ĐẠI CƯƠNG
Ho là một phản xạ sinh lý bảo vệ cơ thể tống những dị vật tại đường hô hấp ra khỏi cơ thể đồng thời cũng là một triệu chứng của nhiều loại bệnh thuộc đường hô hấp hoặc bệnh của các cơ quan khác trong cơ thể có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
2 Từ 'khái" và 'thấu" có nghĩa khác nhau:
Khái là có tiếng mà không có đờm
Còn thấu là có đờm mà không có tiếng
Nhưng thường đi đôi với nhau nên gọi là chứng ‘khái thấu ‘'
“Khái là ho không có đờm mà có tiếng
vì Phế khí tổn thương cho nên tiếng không thanh
Thấu là không có tiếng mà có đờm
vì Tỳ thấp khuấy động nên sinh ra đờm.
Khái thấu là vừa có tiếng vừa có đờm vì Phế khí tổn thương lại quấy động đến Tỳ thấp”.
Ho là triệu chứng của phế thường gặp ở các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, giãn phế quản v.v...
Ho là triệu chứng của phế thường gặp ở các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, giãn phế quản v.v...
Thường do viêm họng, viêm amidan , v.v, Lao thanh quản.
+ Ho có đờm :
+ Ho có đờm :
Viêm phế quản, thanh quản, viêm phổi.
+ Ho thủng thẳng :
+ Ho thủng thẳng :
viêm họng, lao phổi.
+ Ho từng cơn rũ rượi :
+ Ho từng cơn rũ rượi :
ho gà, hen phế quản, chèn ép trung thất.
+ Ho khan tiếng :
+ Ho khan tiếng :
viêm họng, viêm thanh quản
Nguyên Nhân
Nguyên nhân ho có nhiều
Có thể qui lại thành 2 loại: Ho do ngoại cảm và ho do nội thương
1 - Ngoại cảm các tà khí:
Phong hàn táo nhiệt là chủ yếu, xâm nhập cơ thể qua đường miệng, mũi hoăïc qua da lông, khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho.
2 . Ho nội thương :
là do chức năng các tạng phủ mất điều hòa, thường gặp các nguyên nhân sau
Tỳ hư sinh đờm:
Do chức năng tỳ suy giảm, thủy cốc không được vận hóa hấp thu đầy đủ sinh đờm, ủng tắc ở phế gây phế khí không thông sinh ho. Sách Y văn cổ có câu: ‘Tỳ sinh đờm mà phế trữ đờm’ là theo ý đó
Can hỏa phạm phế:
Mạch Can lên sườn ngực đi vào phế.
Can khí uất, nghịch hóa hỏa nung đốt phế gây ho.
Phế hư tổn:
Phế nhiệt lâu ngày làm cho phần âm bị hư tổn, phế khí không đủ gây ho, phế khí nghịch gây khó thở.
Thận khí hư không nạp khí
(phế chủ hô, thận chủ hấp) sinh ho kèm hụt hơi, khó thở. Thận chủ thủy, thận hư thủy phiếm sinh đờm làm cho ho nặng thêm.
Ngoài ra chứng ho ngoại cảm kéo dài dễ phát triển thành ho nội thương.
Biện Chứng Luận Trị
Biện chứng luận trị chứng ho
Chủ yếu phân biệt ho ngoại cảm hoặc ho do nội thương.
Ho do ngoại cảm thường
Là bệnh mới mắc thời gian ngắn, kèm theo các triệu chứng bệnh ngoại cảm. Phép trị chủ yếu là tuyên thông phế khí, sơ tán ngoại tà, chưa nên vội dùng thuốc chỉ khái.
Ho do nội thương
Thường bệnh mắc đã lâu ngày thường kèm theo các triệu chứng bệnh lý của tạng phủ. Phép trị chủ yếu là điều lý tạng phủ như kiện tỳ, dưỡng phế, thanh tiết can hỏa, bổ thận khí âm.
