DƯỢC
Tiên học KỲ DƯỢC Hậu học KỲ Y
MẠCH /Là kết quả của việc Chẩn đoán
CHỨNG /Là biểu hiện trạng thái của bệnh
PHƯƠNG *** Là biện chứng luận trị để có thể
Đưa ra một phương thuốc
DƯỢC *** Là những vị thuốc được chọn để chữa trị
1 - Thống kinh
Chứng
Có kinh đau bụng . Đau như cắt ruột . Tay chân lạnh . Buồn nôn . Nhức đầu . Xây xẩm . Rụt rè nhút nhát . Dễ sợ hãi ....Xét qua các triệu chứng trên tất cả đều thuộc huyết hư hàn . Dạ dày yếu .
Mạch
- Mạch trầm tiểu . Chất lưỡi hồng nhạt . Rêu lưỡi trắng mỏng .
Mạch trầm nhỏ thuộc hư hàn - Chất lưỡi hồng nhạt thuộc hư nhiệt - Rêu lưỡi trắng mỏng thuộc hàn .
Chẩn đoán : Thống kinh thuộc hàn . Thiếu máu . Tỳ hư hàn
PHƯƠNG
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Thông kinh . Kiện tỳ . Tán hàn . Chỉ thống
DƯỢC
A . KÊ ĐƠN THEO CỔ PHƯƠNG GIA GIẢM
Bài thuốc Tứ vật Hương . Ích . Ngải gia vị .
Khung 8g . Khai uất . Tán kết . Thông huyết . Tính ôn
Thục 16g . Bổ tâm huyết . Ích tinh tủy . Tính ôn
Quy 12g . Bổ máu . Hoạt huyết và giảm đau . Làm ẩm ruột .
Thược(sao) 8g . Dưỡng huyết . Nhu Can .
Hoãn trung ( làm giảm sự co cứng ) . Chỉ thống
Như vậy Bài tứ vật chủ yếu là
Thông huyết - Dưỡng huyết - Ôn huyết - Chỉ thống
Hương phụ sao 8g . Hành khí . Khai uất . Đau dạ dày .
Ích mẫu 12g . hoạt huyết , khử ứ , sinh tân (thải huyết ứ , sinh huyết mới) . Tiêu thũng . Nên còn là thuốc có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều ... Bế kinh ... Thống kinh ...
Ngải diệp 6g . ôn kinh chỉ huyết . Tán hàn . Chỉ thống . Trừ thấp . Kinh nguyệt không đều . Bụng lạnh đau . Hành kinh đau bụng . Khí hư do hàn . Tử cung lạnh...
Gia giảm :
Bạch truật 12g . Kiện tỳ . trừ thấp ...ôn trung
Quế chi 6g . ôn kinh . Dẫn huyết ra tứ chi . Chỉ thống
Như vậy sau khi đã có
CHẨN ĐOÁN ĐÚNG
PHƯƠNG PHÁP ĐÚNG
VỊ THUỐC ĐÚNG
Thì tiếp theo là Đánh giá tính TƯƠNG TÁC của bài thuốc với một số loại thực phẩm mà chúng ta thường dùng .
Người thầy thuốc mà quên đi phần này kể như còn
THIẾU SÓT RẤT LỚN..
Cũng giống như mấy ông học tây về ... Cháu cứ ăn uống thoải mái đi nếu không cơ thể suy dinh dưỡng . Không phải kiêng cữ gì cả . Nếu bệnh thì lại vào viện ... Vậy như không có tiền thì có dám cứ vào viện nằm các bác giúp cho hay không ...
Người xưa nói “ hễ bưng chén thuốc phải dè miệng ăn ”
Cứ ăn rồi lại uống thuốc .
Lâu dần sẽ kháng thuốc và lúc đó !
Người mà ngày xưa mình tin , mình yêu . Bảo gì cũng nghe ... Chỉ nói một câu rất bình thản ...
Thôi ! đưa về nhà đi rồi cho người ấy muốn ăn gì thì ăn
CÓ BUỒN TỚI ... ĐÁY GIẾNG KHÔNG ...
