TRƯỚNG LUẬN
"Mạch ứng với Thốn khẩu, như thế nào mới là mạch của bệnh trướng ?" [1].
Kỳ Bá đáp :
"Mạch của Thốn khẩu đại kiên đến sắc, đó là thuộc mạch của bệnh trướng"[2].
Hoàng Đế hỏi:
"Làm thế nào biết được chứng trướng của tạng hay phủ ?"[3].
Kỳ Bá đáp :
"Âm thuộc tạng, Dương thuộc phủ"[4].
Hoàng Đế hỏi:
"Ôi ! Khí làm cho con người bị trướng, nó ở trong huyết mạch ư ? Ở bên trong tạng phủ ư ?"[5].
Kỳ Bá đáp :
"Cả 3 đều có, tuy nhiên chúng vẫn không phải là nơi ở của bệnh trướng"[6].
Hoàng Đế hỏi:
"Ta mong được nghe về chỗ ở của bệnh trướng"[7].
Kỳ Bá đáp :
"Ôi ! Bệnh trướng nằm ở bên ngoài của tạng phủ, dọc theo tạng phủ nhưng lại nở rộng ở vùng ngực và hông sườn, làm trướng ở bì phu, cho nên gọi tên là trướng"[8].
Hoàng Đế hỏi:
"Tạng phủ nằm bên trong lồng ngực, hông sườn, trong bụng, ví như những chiếc hộp tàng giữ những vật qúy báu vậy, chúng đều có chỗ ở theo thứ lớp, khác tên nhau, nhưng lại cùng ở một nơi, một vùng, khí của mỗi tạng phủ đều phát ra những chứng trạng khác nhau, ta mong được giải thích về vấn đề trên"[9].
Hoàng Đế nói:
"Ta chưa hiểu được ý của phu tử, xin hỏi tiếp"[10].
Kỳ Bá đáp :
"Ôi ! Ngực và bụng là cái quách bên ngoài của tạng phủ[11].
Chiên Trung là cung thành của Tâm chủ[12].
Vị là cái kho lớn[13].
Yết hầu và Tiểu trường có nhiệm vụ truyền đưa[14].
Ngũ khiếu của Vị đóng vai cổng, hẻm, cửa lớn, cửa nhỏ[15].
Huyệt Liêm Tuyền và Ngọc Anh là con đường đi của tân dịch[16]. Cho nên ngũ tạng và lục phủ đều có các bờ bến (giới hạn) của nó và do đó bệnh của nó cũng có những hình trạng riêng mình[17].
Doanh khí tuần hành theo mạch, vệ khí nghịch gây thành chứng mạch trướng[18].
Vệ khí nhập chung lại với mạch, tuần hành theo vùng phận nhục gây thành chứng phu trướng[19].
Nên thủ huyệt Tam Lý để tả, (tà khí) ở cạn châm 1 lần, ở xa (sâu) châm 3 lần, không đặt vấn đề hư thực, cái khéo là mau mau châm tả"[20].
Hoàng Đế nói:
"Ta mong được nghe về hình trạng của bệnh trướng"[21].
Kỳ Bá đáp :
"Ôi ! Bệnh Tâm trướng làm cho Tâm phiền, hơi thở ngắn, nằm không yên[22].
Bệnh Phế trướng làm cho người hư mà đầy, suyễn ho[23].
Bệnh Can trướng làm cho dưới hông sườn bị đầy mà đau, dẫn xuống đến vùng thiếu phúc[24].
Bệnh Tỳ trướng làm cho hay bị ói, tay chân phiền muộn, nặng nề, không mặc được quần áo, nằm không yên[25].
Bệnh Thận trướng làm cho bụng bị đầy lan ra vùng lưng, đau từ thắt lưng đến vùng xương đùi[26].
Lục phủ trướng: chứng Vị trướng làm cho bụng bị đầy, Vị hoãn đau, mũi nghe mùi khét, hôi thối, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, đại tiện khó khăn[27].