Triệu Chứng
Nguyên Nhân
Nguyên nhân ho có nhiều
Có thể qui lại thành 2 loại: Ho do ngoại cảm và ho do nội thương
1 - Ngoại cảm các tà khí:
Phong hàn táo nhiệt là chủ yếu, xâm nhập cơ thể qua đường miệng, mũi hoăïc qua da lông, khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho.
2 . Ho nội thương :
là do chức năng các tạng phủ mất điều hòa, thường gặp các nguyên nhân sau
Tỳ hư sinh đờm:
Do chức năng tỳ suy giảm, thủy cốc không được vận hóa hấp thu đầy đủ sinh đờm, ủng tắc ở phế gây phế khí không thông sinh ho. Sách Y văn cổ có câu: ‘Tỳ sinh đờm mà phế trữ đờm’ là theo ý đó
Can hỏa phạm phế:
Mạch Can lên sườn ngực đi vào phế.
Can khí uất, nghịch hóa hỏa nung đốt phế gây ho.
Phế hư tổn:
Phế nhiệt lâu ngày làm cho phần âm bị hư tổn, phế khí không đủ gây ho, phế khí nghịch gây khó thở.
Thận khí hư không nạp khí
(phế chủ hô, thận chủ hấp) sinh ho kèm hụt hơi, khó thở. Thận chủ thủy, thận hư thủy phiếm sinh đờm làm cho ho nặng thêm.
Ngoài ra chứng ho ngoại cảm kéo dài dễ phát triển thành ho nội thương.
Biện Chứng Luận Trị
Biện chứng luận trị chứng ho
Chủ yếu phân biệt ho ngoại cảm hoặc ho do nội thương.
Ho do ngoại cảm thường
Là bệnh mới mắc thời gian ngắn, kèm theo các triệu chứng bệnh ngoại cảm. Phép trị chủ yếu là tuyên thông phế khí, sơ tán ngoại tà, chưa nên vội dùng thuốc chỉ khái.
Ho do nội thương
Thường bệnh mắc đã lâu ngày thường kèm theo các triệu chứng bệnh lý của tạng phủ. Phép trị chủ yếu là điều lý tạng phủ như kiện tỳ, dưỡng phế, thanh tiết can hỏa, bổ thận khí âm.
Triệu Chứng
1 - Ho Ngoại Cảm
Thường gặp có mấy thể bệnh:
+ Ho Do Phong Hàn
(Phong Hàn Khái Thấu):
Ho, đờm loãng trắng, nghẹt mũi, chảy mũi nước trong, hắt hơi, gai rét, không có mồ hôi, khớp xương nhức, đầu đau căng tức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù hoặc Khẩn.
Biện chứng :
Phong hàn xâm nhập vào Phế, ngăn trở ở họng làm cho Phế khí không thông, sinh ra ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Đờm màu trắng, chảy nước mũi trong là dấu hiệu của hàn. Phong hàn ngăn trở phần biểu cho nên sợ lạnh, không ra mồ hôi, đầu đau, xương khớp nhức.
Rêu lưỡi trắng . Mạch Phù là dấu hiệu phong hàn ở biểu.
Điều trị : Sơ phong, tán hàn, tuyên phế, hóa đờm.
Dùng bài Hạnh Tô Tán gia giảm
(Tử tô, Sinh khương để sơ tán phong hàn; Tiền hồ, Hạnh nhân, Cát cánh tuyên Phế, hóa đờm, trị ho. Thêm Ma hoàng để tăng tác dụng tán hàn . Trần bì, Bán hạ là thuốc táo thấp, hóa đờm)
Thường gặp có mấy thể bệnh:
+ Ho Do Phong Hàn
(Phong Hàn Khái Thấu):
Ho, đờm loãng trắng, nghẹt mũi, chảy mũi nước trong, hắt hơi, gai rét, không có mồ hôi, khớp xương nhức, đầu đau căng tức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù hoặc Khẩn.