Còn mấy ông Nửa cựu nửa Tân thì cái gì cũng kiêng dẫn đến bất hợp lý , Cơ thể bị suy nhược và tiếp theo là Nhà sập bìm bìm leo ....
- Mới đầu chỉ là cảm nhiễm phong hàn do cơ thể yếu . Dùng kháng sinh thành đau dạ dày . Từ đau dạ dày tới viêm họng . Từ viêm họng tới viêm mũi xoang nói tóm lại là
- Thuốc đuổi theo chứng
- Chứng chạy theo thuốc
và cái vòng lẩn quẩn sẽ diễn ra ...Tắc ké là mẹ kỳ nhông ...
KIÊNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG
Khi đang bị vết thương hở thì phải phòng ngừa lở loét .
Mùng tơi , rau dền ...
( đây chỉ là thí dụ ) đừng ăn ...
Tại sao vì mùng tơi sinh tân dịch ( sinh ra nước )
Mà cách chữa trị là phải Táo thấp . Tiêu viêm .
Sinh ra nước nhiều . Nếu ăn sẽ bị mưng mủ . Lở loét .
Chảy nước vàng ...
- Đang bị viêm họng thì Nếp . Bắp . Khoai ...
Thịt gà v.v... Cần phải giảm bớt để tránh dị ứng ...
- Đang trị mụn nhọt thì không nên ăn Cua . Tép để tránh lòi sẹo ...
Bài thuốc này Chủ về .
THÔNG HUYẾT
Nên các vị thuốc đều có xu hướng :
Phát tán . Hành khí . Hoạt huyết .
TÁN HÀN
Nên các vị thuốc phần nhiều đều có tính tân ôn . Người Âm hư . Tiểu vàng . Táo bón cần phải gia giảm cho hợp lý ...
ÔN TRUNG
Nên khi dùng kéo dài cân nhắc gia , giảm để tránh sinh ra nội nhiệt .
ÔN TRUNG - TÁN HÀN - THÔNG HUYẾT
Do đó các loại đồ ăn , thức uống có tính hàn thì phải cân nhắc và tư vấn cho người bệnh .
Trên tinh thần : Chu đáo - Tỉ mỉ - Rõ nghĩa - Dễ hiểu ...
CHUA thì vào CAN
Sẽ làm cho Can âm thịnh , can dương hư . Dẫn tới hiện tượng . Tay chân lạnh . Huyết áp hạ . Nhức đầu , xây xẩm do can khí không thăng lên não được . ...
( Tăng huyết áp cấp uống nước chanh nóng thật chua sẽ hạ rất an toàn )
Nhưng không bền vững . Đây cũng là một kinh nghiệm sau nhiều năm . Theo dõi và nghiên cứu
ĐẮNG thì vào TÂM
Ví dụ như bài hoàng liên tả tâm thang .
Tâm nhiệt thịnh thì người ta dùng vị đắng để tả tâm .
Cho nên người tâm hư
( tim hồi hộp , đau nhói vùng tim , hở van tim , lớn tim . Thì tuyệt đối không dùng vị đắng ... Khổ qua , rau đắng ... )
Nếu dùng không đúng thì người bệnh sẽ bị đau trước tim , vùng mõm xương ức , mệt nhiều hơn và nếu người thiếu kiến thức sẽ không thể biết tại sao lại như thế ...
Để rồi lại về hùa với sự chẩn đoán sơ sài là suy nhược thần kinh tim . Thiếu máu cơ tim ....
NGỌT thì vào TỲ ...v.v...
Trên đây là một vài thí dụ về tương tác thuốc và Ẩm - Thực Cần suy xét thấu đáo . Để áp dụng tốt nhất ...
Nghiên cứu tiếp theo là tính
DẪN TRUYỀN - THĂNG HAY GIÁNG
Trong đông y có các vị thuốc dẫn kinh hay còn gọi là sứ
Như xuyên khung dẫn lên đỉnh đầu
Bạch thược dẫn vào tỳ ...
- Người có huyết áp thấp không nên dùng thường xuyên Rau má , Giá sống . Nước dừa ...