Chứng đại trường trướng làm cho sôi ruột mà đau, tiếng kêu rồn rột, nếu mùa đông mà bị trúng cảm bởi hàn khí thì sẽ bị chứng xôn tiết, ăn không tiêu hóa[28].
Chứng Tiểu trường trướng làm cho vùng thiếu phúc bị sưng trướng, đau dẫn đến vùng thắt lưng[29].
Chứng Bàng quang trướng làm cho vùng thiếu phúc bị đầy và khí làm cho tiểu tiện bị bí[30].
Chứng Tam tiêu trướng làm cho khí bị đầy ở trong khoảng bì phu, dáng mềm mại mà không cứng[31].
Chứng Đởm trướng làm cho dưới hông sườn bị trướng, trong miệng bị đắng, dễ bị thở mạnh[32].
Phàm tất cả các chứng trướng trên, con đường đưa đến chỉ là một mà thôi, nếu ta rõ được những điều nghịch và thuận của nó thì việc châm thuật sẽ không bị thất thố [33].
Nếu ta tả hư, bổ thực thì sẽ làm cho thần khí rời khỏi chỗ của mình, đó là ta đã giúp cho tà khí mà làm mất đi chính khí, chân khí sẽ không còn ổn định, thế là người thầy thuốc vụng về đã làm bại hoại khí huyết, gọi là làm cho yểu mệnh[34].
Nếu ta bổ hư, tả thực, đó là ta điều hòa làm cho chính khí, chân khí trở lại tràn đầy nơi không huyệt của vùng tấu lý, đây mới là người thầy giỏi"[35].
Hoàng Đế hỏi:
"Chứng bệnh trướng sinh ra như thế nào ?"[36].
Kỳ Bá đáp :
"Trong thân thể, vệ khí thường theo với mạch, tuần hành theo vùng phận nhục, vận hành có nghịch thuận, Âm Dương cùng nương theo nhau, như thế mới đắc được thiên hòa, khí doanh vệ mới vận hành xuất nhập, thay đổi ngày đêm, ngũ tạng mới ứng với chiếc vòng ngọc chu nhi phục thỉ, bốn mùa vận hành theo thứ tự, ngũ cốc mới hóa được[37].
Thế nhưng, nếu quyết khí đi xuống dưới, khí doanh vệ không còn lưu hành và ngưng nghỉ không điều hòa, hàn khí nghịch lên trên, chân khí và tà khí cùng đánh nhau, hai khí tranh nhau, bấy giờ mới hợp nhau thành bệnh trướng"[38].
Hoàng Đế hỏi:
"Đúng vậy ! Nhưng dựa vào đâu để ta có thể biết được quá trình kết hợp thành bệnh trên ?"[39].
Kỳ Bá đáp :
"Đó là sự kết hợp giữa tạng phủ và kinh mạch vào với chân khí, cả 3 hợp lại mà thành bệnh"[40].
Hoàng Đế hỏi:
"Khi luận về bệnh trướng, ta không cần hỏi đến hư thực, điều khéo nên làm là mau châm tả, bệnh gần (cạn) châm 1 lần, bệnh xa (sâu) châm 3 lần[41].
Nay có trường hợp, ta đã châm đến 3 lần rồi mà bệnh vẫn không bớt, sai lầm ở chỗ nào ?"[42].
Kỳ Bá đáp :
"Đây nói về phép châm, phải tấn công được vào vùng nhục hoang và phải trúng vào khí huyệt, nếu không châm trúng vào khí huyệt sẽ làm cho khí bị bế bên trong, châm không tấn công được vào vùng nhục hoang sẽ làm cho khí không vận hành, tức là châm phớt cạn, châm trúng phận nhục, như vậy vệ khí sẽ làm loạn với doanh khí và Âm Dương cũng rượt đuổi nhau (loạn)[43].