Biện chứng :
Phong hàn xâm nhập vào Phế, ngăn trở ở họng làm cho Phế khí không thông, sinh ra ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Đờm màu trắng, chảy nước mũi trong là dấu hiệu của hàn. Phong hàn ngăn trở phần biểu cho nên sợ lạnh, không ra mồ hôi, đầu đau, xương khớp nhức.
Rêu lưỡi trắng . Mạch Phù là dấu hiệu phong hàn ở biểu.
Điều trị : Sơ phong, tán hàn, tuyên phế, hóa đờm.
Dùng bài Hạnh Tô Tán gia giảm
(Tử tô, Sinh khương để sơ tán phong hàn; Tiền hồ, Hạnh nhân, Cát cánh tuyên Phế, hóa đờm, trị ho. Thêm Ma hoàng để tăng tác dụng tán hàn . Trần bì, Bán hạ là thuốc táo thấp, hóa đờm)
+ Ho Do Phong Nhiệt
(Phong Nhiệt Khái Thấu): Ho đờm vàng dính, khát, họng đau, chảy nước mũi đục, cơ thể nóng, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, toàn thân đau mỏi, rêu lưỡi vàng mỏng hoặc trắng mỏng, mạch Phù Sác.
Biện chứng:
Ho đờm dính, mũi chảy nước vàng, họng đau, khát đều do phong nhiệt xâm nhập vào Phế, làm cho Phế khí không thanh. Phong nhiệt bao vây cơ biểu, doanh vệ không hòa cho nên ra mồ hôi, sợ gió, đầu đau, toàn thân đau mỏi, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Phù Sác.
Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên Phế.
Dùng bài Tang Cúc Ẩm gia giảm
(Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều để tân lương giải biểu, thanh phong nhiệt; Hạnh nhân, Cát cánh, Lô căn để hóa đờm, thanh nhiệt. Cũng có thể thêm Tiền hồ, Ngưu bàng để tăng sức tuyên Phế)
+ Ho Do Thu Táo
Ho vào mùa thu, có những triệu chứng khô ráo, gọi là Thu Táo.
Chứng: Ho khan, ít đờm, mũi và họng khô, lưỡi khô, ít tân dịch. Hoặc sốt, sợ gió, họng đau, trong đờm có lẫn máu, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch Phù, Sác. Hoặc sợ lạnh, sốt, không mồ hôi, xương đau nhức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.
Biện chứng:
Chứng này do táo gây nên
Táo thắng thì khô, vì vậy chứng chủ yếu là ho ít đờm, mũi khô, họng khô, lưỡi khô, ít rêu. Nếu hơi sợ lạnh, họng đau, đờm có lẫn máu, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ là táo tà kết hợp với phong nhiệt, gọi là Ôn Táo. Nếu đồng thời xuất hiện sợ lạnh, không mồ hôi, xương đau mỏi, rêu lưỡi trắng...là táo kết hợp với phong hàn gọi là Lương Táo.
Điều trị: Nhuận táo, dưỡng Phế
Ôn táo: sơ phong, thanh nhiệt
Lương táo: sơ tán phong hàn
Điều trị: dùng bài Tang Hạnh Thang gia giảm.
(Tang diệp, Đậu xị vị cay, tính mát để sơ phong; Sa sâm, Lê bì dưỡng âm, nhuận Phế; Hạnh nhân, Bối mẫu hóa đờm, trị ho).
Ho do ôn táo có thể thêm các vị thanh nhuận như Qua lâu bì
Mạch môn, Lô căn.
Lương táo, dùng bài này, bỏ Tang diệp, Sa sâm, Lê bì, thêm Kinh giới, Phòng phong, Tử uyển, Khoản đông hoa để tán hàn, tuyên Phế, hóa đờm.