Bởi vì Ngoài tính thanh nhiệt chúng còn một tính chất là
Dẫn huyết đi xuống
Giống như ngưu tất ... Trạch tả ...
Một số loại rau cải có tính giáng khí như Cải Bẹ xanh . Lá tía tô ...
(Thí dụ thôi ) Người khí yếu , dương hư .
Dễ mệt thì không nên ăn hàng ngày .
- Người tỳ hư hàn thì :
CHUA - ĐẮNG - LẠNH nhất định phải kiêng .
- Người tỳ hư nhiệt thì
NGỌT - BÉO - MẶN chúng ta nên giảm .
Cần cân nhắc thật kỹ Tính Thăng hay Giáng của vị thuốc . Bài thuốc . Trước khi Quyết định kê đơn thuốc .
Căn cứ vào tác dụng của các vị thuốc và đối chứng với các triệu chứng thấy được trên người bệnh nhân mà kê đơn theo nguyên tắc .
Quân . Thần . Tá . Sứ
Gia giảm tạo thành đơn thuốc .
Trong bài tứ vật thang .
Chúng ta thấy tính chất chủ yếu là Dưỡng huyết . Bổ huyết .
Do đó
CHỦ QUÂN sẽ là vị Đương qui + Ích mẫu
CHỦ THẦN là vị Thục địa + Bạch truật
TÁ DƯỢC là vị Bạch thược + Ngải diệp
SỨ DƯỢC là vị Xuyên khung + Hương phụ + quế
Với mục tiêu ban đầu là chữa trị THỐNG KINH
( có kinh đau bụng )
Nói tóm lại khi chúng ta hiểu rõ tính chất dược lý của các vị thuốc thÌ sự xắp xếp sẽ đơn giản hơn rất nhiều và không bị lúng túng khi gặp bệnh cảnh có NỀN phức tạp
Khi đối chứng lập phương thì
Chúng ta thấy là huyết áp thấp , chân tay lạnh , biếng ăn , nhức đầu
với các triệu chứng trên đây + Các vị thuốc là hoàn toàn hợp lý
Bài thuốc chung được xây dựng để giải quyết các triệu chứng chính của người bệnh , sau đó gia giảm theo thực tế lâm sàng qua triệu chứng theo tác dụng dược lý Ðông y .
Họ và Tên : Nguyễn Thị A . Tuổi : 18
Nơi Cư Trú : Đường 19/ .K2 .Thị xã Duyên hải . Trà vinh
Diễn biến bệnh
- Gầy ốm . Tay chân lạnh . Ăn uống kém . Có kinh đau bụng . đau thắt từng chặp . Đau lưng . Muốn ói . hơi nhức đầu ... Miệng nhạt ...
- Triệu chứng chính : Đau bụng khi hành kinh
- Thể hình : Gầy
- Huyết áp 01 : 100/80 mm/hg tay phải
- Huyết áp 02 : 97/80 mm/hg tay trái
- Tiểu tiện : trong , nhiều lần
- Đại tiện : khi táo , khi nhão
- Mạch : Trầm hoạt sác . chất lưỡi hồng nhạt . Rêu lưỡi trắng mỏng
Chẩn Đoán :
Bát cương thuộc Lý
Tạng phủ thuộc Tỳ Vị
Nguyên Nhân thuộc nội nhân
Thống kinh do hư hàn
Phương pháp điều trị :
Điều kinh . Ôn trung . Tán hàn . Chỉ thống
Bài thuốc tứ vật Hương - Ich - Ngải
Gia diên hồ sách .. Bạch truật . . Quế .
- Xuyên khung 8g . Thục địa 12g . Toàn đương qui 12g . Sao bạch thược 8g . Hương phụ chế 8g . Ngải diệp 6g . Ích mẫu 12g .
- Gia giảm Diên hồ sách . Bạch truật .. . Quế chi ...
