Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá :
"Chứng hàn nhiệt lỗi (loa) lịch, thường sinh ra ở vùng cổ và nách, đây là do khí gì đã sinh ra ?”[1].
Kỳ Bá đáp :
"Đây là do độc khí của chứng thử lũ hàn nhiệt lưu lại trong mạch rồi không đi nữa, gây ra”[2].
Hoàng Đế hỏi:
"Cách trị như thế nào ?”[3].
Kỳ Bá đáp :
"Cái gốc của chứng bệnh này đều do ở nội tạng[4]. Ngọn của nó lên trên để xuất ra trong khoảng vùng cổ và nách, trường hợp nếu độc khí còn nổi lên ở kinh mạch mà vẫn chưa đi sâu vào vùng cơ nhục để hóa thành máu và mủ, trường hợp này dễ chữa”[5].
Hoàng Đế hỏi:
"Phép trị liệu phải như thế nào ?”[6].
Kỳ Bá đáp :
"Xin đi từ gốc để dần lên đến ngọn, trên con đường này ta làm thế nào để cho tà độc giảm dần, dừng lại sự phát tác của hàn nhiệt, nên thẩm xét con đường đi của tà độc trên kinh mạch nào, để từ đó chọn huyệt châm trị[7].
Nên áp dụng phương pháp bổ tả bằng cách châm kim vào chậm, hoặc rút kim ra chậm nhằm xua đuổi tà độc đang uẩn súc bên trong nội tạng, nếu như những vết ấy nhỏ như hạt lúa mạch, ta châm 1 lần là có kết quả, châm 3 lần là khỏi bệnh”[8].
Hoàng Đế hỏi:
"Làm thế nào để đoán được sự sống chết nặng hay nhẹ của chứng bệnh ?”[9].
Kỳ Bá đáp :
"Ta lật mí mắt lên để nhìn xem bên trong, nếu bên trong mắt có những mạch máu đỏ từ trên xuống dưới xuyên qua đồng tử đó là tình huống nguy hiểm[10].
Nếu chỉ có 1 đường mạch máu thì 1 năm sau sẽ chết[11]
Nếu có 1 đường rưỡi mạch máu thì 1 năm rưỡi sau sẽ chết[12
Nếu có 2 đường mạch máu thì 2 năm sau sẽ chết[13]; Nếu có 3 đường mạch máu thì 3 năm sau sẽ chết[14]; Còn như thấy có đường mạch máu mà không xuyên qua đồng tử thì có thể còn trị được”[15]
寒熱篇第七十
黃帝問於岐伯曰:寒熱瘰癧,在於頸腋者,皆何氣使生?岐伯曰:此皆鼠瘻寒熱之毒氣也,留於脈而不去者也。
黃帝曰:去之奈何?岐伯曰:鼠瘻之本,皆在於臟,其末上出於頸腋之間,其浮於脈中,而未內著於肌肉而外為膿血者,易去也。黃帝曰:去之奈何?岐伯曰:請從其本,引其末,可使衰去而絕其寒熱。審按其道以予之,徐往徐來以去之。其小如麥者,一刺知,三刺而已。
黃帝曰:決其生死奈何?岐伯曰:反其目視之,其中有赤脈上下貫瞳子,見一脈一歲死,見一脈半一歲半死,見二脈二歲死,見二脈半二歲半死,見三脈三歲而死。赤脈不下貫瞳子,可治也。