2 - Ho Do Nội Thương
Thường gặp các thể bệnh sau
- Tỳ Hư Đờm Thấp
Ho nhiều đờm trắng đặc, ngực bụng đầy tức, ăn không biết ngon, mệt mỏi, chân tay nặng nề, rêu lưới dày nhớt, thân lưỡi bệu, mạch Hoạt, Ngược hoặc Nhu Hoạt
Biện chứng:
Đờm thấp xâm nhập Phế làm cho Phế khí bị ngăn trở gây nên ho đờm trắng dính, ngực bụng khó chịu, kém ăn, rêu lưỡi trắng nhớt đều là dấu hiệu đờm thấp làm khốn Tỳ
Điều trị:
Kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm.
Nếu ho nhiều:
Dùng phép táo, hóa đờm là chính, lúc giảm ho dùng kiện tỳ là chính.
Dùng bài Lục Quân Tử Thang hợp với Bình Vị Tán gia giảm.
(Trong bài, Đảng sâm + Bạch truật + Bạch linh + Cam thảo (tức là bài Tứ Quân Tử) để kiện tỳ; Trần bì + Bán hạ + Thương truật + Hậu phác để táo thấp, hóa đờm).
Lúc cơn ho nhiều:
Thêm Hạnh nhân + Ý dĩ nhân để tuyên phế hóa đờm.
Trường hợp thấp đờm uất hóa nhiệt
(đờm vàng, người sốt, họng khô, táo bón, mạch Hoạt Sác, rêu lưỡi vàng...),
dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị (Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, Cát cánh để thông phế, chỉ khái . Thạch cao, Hoàng cầm, Ngư tinh thảo để thanh phế nhiệt; Qua lâu nhân, Bối mẫu hóa nhiệt đờm; Bỏ Thương truật, Hậu phác.
Can Hỏa Phạm Phế: Ho do khí nghịch, ngực sườn đầy tức, ngực đau, tính tình nóng nảy, người bứt rứt khó chịu, miệng khô, họng khô, mặt đỏ. lưỡi đỏ, lưỡi khô, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền Sác.
Biện chứng:
Can khí uất kết, khí uất hóa hỏa,
Can hỏa xâm nhập vào Phế gây nên ho, họng khô ráo, khi ho thì đỏ mặt
Đường kinh Can vận hành ngang qua hông sườn, vì vậy khi ho thì đau lan đến sườn.
Mạch Huyền Sác thuộc Can hỏa.
Rêu lưỡi vàng, ít tân dịch là Can hỏa phạm Phế. Phế nhiệt, tân dịch thiếu.
Điều trị:
Thanh can, tả hỏa, nhuận phế, hóa đờm.
Dùng bài Thanh Kim Hóa Đờm Thang Gia Giảm.
(Trong bài, Hoàng cầm, Chi tử, Tang bạch bì phối hợp dùng để thanh can hỏa và thanh phế nhiệt; Qua lâu nhân, Bối mẫu, Mạch môn dưỡng âm, nhuận phế, hóa đàm, chỉ khái, thêm Địa cốt bì tả phế nhiệt).
Phế Âm Hư
Bệnh có thể do ngoại cảm táo khí lâu ngày hoặc do phế nhiệt kéo dài gây phế âm hư. Bệnh diễn tiến chậm, ho khan, ít đờm hoặc đờm có máu, da nóng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, miệng khô, họng khô, sốt về chiều hoặc về đêm, má đỏ, lòng bàn chân tay nóng, ít ngủ mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.
- Biện chứng:
Phế âm bất túc, Phế khí nghịch lên gây ra ho khan, ít đờm. Âm hư, tân dịch ít cho nên họng khô, miệng táo. Âm hư nặng thì hỏa vượng, sốt về chiều, lòng bàn tay chân nóng, gò má đỏ, tâm phiền, mất ngủ, mồ hôi trộm là do hư hỏa gây nên. Chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác là biểu hiện của âm hư hỏa vượng.