Phân tích các vị thuốc
ĐƯƠNG QUI
- Đương qui là đang quay về . Vậy có nghĩa là sẽ làm cho máu quay về đúng vị trí . Đi đúng đường . ( vậy sẽ định hướng cho huyết )
THỤC ĐỊA - Tính ôn . Chủ về sinh tinh . Dưỡng âm , thoái dương , lương huyết , sinh huyết . Qua nhiều năm phục dược chúng tôi thấy vị Thục địa ngoài sự nê trệ gây tiêu chảy thì cái dễ nhận thấy nhất là CHÁN ĂN 90% người bệnh đều nói là làm biếng ăn . Vậy tốt nhất là nên dùng Thục địa nướng . Hay can thục địa để khắc phục . Bởi vì không đói bụng thì người ta sẽ nghỉ uống ...
BẠCH THƯỢC
- Chủ trị các chứng can huyết hư , cơ thể hư nhược , nhiều mồ hôi , kinh nguyệt không đều , các chứng bệnh của thai sản, các chứng âm huyết hư, can dương thịnh, can phong động, các chứng đau do bệnh của can .
- Ngực đầy . Vị hàn (Bao tử lạnh) :
Cấm dùng .
Sách ‘ Bản Thảo Kinh Sơ ’ Ghi :
Bạch thược có tính chua vị lạnh , đau bụng do trúng hàn , trúng hàn làm tiêu chảy , bụng đau do lạnh , cảm giác lạnh trong bụng thì cấm dùng . Trong bài này bạch thược được sao với rượu ( Tửu thược ) .
XUYÊN KHUNG
- Hoạt huyết . Hành khí . Khu phong . Chỉ thống . Chủ trị các chứng rối loạn kinh nguyệt . Bế kinh . Thống kinh .
HƯƠNG PHỤ
- Hương phụ có tác dụng Sơ can . Lý khí . Điều kinh . Chỉ thống . Khai uất làm cho cơ thể có cảm giác dễ chịu .
ÍCH MẪU - ích mẫu có vị cay đắng , tính mát , đi vào kinh can và tâm bào nên có tác dụng hoạt huyết , khử ứ , sinh tân ( thải huyết ứ , sinh huyết mới ) . Tiêu thủy nên còn là thuốc có tác dụng trị nhiều bệnh cho chị em như điều kinh , tiêu thũng , chữa kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt) , đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều , giảm đau .
NGẢI DIỆP
- ôn kinh , chỉ huyết , tán hàn , chỉ thống , trừ thấp . kinh nguyệt không đều , bụng lạnh đau , hành kinh đau bụng , khí hư do hàn , chứng vô sinh ( do tử cung lạnh) .
DIÊN HỒ SÁCH
- Diên hồ sách có tác dụng hoạt huyết , hành khí , tác dụng chỉ thống mạnh , đi vào phần huyết và phần khí , vì vậy khí huyết ngưng trệ gây nên đau nhức vùng bụng , ngực đều có thể dùng vị này (Thực Dụng Trung Y Học).
BẠCH TRUẬT
- Bạch truật vị đắng mà ngọt vừa táo thấp kiện tỳ , vừa làm ấm tỳ sinh tân , tính rất ấm . Uống vào thuốc kiện tỳ , tiêu thực , tiêu cốc , là vị thuốc số một bổ tỳ khí . Làm êm dịu tử cung
QUẾ CHI
- Tán hàn . Thông kinh chỉ thống . Hành huyết . Lợi tiểu . Thuốc tác dụng lên trung khu cảm giác ở não . Nâng cao ngưỡng chịu đau . Thuốc có khả năng làm giãn mạch trong bệnh đau đầu do co thắt mạch . Có thể làm dịu co thắt cơ trơn . Làm giảm đau bụng kinh . Dẫn huyết ra tứ chi . Tay chân lạnh .
BÀI THUỐC CHUNG GIA GIẢM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐẶT RA
- ÔN TRUNG - TÁN HÀN
- KIỆN TỲ - DƯỠNG HUYẾT
- ĐIỀU KINH - CHỈ THỐNG
Khi kê đơn thuốc cần tập trung vào các vị thuốc chủ yếu . Dễ áp dụng . Dễ sử dụng . Dễ uống ... Không được kê đơn theo kiểu cái gì bổ , cái gì tốt thì gom vào hết là một sai lầm rất tai hại . Bệnh càng nặng liều lượng càng phải thấp .
Thí dụ : Thục địa . A giao ... Nên nướng dùng . ...Để giảm bớt chất nhờn .
CÂN NHẮC THẬT KỸ
TÍNH THĂNG HAY GIÁNG CỦA VỊ THUỐC
KHÍ TRỆ HAY KHÍ THĂNG ?
Huyết áp cao nhưng lại mệt . Nặng ngực . Tim hồi hộp . Xuất hiện chứng lo lắng sợ hãi .
Nhức đầu . Xây xẩm .
Huyết áp cao thuộc tỳ hư ( Bệnh lý tiêu hóa )
ĐÂY LÀ HƯ CHỨNG
Khí trệ là khí bị giữ lại không thể lưu hành .
Cũng như một người đạp ga - ba người đạp thắng .
Thuộc hư nhiệt . Không phải thực nhiệt . Không thúc đẩy máu lưu thông được làm cho huyết áp tăng lên rất cao mà tăng huyết áp ở trường hợp này
TRÌ LÀ CHẬM - TRỆ LÀ Ứ ĐỌNG
Và tim bị thiếu máu nên mệt hồi hộp . Nói hụt hơi . Tiếng nói nhỏ nhẹ . Nếu không thấu hiểu chu đáo hết rất dễ lầm mà dùng bài THIÊN MA CÂU ĐẰNG ẨM
Có thể chết như chơi do nhồi máu cơ tim cấp hoặc nhồi máu não .
MINH PHÚ CÂU ĐẰNG ẨM
là bài thuốc truyền thống của gia đình Minh Phú thích hợp trong trường hợp này
HUYẾT ÁP CAO
Nhức đầu ê ẩm . Mỏi cổ . Đau vai gáy . Tay chân tê . Chất lưỡi bệu . Rêu lưỡi cáu bẩn , nhớt . Mạch huyền hoạt . Khó ngủ . Tiểu vàng . Phân lỏng nát , có đàm . Tiếng nói to . Giọng nói vang rền . Nghe tựa như quát nạt ...
ĐÂY LÀ THỰC CHỨNG
Huyết áp cao thuộc Can hỏa thịnh - Tỳ hư nhiệt .
Thường thấy ở những người ăn uống bừa bãi . Bia , rượu nhiều ...
- Trường hợp này dùng thuốc hiệu quả không cao . Chỉ có thể tạm thời ... Chỉ có điều chỉnh chế độ ăn uống , sinh hoạt hợp lý mới có thể trị khỏi .
Nhà Thuốc Minh Phú thường chọn dùng bài Ôn đởm thang gia giảm
- Chú ý : Tả can thang chỉ nên giới hạn vì có tỳ hư
Bài thiên ma câu đằng ẩm cần xem xét cân nhắc
Vì sao ? Vì có tỳ hư nên dễ bị tác dụng phụ ...[ĐẦY TRƯỚNG - NGĂN NGỰC - MUỐN NÔN MÀ NÔN KHÔNG ĐƯỢC .. ]
SAU CÙNG LÀ XEM XÉT HAI VẤN ĐỀ
1 . Có khó uống quá hay không
2 . Uống vào có thể gây nôn ói hay không
3 . Cách khắc phục ....
Xem mạch – Kê đơn – Hốt thuốc trên tinh thần Vị tha – Bác ái và Bình đẳng . Mỗi vị thuốc . Mỗi thang thuốc đều biểu hiện tấm lòng nhân ái của người thầy thuốc . Trong sáng - Vô tư và Trí tuệ .
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ
10/10/2016
TÀI LIỆU THAM KHẢOY học căn bản
Hải Thượng Lãn Ông - Khôn Hoá Thái Chân
Định Ninh Tôi Học Mạch
Đông y điều trị bệnh - GS Bác sỹ Trần Văn Kỳ
Tiến sỹ Lương y Nguyễn Hữu Khai Đồ hình mạch lý