú thích

 Lương y Hà Nhật Khánh


ĐÔNG Y MINH PHÚ
ÂM THANH BỆNH LÝ KHI NGHE PHỔI
 CÁC TIẾNG THỔI  
khi nhu mô phổi bị đông đặc, tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền một cách bất thường quá phạm vi bình thường của nó ra ngoại vi thành ngực. Một tiếng thổi luôn được mô tả theo: cường độ, âm độ, âm sắc và liên quan của nó với thì thở.
 1 . TIẾNG THỔI ỐNG
Tiếng thổi ống là tiếng thở thanh khí quản  được dẫn truyền bất thường ra ngoại vi lồng ngực qua tổn thương đông đặc của nhu mô phổi.
Đặc điểm
+ Cường độ mạnh
+ Âm độ  :  Cao , chói tai
+ Âm sắc :  Nghe như thổi qua một cái ống nhỏ
+ Tiếng thổi ống nghe thấy cả hai thì , song mạnh hơn ở thì hít vào và thường kèm theo tiếng ran nổ.
 Điều kiện
nhồi máu phổi lớn.
 2 .  TIẾNG THỔI HANG
- Tiếng thổi hang là tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền bất thường ra ngoại vi lồng ngực qua một hang rỗng chứa khí có vai trò cộng hưởng nằm trong nhu mô phổi bị đông đặc .
Đặc điểm
+ Cường độ : trung bình.hoặc mạnh.
+ Âm độ : trầm
+ Âm sắc : rỗng  . xoáy . Giống như thổi qua miệng của cái chai.
+ Nghe thấy cả hai thì song mạnh nhất ở thì hít vào.
- Điều kiện : hang đủ lớn ( từ 3 cm trở lên  ) , ở không quá xa thành ngực , xung quanh có tổn thương đông đặc hoặc tổn thương xơ ( lao xơ hang ) và thông với phế quản dẫn lưu .
- Giá trị chẩn đoán : cùng với tiếng ran hang , tiếng ngực thầm tạo nên hội chứng hang của Laennec . Gặp trong lao phổi , áp xe phổi.
- Cần phân biệt với tiếng thổi giả hang do khí quản bị xơ co kéo.
 3 . THỔI MÀNG PHỔI
- Là tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền bất thường qua tổ chức phổi bị ép lại hoặc bị đông đặc, truyền ra ngoại vi lồng ngực qua lớp dịch trong khoang màng phổi.
Đặc điểm
+ Cường độ : yếu
+ Âm độ : cao
+ Âm sắc : nghe như tiếng thổi ống , nhưng êm dịu , xa xăm.
+ Nghe rõ ở thì thở ra. Nghe thấy ở sát phía trên của mức dịch.
Điều kiện
Tràn dịch màng phổi mức độ vừa , và nhiều . Nhu mô phổi phía dưới lớp dịch bị đông đặc lại . Do dịch chèn ép . Hoặc tràn dịch màng phổi có kèm đông đặc phổi

 4 . TIẾNG THỔI VÒ 
“ HOẶC TIẾNG THỔI BÌNH KIM KHÍ ”
- Là tiếng thở thanh khí quản được dẫn truyền một cách bất thường ra ngoại vi thành ngực qua một khoang rỗng chứa khí đóng vai trò hòm cộng hưởng . Gặp trong tràn khí màng phổi hoặc tràn khí màng phổi hở hoặc nắp van có lỗ dò thông giữa phế quản màng phổi . Còn gặp trong tổn thương phổi có hang , hang  ³ 6, cm thành hang nhẵn  và nhu mô phổi  xung quanh  bị đông đặc hoặc xơ hoá .
Đặc điểm
+ Cường độ : yếu.
+ Âm độ: cao.
+ Âm sắc: như thổi vào một bình lớn, rỗng, cổ hẹp, có âm sắc kim khí.
+ Nghe rõ ở thì thở ra, thường kèm theo tiếng lanh tanh kim khí và tiếng ho kim khí ( gọi là hội chứng bình kim khí ).

TIẾNG RAN

Là những tạp âm bệnh lý sinh ra khi có luồng không khí đi qua phế quản , phế nang có nhiều dịch tiết hoặc bị hẹp lại . Các tiếng ran có thể bị thay đổi theo thì hô hấp hoặc sau khi ho .

 1 . RAN RÍT – RAN NGÁY “ RAN KHÔ ”  

Là tiếng ran xuất hiện khi luồng khí đi qua phế quản bị hẹp lại do co thắt, bị chèn ép , phù nề niêm mạc , u , hoặc dị vật trong lòng phế quản ...

 Ran rít

 Ran ngáy

 

Ran Cường độ: trung bình hoặc cao phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn phế quản.

 - Phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn phế quản

 

- Âm độ : cao

 -  Trầm .