Đối với bệnh trướng, đáng lẽ phải tả lại không châm tả, do đó mà khí không thoát, châm 3 lần nhưng vẫn không thoát, vậy phải thay đổi huyệt đạo, khi nào khí thoát mới thôi[44].
Khí không thoát thì châm trở lại, có thể vạn toàn, há có gì lo ngại đâu ?[45]
Đối với bệnh trướng, tất phải thẩm định cho rõ phép chẩn, nếu đáng phải tả thì châm tả, đáng phải bổ thì châm bổ, ví như tiếng trống ứng với dùi trống, làm sao có thể không bớt được?”.
脹論篇第三十五
黃帝曰:脈之應於寸口,如何而脹?岐伯曰:其脈大堅以濇者,脹也。黃帝曰:何以知臟腑之脹也?岐伯曰:陰為臟,陽為腑。
黃帝曰:夫氣之令人脹也,在於血脈之中耶?臟腑之內乎?岐伯曰:三者皆存焉,然非脹之舍也。黃帝曰:願聞脹之舍!岐伯曰:夫脹者,皆在於臟腑之外,排臟腑而郭胷脅,脹皮膚,故命曰脹。黃帝曰:臟腑之在胷脅腹裏之內也,若匣匱之藏禁器也,各有次舍,異名而同處一域之中,其氣各異,願聞其故。
黃帝曰:未解其意,再問。岐伯曰:夫胷腹,臟腑之郭也;膻中者,心主之宮城也;胃者,太倉也;咽喉小腸者,傳送也;胃之五竅者,閭里門戶也;廉泉玉英者,津液之道也。故五臟六腑者,各有畔界,其病各有形狀。營氣循脈,衛氣逆為脈脹,衛氣並脈循分為膚脹。三里而瀉,近者一下,遠者三下,無問虛實,工在疾瀉。
黃帝曰:願聞脹形!岐伯曰:夫心脹者,煩心短氣,臥不安;肺脹者,虛滿而喘欬;肝脹者,脅下滿而痛引小腹;脾脹者,善噦,四肢煩悗,體重不能勝衣,臥不安;腎脹者,腹滿引背,央央然腰髀痛。
六腑脹:胃脹者,腹滿,胃脘痛,鼻聞焦臭,妨於食,大便難。大腸脹者,腸鳴而痛濯濯,冬日重感於寒,則飧泄不化。小腸脹者,少腹(月真)脹,引腰而痛。膀胱脹者,少腹滿而氣癃。三焦脹者,氣滿於皮膚中,輕輕然而不堅。膽脹者,脅下痛脹,口中苦,善太息。
凡此諸脹者,其道在一。明知逆順,鍼數不失。瀉虛補實,神去其室。致邪失正,真不可定。粗之所敗,謂之夭命。補虛瀉實,神歸其室。久塞其空,謂之良工。
黃帝曰:脹者焉生?何因而有?岐伯曰:衛氣之在身也,常然並脈,循分肉,行有逆順,陰陽相隨,乃得天和。五臟更始,四時有序,五穀乃化。然後厥氣在下,營衛留止,寒氣逆上,真邪相攻,兩氣相搏,乃合為脹也。
黃帝曰:善。何以解惑?岐伯曰:合之於真,三合而得。帝曰:善。黃帝問於岐伯曰:脹論言無問虛實,工在疾瀉。近者一下,遠者三下。今有其三而不下者,其過焉在?岐伯對曰:此言陷於肉肓而中氣穴者也。不中氣穴,則氣內閉;鍼不陷肓,則氣不行;上越中肉,則衛氣相亂,陰陽相逐。其於脹也,當瀉不瀉,氣故不下,三而不下,必更其道,氣下乃止,不下復始,可以萬全,烏有殆者乎?其於脹也,必審其胗,當瀉則瀉,當補則補。如鼓應桴,惡有不下者乎?