Điều trị:
Dưỡng âm, thanh phế, hóa đờm, chỉ khái
Dùng bài Sa Sâm Mạch Đông Thang gia giảm.
(Trong bài dùng Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Thiên hoa phấn để dưỡng âm, nhuận Phế,chỉ khái; Biển đậu, Cam thảo để kiện Tỳ. Thêm Hạnh nhân, Bối mẫu để giáng khí, hóa đờm).
Tóm lại
Ho chia làm hai loại lớn là Ngoại cảm và Nội Thương.
Ho do ngoại cảm thường do phong hàn hoặc phong nhiệt gây nên, phát bệnh khá nhanh, điều trị cũng mau đỡ.
Tuy nhiên nếu kèm thấp hoặc táo thì kết quả chậm hơn.
Ho do Nội thương thường là mạn tính, trong đó loại ho do đờm trọc thường gặp nhất. Chứng ho do Phế hư mới phát còn nhẹ, nếu coi thường sẽ dần dần nặng thêm.
Ho vào mùa thu, có những triệu chứng khô ráo, gọi là Thu Táo.
Chứng: Ho khan, ít đờm, mũi và họng khô, lưỡi khô, ít tân dịch. Hoặc sốt, sợ gió, họng đau, trong đờm có lẫn máu, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch Phù, Sác. Hoặc sợ lạnh, sốt, không mồ hôi, xương đau nhức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.
Biện chứng:
Chứng này do táo gây nên
Táo thắng thì khô, vì vậy chứng chủ yếu là ho ít đờm, mũi khô, họng khô, lưỡi khô, ít rêu. Nếu hơi sợ lạnh, họng đau, đờm có lẫn máu, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ là táo tà kết hợp với phong nhiệt, gọi là Ôn Táo. Nếu đồng thời xuất hiện sợ lạnh, không mồ hôi, xương đau mỏi, rêu lưỡi trắng...là táo kết hợp với phong hàn gọi là Lương Táo.
Điều trị: Nhuận táo, dưỡng Phế
Ôn táo: sơ phong, thanh nhiệt
Lương táo: sơ tán phong hàn
Điều trị: dùng bài Tang Hạnh Thang gia giảm.
(Tang diệp, Đậu xị vị cay, tính mát để sơ phong; Sa sâm, Lê bì dưỡng âm, nhuận Phế; Hạnh nhân, Bối mẫu hóa đờm, trị ho).
Ho do ôn táo có thể thêm các vị thanh nhuận như Qua lâu bì
Mạch môn, Lô căn.
Lương táo, dùng bài này, bỏ Tang diệp, Sa sâm, Lê bì, thêm Kinh giới, Phòng phong, Tử uyển, Khoản đông hoa để tán hàn, tuyên Phế, hóa đờm.
2 - Ho Do Nội Thương
Thường gặp các thể bệnh sau
- Tỳ Hư Đờm Thấp
Ho nhiều đờm trắng đặc, ngực bụng đầy tức, ăn không biết ngon, mệt mỏi, chân tay nặng nề, rêu lưới dày nhớt, thân lưỡi bệu, mạch Hoạt, Ngược hoặc Nhu Hoạt
Biện chứng:
Đờm thấp xâm nhập Phế làm cho Phế khí bị ngăn trở gây nên ho đờm trắng dính, ngực bụng khó chịu, kém ăn, rêu lưỡi trắng nhớt đều là dấu hiệu đờm thấp làm khốn Tỳ
Điều trị:
Kiện tỳ, táo thấp, hóa đờm.
Nếu ho nhiều:
Dùng phép táo, hóa đờm là chính, lúc giảm ho dùng kiện tỳ là chính.
Dùng bài Lục Quân Tử Thang hợp với Bình Vị Tán gia giảm.
(Trong bài, Đảng sâm + Bạch truật + Bạch linh + Cam thảo (tức là bài Tứ Quân Tử) để kiện tỳ; Trần bì + Bán hạ + Thương truật + Hậu phác để táo thấp, hóa đờm).
Lúc cơn ho nhiều:
Thêm Hạnh nhân + Ý dĩ nhân để tuyên phế hóa đờm.
Trường hợp thấp đờm uất hóa nhiệt
(đờm vàng, người sốt, họng khô, táo bón, mạch Hoạt Sác, rêu lưỡi vàng...),
dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị (Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, Cát cánh để thông phế, chỉ khái . Thạch cao, Hoàng cầm, Ngư tinh thảo để thanh phế nhiệt; Qua lâu nhân, Bối mẫu hóa nhiệt đờm; Bỏ Thương truật, Hậu phác.
Can Hỏa Phạm Phế: Ho do khí nghịch, ngực sườn đầy tức, ngực đau, tính tình nóng nảy, người bứt rứt khó chịu, miệng khô, họng khô, mặt đỏ. lưỡi đỏ, lưỡi khô, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền Sác.
Biện chứng:
Can khí uất kết, khí uất hóa hỏa,
Can hỏa xâm nhập vào Phế gây nên ho, họng khô ráo, khi ho thì đỏ mặt
Đường kinh Can vận hành ngang qua hông sườn, vì vậy khi ho thì đau lan đến sườn.
Mạch Huyền Sác thuộc Can hỏa.
Rêu lưỡi vàng, ít tân dịch là Can hỏa phạm Phế. Phế nhiệt, tân dịch thiếu.
Điều trị:
Thanh can, tả hỏa, nhuận phế, hóa đờm.
Dùng bài Thanh Kim Hóa Đờm Thang Gia Giảm.
(Trong bài, Hoàng cầm, Chi tử, Tang bạch bì phối hợp dùng để thanh can hỏa và thanh phế nhiệt; Qua lâu nhân, Bối mẫu, Mạch môn dưỡng âm, nhuận phế, hóa đàm, chỉ khái, thêm Địa cốt bì tả phế nhiệt).
Phế Âm Hư
Bệnh có thể do ngoại cảm táo khí lâu ngày hoặc do phế nhiệt kéo dài gây phế âm hư. Bệnh diễn tiến chậm, ho khan, ít đờm hoặc đờm có máu, da nóng, người gầy, mệt mỏi, ăn kém, miệng khô, họng khô, sốt về chiều hoặc về đêm, má đỏ, lòng bàn chân tay nóng, ít ngủ mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.
- Biện chứng:
Phế âm bất túc, Phế khí nghịch lên gây ra ho khan, ít đờm. Âm hư, tân dịch ít cho nên họng khô, miệng táo. Âm hư nặng thì hỏa vượng, sốt về chiều, lòng bàn tay chân nóng, gò má đỏ, tâm phiền, mất ngủ, mồ hôi trộm là do hư hỏa gây nên. Chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác là biểu hiện của âm hư hỏa vượng.
Điều trị:
Dưỡng âm, thanh phế, hóa đờm, chỉ khái
Dùng bài Sa Sâm Mạch Đông Thang gia giảm.
(Trong bài dùng Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Thiên hoa phấn để dưỡng âm, nhuận Phế,chỉ khái; Biển đậu, Cam thảo để kiện Tỳ. Thêm Hạnh nhân, Bối mẫu để giáng khí, hóa đờm).
Tóm lại
Ho chia làm hai loại lớn là Ngoại cảm và Nội Thương.
Ho do ngoại cảm thường do phong hàn hoặc phong nhiệt gây nên, phát bệnh khá nhanh, điều trị cũng mau đỡ.
Tuy nhiên nếu kèm thấp hoặc táo thì kết quả chậm hơn.
Ho do Nội thương thường là mạn tính, trong đó loại ho do đờm trọc thường gặp nhất. Chứng ho do Phế hư mới phát còn nhẹ, nếu coi thường sẽ dần dần nặng thêm.