-  

-Âm sắc : nghe như tiếng gió rít qua khe cửa.

 -  Nghe như tiếng ngáy ngủ .

-  

 Nghe  thấy ở cuối thì thở vào và thì thở ra

 -  Cuối thì thở vào và thì thở ra

 

-  Có thể thay đổi sau h

-  Có thể thay đổi  

 

-  Cơ chế: co thắt chít hẹp các phế     quản nhỏ và vừa

-  Chít hẹp phế quản  lớn

 

 
- Tiếng ran rít - Ngáy : là triệu chứng đặc trưng của hội chứng phế quản . Gặp trong hen phế quản ,viêm phế quản cấp, mạn .
- Tiếng ran rít cục bộ   Gặp trong u hoặc dị vật phế quản ( Wheezing ).
- Trong cơn hen phế quản nghe thấy tiếng ran rít , ran ngáy phối hợp với ran ẩm thành một hợp âm giống tiếng bồ câu gù .

 2 . TIẾNG RAN ẨM

- Là tiếng ran xuất hiện khi không khí làm chuyển động dịch xuất tiết nhầy , hoặc mủ trong phế quản và phế nang.
Đặc điểm  
Cường độ to , nhỏ không đều .
Âm độ  : cao
Âm sắc : Nghe như tiếng lọc xọc  của khí và dịch va trộn . Nghe thấy ở thì thở vào và đầu thì thở ra , giảm , hoặc mất sau khi ho .
Ý nghĩa  
Gặp trong viêm phế quản xuất tiết dịch , giãn phế quản , hoặc các bệnh lý khác gây + xuất hiện dịch trong phế quản và phế nang
+ Lao xơ hang , vỡ ổ mủ áp xe vào phế quản , phù phổi cấp ... Ngoài ra , tiếng ran ẩm còn gặp trong ứ trệ trong phổi như suy tim trái .

 3 . RAN NỔ

- Là tiếng phát ra khi luồng khí bóc tách các phế nang bị lớp dịch rỉ viêm làm dính lại . Khi đặt ống nghe đúng vị trí thì cảm thấy giống như tiếng nổ lớn …
Đặc điểm
Cường độ mạnh hay yếu phụ thuộc vào lưu lượng hô hấp vào diện tổn thương và vị trí của tổn thương so với thành ngực .
Âm độ : Cao
Âm sắc Khô , nhỏ lép bép như tiếng muối rang . Nghe rõ ở cuối thì hít vào . Khi ho nghe rõ hơn .
Ý nghĩa
Là triệu chứng đặc trưng của hội chứng đông đặc . Chứng tỏ có viêm nhu mô phổi . Gặp trong viêm phổi , lao phổi , nhồi máu phổi .
- Cần phân biệt với :
+ Ran nổ sinh lý do xẹp phế nang  ,  ở những người nằm lâu . Tiếng này mất đi sau vài nhịp hô hấp mạnh .
+ Tiếng ran Velcro gặp trong viêm phổi kẽ . Nghe như tiếng bóc băng dính 

4 . RAN HANG

- Đây là tiếng ran nổ , ran ẩm  tạo ra khi lớp dịch trong hang ( chỗ thông giữa phế quản và hang có dịch xuất tiết ) bị khuấy động khi thở ra , thở vào . Hoặc hang đóng vai trò của hòm cộng hưởng cho tiếng ran ẩm và ran nổ của tổ chức nhu mô phổi đông đặc xung quanh hang . Tiếng ran nghe đanh, khu trú, thấy ở một hoặc hai thì . Khi ho có thể bị thay đổi . Tiếng ran hang thường nghe thấy trong lao phổi có hang , xung quanh có đông đặc và có phế quản dẫn lưu .

TIẾNG CỌ MÀNG PHỔi

- Đó là tiếng phát ra khi 2 lá màng phổi bị viêm cọ sát vào nhau.
Đặc điểm
Nghe khô , thô ráp và ở nông , cảm giác gần tai . Cường độ và âm sắc rất thay đổi , có khi như tiếng cọ của 2 miếng lụa , có khi thô ráp như tiếng cọ của 2 tấm da mới cọ vào nhau . Nghe thấy ở cả 2 thì , có khi ở thì hít vào . Nghe rõ khi ấn thật sát ống nghe vào thành ngực .
Ý nghĩa
Gặp trong viêm màng phổi khô và tràn dịch màng phổi ở giai đoạn đầu khi mới có dich hoặc giai đoạn hấp thu chỉ còn rất ít dịch .
Cần phải nghe nhiều và lắng nghe thật tỉ mỉ 



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh/hô hấp
http://baigiang.hmu.edu.vn/course/index.php?categoryid=66
Tài Liệu Hô Hấp - Thư Viện Y Học

thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /