NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

01/09/2016

BỆNH TIÊU HÓA VÀ ĐIỀU TRỊ
Tất cả mọi công dân
Khi đến liên hệ với cơ quan nhà nước 
Thì đều phải thông qua một cái cổng gọi là   
CỬA CÔNG QUYỀN
- Tại đây sẽ có người làm nhiệm vụ 
kiểm tra sơ bộ và xin ý kiến cấp trên .. 
Sau đó mới chấp thuận cho vào hay không !
Tương tự khi mọi loại 
Đồ ăn - Thức uống
Muốn vào được cơ thể của người 
Thì phải thông qua sự tiêu hóa của 
TỲ VỊ 
Tiêu là đào thải chất cặn bã  
Hóa là chuyển hóa chất dinh dưỡng thành tinh chất 
- Người gác cổng là cái miệng gọi là  
CỬA TƯ NHÂN 



Cửa khẩu ( Cửa miệng )
Khi tiêu hóa bất lương ( không thuận lợi ) .
Đều có những dấu hiệu xuất hiện ở miệng rất rõ ràng cụ thể . Từ đơn giản đến phức tạp . Miệng lạt . Miệng đắng ...

Vậy khi tiêu hóa bất lương ( Tỳ hư ) thì tính chất 
KIỆN VẬN 
Của tỳ sẽ như thế nào ?
KIỆN .  Tiêu hóa tốt ...
VẬN   .  Chuyển hóa tinh chất 
Vận hóa nước . “ gọi chung là thủy dịch ”
Khi tỳ bất KIỆN “ tiêu hóa không tốt ” sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi  
lười biếng , tay chân uể oải 
“ xuất hiện cảm giác người không khỏe ” 
Tại sao vậy ? 
Tỳ chủ vận hóa chất dinh dưỡng  
Thiếu dinh dưỡng người mệt mỏi  
Tỳ vận hóa nước  
Thiếu nước người uể oải giống như cây bị héo  
Tỳ chủ tứ chi  
Tỳ khí hư tay chân không có sức nên sinh lười biếng  
Khi bộ máy tiêu hóa bị suy giảm chức năng thường có nhiều nguyên nhân tác động vào 
Thường gặp nhất có 3 nguyên nhân


1 .  Điều trị kháng sinh kéo dài
2 .  Tư lự thái quá
3 .  Can thận âm hư
Tỳ bất kiện đa phần thuộc nhiệt 
Tác dụng phụ sinh nhiệt
Thái quá sinh nhiệt     =      THUỘC NHIỆT
Âm hư sinh nhiệt

1 . Tác dụng phụ sinh nhiệt
Bao gồm tất cả các loại  Thuốc  
và các loại                       Hình điều trị  
như Lao phổi . Viêm khí quản dạng hen . Giảm đau . Kháng viêm 
Ngừa thai ... Hóa trị liệu ...
- Khi nói tác dụng phụ có nghĩa là một thứ gì đó không mong muốn đã phát sinh trong quá trình điều trị . Di chứng để lại là rất nghiêm trọng  . Vậy thì đó là một loại  
Dị sinh  
và gọi chung là
Dị  Độc  
Dị    : Thể hiện quái lạ  
Độc : Gây hại cho sức khỏe
Nó bao gồm tất cả mọi tính chất của lục khí 
[ Hàn độc 
  Táo độc 
  Thấp độc 
  Nhiệt độc 
  Thử độc 
  Phong độc ]

MỘT SỐ BÀI THUỐC 
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Bệnh do tác dụng phụ của thuốc gây ra 
Hàn độc
Gặp lạnh thì đau là gọi là Hàn thống 
( khí huyết lưỡng hư  . Thiếu máu kéo dài . Sợ lạnh  . 
Sợ gió . Sợ nước ... ) 
Táo độc
Thường thấy trong điều trị lao 
( Táo bón kéo dài  . Người gầy khô  . Tiểu gắt  . Kém ăn  . Khó ngủ ) 
Thấp độc 
diễn biến song hành cùng với thuốc giảm đau  
Trong các bệnh như viêm đa khớp dạng thấp  
Thấp tim 
Gout mạn tính 
Thoái hóa khớp 
Tọa cốt thần kinh thống 
Nhiệt độc
Thấy rất rõ trong bệnh tiểu đường Type 2 
Do tăng chuyển hóa nên người lúc nào cũng bừng bừng như lửa đốt  
Mồ hôi toát ra ướt cả đầu mặt 
Da sần và ửng đỏ như da gà chọi 
Thử độc
Thường thấy vào đầu hè gây choáng ngất 
Tăng huyết áp 
Rối loạn vận mạch ....
Phong độc
Diễn biến rất ác liệt nhất là khi mà cơ thể suy kiệt do rơi vào 
Bốn chữ   ( Chiếu - Xạ - Chụp - Truyền
Phong là một cái gì đó rất mơ hồ  
Chứng thì rõ nhưng bệnh thì lại không 
Thí dụ khi nói Ngứa . Mề đai  . Dị ứng là do phong gan 
( vậy phong là gì ? )  
( bản chất của phong trong không gian là sự chuyển động của không khí gọi là gió , thông vào gan . Trong con người chủ về sự thăng phát , là sự sơ tiết , điều đạt và thư sướng ) 

Do vậy khi dùng một phương pháp nào đó để khống chế bệnh tật thì 
cũng có thể là sẽ xảy ra sự ức chế tại khu vực đó Sơ tiết . Điều đạt 
Thư sướng bị bế tắc và . Can phong xuất hiện ...
Kim quỹ chân ngôn luận
KINH VĂN
Hoàng - Đế hỏi 
– Năm Tạng ứng với 4 mùa, 
vậy có sự thâu-thụ (tiếp nhận, liên lạc) gì không ? 
(1) - Kỳ-Bá thưa :
– Có. Đông phương sắc XANH thông vào Can khai khiếu lên mắt
tàng tinh ở CAN (2)  phát ra bịnh . KINH SỢ (3) . Về vị là CHUA
thuộc về loài thảo mộc (4)  thuộc về lục-súc là GÀ (5)  thuộc về ngũ  cốc là LÚA MẠCH (6) thuộc về 4 mùa trên ứng với 
TUẾ-TINH (7) 
xuân - khí thuộc về bộ phận đầu (8về âm (thanh) là tiếng GIÁC (9) thuộc về số là số 8 (10) thuộc về mùi (hơi ngửi thấy) là SÚ 
(mùi hôi) (11) Do đó biết là thường phát sinh bịnh ở GÂN (Can chủ gân) (12) 

Vì chức năng  Tạng Can  hướng lên bộ phận  > Đầu

Nên khi xuất hiện một triệu chứng 
ở đầu thì người ta hay liên tưởng tới  
CAN 
Thí dụ như choáng váng 
Đau đầu ...
Khi nói tới phong thì người ta cũng thấy có bóng dáng của tạng can 
Một vài ví dụ điển hình 
Đau vai , gáy . Mỏi cổ , mắt nhìn mờ . 
Đau thần kinh tọa và 
Phong hàn 
phong nhiệt 
phong thấp ... 
Đều có chữ phong đứng đầu
- Tại    THIÊN là phong
- Tại        ĐỊA là mộc
- Tại            TẠNG là can
- Tại                PHỦ là đởm
- Tại TOÀN THỂ   là Đau lưng 
nhức mỏi gân xương 
Lở ngứa  
Mụn nhọt 
Viêm loét 
Ung bướu ....
[ cơ thể người gọi là Thể .. hán việt] 

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
1 - HÀN ĐỘC
- Ôn thông kinh lạc 
Tán hàn  . Chỉ thống và giải độc 
Hàn thuộc âm nên thường ở dưới của tứ chi như bàn tay . Bàn chân . Sau lưng . Bằng đêm . Trời lạnh  . Mưa dầm  . Trong bụng ...

Bài thuốc chung - Bài cơ bản
lý trung thang
1 . Thành phần của phương thuốc
+ Bạch truật           90gr
+ Nhân sâm           90gr
+ Chích cam thảo  90gr
+ Can khương       90gr

2 . Cách dùng của bài thuốc
Các vị thuốc trên đem nghiền hay tán thành bột mịn 
Luyện cùng với mật để làm hoàn  
mỗi lần uống 8gr  
mỗi ngày uống 2 - 3 lần uống cùng với nước chín 
Có thể đổi thành thang 
sắc lấy nước uống 
liều dùng căn cứ theo nguyên phương mà quy định 
Nguyên phương
+ Bạch truật 12g
+ Nhân sâm 8g
+ Chích cam thảo 6g
+ Can khương 8g
Sắc uống  
Theo nguyên tắc chung là 3 chén nước còn 8 phân 
Tương đương 600ml /150ml 
Uống 2 nước .

3 . Công năng của bài thuốc
Ôn trung Khứ hàn . Bổ khí . Kiện tỳ 

4 . Chủ trị
Trung tiêu hư hàn , ỉa lỏng , không khát , nôn mửa , đau bụng , không muốn ăn uống , thổ tả … Dương hư mất huyết , trẻ nhỏ mạn kinh sau bệnh thích nhổ nước bọt và ngực đau tức do trung tiêu hư hàn mà sinh ra 

5 . Phân tích bài thuốc
Phương thuốc này lấy vị Can khương tân nhiệt làm quân để ôn trung tiêu mà khu lý hàn . Vị Nhân sâm đại bổ nguyên khí , giúp sự thăng giáng vận hoá làm thần . Vị Bạch truật kiện tỳ táo thấp , Chích cam thảo giúp ích khí hoà trung , đều là tá , sứ . Bốn vị thuốc này phối hợp với nhau có được cái tân nhiệt mà khử lạnh ở trung tiêu , có cái cam ôn mà phục được trung tiêu hư , thanh dương thì thăng mà trọc âm thì giáng , củng cố được sự vận hoá mà trị được trung tiêu , cho nên được gọi là “ lý trung ”

6 . Gia giảm vào phương thuốc

Nếu dương hư mất máu ( Gây nôn ra máu , ỉa ra máu , máu cam) thay vị Can khương bằng vị Bào khương gia thêm Hoàng kỳ , Đương quy , A giao . Nếu tỳ hư thuỷ thấp không hoá , có nhiều đờm thì gia thêm vị Bán hạ để giáng nghịch hoà vị , táo thấp hoá đàm , vị Phục linh để thẩm thấp kiện tỳ là bài Lý trung hoá đờm hoàn . Nếu khí của hàn thuỷ thịnh lên thì gia thêm vị Quế chi là bài Quế chi nhân sâm thang 

Nếu nôn gia thêm vị Sinh khương 

Nếu trung tiêu hư hàn mà khí trệ thì gia thêm vị Thanh bì , Trần bì . Bài này gia thêm vị Phụ tử để tán hàn , hồi dương cứu nghịch gọi là bài Phụ tử lý trung thang .

7 . Ứng dụng lâm sàng của bài thuốc
Ngày nay thường dùng bài này để điều trị bệnh loét đường tiêu hoá , viêm dạ dày , xuất huyết đường tiêu hoá , viêm gan mạn tính , viêm khí quản mạn tính , bệnh tim phổi 

2 - TÁO ĐỘC
- Thanh nhiệt 
- Lương huyết 
- Nhuận táo và giải độc
CHỮA CHỨNG NỘI TÁO
Nội táo có thể do tạng phủ tân dịch 
không đầy đủ hoặc do cảm 
phải ôn tà làm tổn thương tân dịch gây nên
Nếu gây tổn thương ở phần trên 
( phế) xuất hiện các chứng ho khan 
họng khô hoặc ho ra máu do phế âm bị tổn thương 

Phép trị là Thanh táo nhuận phế 
THANH TÁO CỨU PHẾ THANG
Y môn pháp luật
Thành phần
Tang diệp 12g . 
Nhân sâm ( Đảng sâm) 8 - 12g 
Hồ ma nhân 12g
Mạch môn 12g 
Tỳ bà diệp 12g 
Thạch cao 16g 
A giao 12g
Hạnh nhân 12g 
Cam thảo 4g 
Cách dùng: sắc nước uống
Tác dụng: Thanh phế nhuận táo
Giải thích bài thuốc
Bài này chủ trị chứng phế khí âm hư do ôn táo thương phế 
Triệu chứng thường thấy là sốt đau đầu ho khan , suyễn tức khó thở 
mũi mồm họng khô ngực đầy , sườn đau lưỡi khô không rêu 
Trong bài thuốc :
• Tang diệp thanh nhuận phế táo 
Thạch cao thanh phế vị táo nhiệt đều là chủ dược
• Mạch môn 
A giao 
Hồ ma nhân tư âm nhuận phế .
• Hạnh nhân 
Tỳ bà diệp thông giáng phế khí .
• Đảng sâm ích khí sinh tân 
• Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
• Các vị thuốc hợp lại có tác dụng thanh phế nhuận táo
Ứng dụng lâm sàng:
1 . Trường hợp âm hư huyết nhược 
Gia Sinh Địa để dưỡng âm thanh nhiệt . Đờm nhiều gia Qua lâu . Bối mẫu để thanh nhuận hóa đàm . Ho ra máu gia Trắc bá diệp . 
Cỏ nhọ nồi . Hoa hòe để cầm máu 
2 . Trên lâm sàng thường dùng 
Để chữa chứng viêm phế quản mãn tính , ho kéo dài hoặc trường hợp dãn phế quản tùy chứng gia giảm đều có kết quả nhất định .
Nếu táo ở phần giữa ( trung tiêu) xuất hiện là chứng dễ đói , mồm khô khát . Hoặc nấc cục , ợ khan là do âm vị tổn thương.
Phép trị là sinh tân dưỡng vị


SA SÂM MẠCH ĐÔNG THANG
Ôn bệnh điều biện
Thành phần
Sa sâm 12g 
Ngọc trúc 12g 
Mạch môn 12g 
Tang diệp 8g
Sinh Biển đậu 12g 
Thiên hoa phấn 8g 
Cam thảo 6g 
Cách dùng 
Sắc nước uống 
Tác dụng 
Thanh dưỡng phế âm 
sinh tân nhuận táo 
Ứng dụng lâm sàng
Thường dùng chữa các chứng viêm phế quản mạn tính , dãn phế quản , lao phổi có hội chứng phế âm hư , tùy chứng gia giảm có kết quả tốt . Nếu táo ở hạ tiêu xuất hiện chứng tiêu khát , họng khô hoặc táo bón . Các chứng thận âm hư . Phép chính chữa nội táo là tư dưỡng âm dịch . Các vị thuốc thường dùng là Huyền sâm . Sinh địa . Mạch môn . Bách hợp . Hồ ma nhân . Sa sâm . Ngọc trúc . 
Hoàng tinh .
Bài thuốc thường dùng có : 
Dưỡng âm thanh phế thang  
Bách hợp cố kim thang 
Mạch môn đông thang 
Tăng dịch thang 

Bài thuốc chung
DƯỠNG ÂM THANH PHẾ THANG
Trùng lâu Ngọc hồ
Thành phần
Sinh địa 12g . Huyền sâm 12g . Xích thược 8g .
Mạch môn 12g . Đơn bì 8g . Bối mẫu 12g . Bạc hà 8g . Cam thảo 6g . ( Có thang dùng thêm Sao Bạch thược)
Cách dùng : sắc nước uống .
Tác dụng : Dưỡng âm thanh phế , lương huyết giải độc .

Giải thích bài thuốc 
Đây là bài thuốc kinh nghiệm chữa bạch hầu . Đông y cho rằng Bạch hầu thuộc tà táo nhiệt dễ tổn thương âm dịch cho nên phép chữa chính là dưỡng âm thanh phế , lương huyết giải độc .
Trong bài :
• Sinh địa 
Huyền sâm 
Mạch môn có tác dụng 
dưỡng âm lương huyết 
thanh nhiệt giải độc là chủ dược 
• Bạch thược hỗ trợ Sinh địa dưỡng âm 
• Đơn bì hỗ trợ Huyền sâm 
• Sinh địa lương huyết giải độc 
• Bối mẫu chỉ khái hóa đàm thanh nhiệt 
• Sinh Cam thảo thanh nhiệt giải độc 
• Bạc hà tuyên phế lợi yết 
Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng dưỡng âm thanh phế lương huyết giải độc 
Ứng dụng lâm sàng
Bài thuốc thường dùng các chứng bệnh viêm amydale cấp  viêm họng sưng đau , bạch hầu có triệu chứng sốt phế âm hư
Trường hợp thận âm hư gia Thục địa 16g để tư bổ thận âm , nhiệt độc nặng gia Kim ngân hoa 16g , Liên kiều 8g để thanh nhiệt giải độc 
Trường hợp có biểu chứng gia Tang diệp , Cát căn 12g 

3 - THẤP ĐỘC
- Thanh nhiệt 
Trừ thấp 
Giải độc
Thấp có nghĩa là Ẩm ướt và cũng là ở phía dưới của tứ chi Như Khớp bàn tay , bàn chân . 
( Không phải phù thũng ) . Gây ra Tê và Đau . Thường gọi là Tê thấp Bản chất của 
THẤP 
chủ yếu thuộc hàn nhưng do ứ trệ kéo dài kinh lạc bị bế tắc nên sinh ra nhiệt . Sinh ra viêm 
( Sưng - Nóng - Đỏ - Đau )

Bài thuốc trừ phong thấp chủ yếu dùng để chữa các chứng phong thấp nhiệt tý hoặc hàn tý . Triệu chứng chủ yếu là đau nhức mình mẩy , lưng gối nhức mỏi , cơ khớp tê dại hoặc sưng nóng đỏ đau, hoạt động khó khăn
Thuốc trừ phong thấp như Độc hoạt , Tang ký sinh , Khương hoạt , Tần giao , Phòng phong . Thường dùng chung với thuốc dưỡng huyết Theo nguyên tắc điều trị của Y học cổ truyền là
" Trị phong tiên trị huyết  
Huyết hành phong tự diệt"


Bài thuốc chung
Độc hoạt ký sinh thang
Thiên kim phương
Thành phần:
Độc hoạt   12g 
Phòng phong 12g 
Bạch thược 12g 
Đỗ trọng 12g 
Phục linh  12g 
Tang ký sinh 16g 
Xuyên khung 8g 
Ngưu tất 12g 
Chích thảo 04g  
Tần giao 12g 
Đương qui 16g 
Địa hoàng 24g 
Đảng sâm  16g 
Quế tâm 4g 
Tế tân 6g
Cách dùng 
 Sắc nước uống chia 2 lần trong ngày
Tác dụng . 
Trừ phong thấp giảm đau , dưỡng can thận , bổ khí huyết 
Giải thích bài thuốc
Độc hoạt , Tang ký sinh khu phong trừ thấp , dưỡng huyết hòa vinh , hoạt lạc thông tý là chủ dược.
Ngưu tất , Đỗ trọng , Thục địa bổ ích can thận , cường cân tráng cốt Xuyên khung , Đương qui , Thược dược bổ huyết , hoạt huyết Đảng sâm , Phục linh , Cam thảo ích khí kiện tỳ đều có tác dụng trợ lực trừ phong thấp 
Quế tâm ôn Can kinh
Tần giao . Phòng phong phát tán phong hàn thấp 
Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng vừa trị tiêu, vừa trị bản vừa phò chính khu tà là một phương thường dùng đối với chứng phong hàn thấp tý
Ứng dụng lâm sàng :
- Trường hợp chứng hàn tý lâu ngày , dùng bài thuốc cần gia thêm Xuyên ô , Thiên niên kiện , Bạch hoa xà để thông kinh lạc , trừ hàn thấp.
- Trường hợp viêm khớp mạn tính đau lưng , đau khớp lâu ngày , đau thần kinh tọa thuộc chứng thận hư , khí huyết bất túc dùng bài này gia giảm có kết quả tốt .
Cấu tạo của bài thuốc này gồm hai phần

1 - Bổ khí 
Dưỡng huyết 
Là bài bát trân thang
- Sâm . Linh . Truật . Thảo 
- Khung . Thục . Quy . Thược

2 - Thêm Quế nhục 
+ Hoàng kỳ thành bài Thập toàn đại bổ

3 - Gia giảm theo chứng
Phòng phong 
Nhục quế 
Tang ký sinh 
Tế tân 
Độc hoạt 
Ngưu tất 
Đỗ trọng ...
- Hàn nhiều tăng Quế 
gia thêm Thiên niên kiện 
Xuyên ô
xuyên ô độc bảng a cần chế kỹ và cân nhắc thể trạng của bệnh nhân )
- Thấp nhiều Tăng Độc hoạt 
Tang ký sinh gia ý dỹ nhân 12g ...
Vì sao người xưa khử bạch truật trong bài độc hoạt ký sinh thang ? 
Sau nhiều năm Tìm hiểu . Nghiên cứu và điều trị  . Thì chúng tôi mới hiểu rằng !!
Thận có thể bổ không thể tả . Nếu tả chỉ có thể  . Tả ở đại tràng
Bạch truật táo thấp do đó không thể Tả ( làm cho chảy ra ) . 
Đại tràng thuộc hành kim (âm kim - kim sinh thuỷ) . Cho nên phải khử bạch truật và có thể thay bằng thương truật . Lưu ý chìa khóa của bài này chính là liều dùng vị Tần giao như thế nào cho thích hợp vì Tần giao lợi nhị tiện ( những người có cơ địa mà da bủng , thịt nhão như nước không nên áp dụng bài thuốc này )
4 . Nhiệt độc
Phương pháp điều trị : 
Thanh nhiệt 
Lương huyết 
Trừ phong 
Trừ thấp 
Giải độc
THUỐC THANH NHIỆT
Những bài thuốc 
Thanh nhiệt thường gồm các vị thuốc có tính vị đắng hàn hoặc ngọt hàn để chữa những hội chứng bệnh lý 
LÝ NHIỆT 
( thực nhiệt hay hư nhiệt) 
thường gặp trong các bệnh nhiễm vào giai đoạn toàn phát hoặc hồi phục và cả những trường hợp sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
Những bài thuốc thanh nhiệt thường được chia làm nhiều loại như:
• Thanh nhiệt tả hỏa ( Thanh khí nhiệt)
• Thanh nhiệt lương huyết
• Thanh nhiệt giải độc
• Thanh nhiệt giải thử
• Tư âm thanh nhiệt ( Thanh hư nhiệt)
• Thanh nhiệt các tạng phủ .

Bài thuốc chung 
Thanh nhiệt . Mát máu . Giải độc
LONG ĐỞM TẢ CAN THANG
Cố kim y phương tập thành
Thành phần
Long đởm thảo (sao rượu) 12g 
Hoàng cầm 8g 
Trạch tả 8g 
Mộc thông 8g 
Đương quy (sao rượu) 8g 
Cam thảo 6g 
Chi tử (sao rượu) 12g 
Xa tiền tử 6g 
Sài hồ 8g 
Sinh địa 8g
Cách dùng 
Sắc nước uống 2 lần trong ngày
Tác dụng Thanh can đởm kinh thấp nhiệt
Giải thích bài thuốc
• Long đởm thảo có tác dụng thanh can đởm thực hỏa trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu là chủ dược 
• Hoàng cầm , Chi tử hổ trợ thêm tác dụng thanh can đởm thực hỏa 
• Trạch tả , Xa tiền tử , Mộc thông thanh lợi thấp nhiệt 
• Đương quy , Sinh địa hoàng dưỡng âm huyết hòa can  dụng ý trong phối hợp thuốc trong tả có bổ để cho tả hỏa 
không có hại cho chân âm 
• Cam thảo điều hòa các vị thuốc 
• Sài hồ sơ thông can đởm 
Các vị thuốc phối hợp có tác dụng chung là thanh lợi thấp nhiệt 
Ứng dụng lâm sàng
Trên lâm sàng, thường dùng bài thuốc này gia giảm chữa các bệnh một số bệnh như 
• Viêm gan virus gia Nhân trần 
• Chữa viêm túi mật cấp gia Khổ luyện căn bì , Đại hoàng
• Viêm bàng quang cấp gia Hoàng bá Trúc diệp , Hoạt thạch
• Và các bệnh như viêm màng tiếp hợp  viêm tai giữa , cao huyết áp , viêm cầu thận cấp viêm hố chậu cấp có hội chứng can kinh thấp nhiệt 
• Đây là một bài thuốc cổ phương 
Có tính chất Thanh nhiệt . Lương huyết Giải độc cực mạnh  . Nhưng lại rất đắng và lợi tiểu . Nên những người cơ thể yếu cần
xem xét toàn diện trước khi áp dụng 


Thái quá sinh nhiệt
Tây y gọi là stress 
- Căng thẳng 
- Trầm cảm
Đông y gọi là  
( trạng thái lo lắng nghĩ ngợi dai dẳng giống như không lối thoát 
Triệu chứng thường thấy là
1 . Nội uất
Trầm lắng , ưu tư , hay thở dài , biếng ăn biếng nói 
Sắc mặt xạm lại . Ánh mắt không linh động 
Âm thịnh lên và người rơi vào lừ đừ  mệt mỏi . Buông xuôi ..
2 . Lý thực nhiệt
Suy tư nhiều  . Mất ngủ  . Nóng nhiệt . Tiểu vàng  . Táo bón 
Tóc bạc sớm  . Mắt thâm quầng , nổi chỉ đỏ . Nhức đầu ...
+1 . Nội uất
Điều trị - Sơ phong . Hoạt lạc . Khai uất 
Bài thuốc chung
Sài hồ sơ can tán
Điều hòa can tỳ
Hòa giải tễ
( Cảnh nhạc toàn thư )
Công thức Sài hồ sơ can tán :

Vị thuốc Cổ phương . 
Thường dùng

Sài hồ 1,5 tiền 8g
Bạch thược 3 tiền 12g
Chỉ xác 1,5 tiền 8g
Hương phụ 1,5 tiền 8g
Xuyên khung 1,5 tiền 8g
Trích thảo 1 tiền 4g
Cách bào chế Sài hồ sơ can tán
Các vị trên sấy khô tán bột mịn
§ Công dụng Sài hồ sơ can tán 
Hoà giải biểu lý, sơ can lý khí
§ Cách dùng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 gam với n­ước cơm
§ Ứng dụng lâm sàng của Sài hồ sơ can tán 
Chữa các chứng hàn nhiệt vãng lai  
hiếp thống , đông thống
Phương giải : 
Bài thuốc có tác dụng tuyên phát uất trệ  
Sài hồ tuyên phát khí d­ương  
giải uất làm cho d­ương khí thông ra ngoài 
Chỉ xác phá khí trệ [1]
Bạch thược hoà huyết [2]
Cam thảo hoà hoãn trung tiêu [3]
điều vị để giải uất [4]

+ 2 . Lý thực nhiệt
Điều trị - Thanh lý nhiệt . Lương huyết . Nhuận táo ...
Bài thuốc chung
ĐAN CHI TIÊU DAO TÁN
Hòa tể cục phương
Thành phần
Đan bì 8g 
Chi tử 8g 
Sài hồ 8g 
Đương qui 12g 
Bạch thược 10g 
Bạch truật 8g 
Bạch linh 12g 
Cam thảo 6g
Bạc hà 6g 
Tác dụng Sơ can giải uất kiện tỳ, dưỡng huyết . Thanh nhiệt
Giải thích bài thuốc 
Bài thuốc do bài Tứ nghịch thang gia giảm
Chủ trị chứng can uất huyết hư .
Sài hồ sơ can giải uất là chủ dược . Đương qui . Bạch thược bổ huyết dưỡng can , hòa vinh 
Bạch linh /Bạch truật/Cam thảo kiện tỳ bổ trung 
Đan chi hoạt huyết , lương huyết 
Gừng lùi hòa chung dùng với Qui Thược để điều hòa khí huyết 
Bạc hà giúp Sài hồ sơ can giải uất 
Các vị thuốc hợp lại dùng thành một bài
có tác dụng sơ can lý tỳ hòa vinh dưỡng huyết 

Can Thận âm hư sinh nhiệt
Can thận âm hư sinh nhiệt 
và cái nhiệt này là 
HƯ NHIỆT 
vậy nó khác với Âm hư nội nhiệt như thế nào ?

- Âm hư trong sinh nóng là  
LÝ THỰC NHIỆT

Âm thuộc lý - Thuộc huyết
Dương thuộc biểu - Thuộc khí

Âm hư sinh nội nhiệt - Dương hư sinh ngoại hàn

Âm + Dương - Khí + Huyết
Là  "Bản"  của con người 

khi âm hư thì Dương sẽ thịnh 
Bên trong ( lý ) mất cân bằng nên nhiệt lượng tăng dần dẫn đến sự ức chế các tạng phủ . 
Can tàng huyết “ huyết thuộc âm” nên nhiệt ở gan tăng cao và sẽ thăng lên não , thông ra mắt .
- Nhức đầu , xây xẩm , khó ngủ , tóc bạc sớm hoặc đổi màu . Mắt cay xè , chói mắt , xốn mắt ...
- Kém ăn , không khát nước , nhu động ruột giảm và táo kết hình thành .
Biểu hiện đặc trưng là : Khó ngủ . Nhức đầu . Chói mắt khi gặp ánh sáng mạnh . Miệng đắng ăn không ngon . Không khát nước . Da mặt xạm màu . Mắt nổi chỉ máu . Tiểu vàng . Táo bón 
Can tàng huyết và biểu hiện ở tóc . Nên nhìn thấy tóc xơ rối , chẻ ngọn và loe hoe . Dễ bị gãy rụng ..
Ngủ ít + ăn kém + không khát nước
Sẽ từ từ khô dần do đó mà sinh gầy ốm sụt cân . Da xạm màu . Ánh mắt không linh động . Môi khô héo . Tóc đổi màu chẻ ngọn .


Hư nhiệt
Hư có nghĩa là không thực .
Theo nguyên tắc của Đông y “ Con hư thì phải bổ mẹ ” . Hư không phải là suy 
Hư là có sự sai lệch trong vận động kiến tạo của ngũ tạng . Không chuyển hóa và bổ sung cho nhau đầy đủ ( bất túc ) 
“ Do tác động của ngoại lực như : 
Công việc nhiều áp lực 
Dầm mưa dãi nắng 
Thức khuya dậy sớm 
Điều trị thuốc tây kéo dài 
Dùng chất ngọt công nghiệp nhiều 
Bia rượu ... Gia vị cay nóng thường xuyên ”
Cần phân biệt thật rõ ràng và thấu đáo giữa âm hư và can thận âm hư Nếu không sẽ bị sai lầm đáng tiếc .

ÂM HƯ THUỘC TIÊN THIÊN
Chỉ có thể Bổ không thể Tả
Có thể ví như khi chúng ta sinh ra là một sản phẩm hoàn chỉnh 
Bất cứ một bộ phận nào thừa hoặc thiếu đều không hợp lý ... 
Thừa sáu ngón . Hai đầu . Bốn tay  . Thiếu một chân . Một mắt 
Một tai . Đều xem như bất hợp lý  
Đó chính là Tiên Thiên 
Sự Di Truyền 
có tính trạng  TRỘI  
và tính trạng  LẶN  
nên có thể khác nhau đôi chút 
“ không loại trừ đột biến gen  . Thoái hóa gen . Dị chủng gen ... 
Chi tiết này cần lưu ý trong điều trị 
Vì sao bệnh đó , thuốc đó mà uống không có tác dụng ...”

Bài thuốc chung
Bát vị Tri bá địa hoàng thang
- Gia giảm theo thể trạng  
Nặng hay Nhẹ và có thể bổ sung thuốc trợ lực như 
Đảng sâm + Nhân sâm 
Tri bá địa hoàng hoàn
Y tông kim giám
Công thức Tri bá địa hoàng hoàn
Thục địa 32g 
Hoài sơn 16g 
Sơn thù 12g 
Trạch tả 12g 
Phục linh 12g 
Đan bì 12g 
Tri mẫu 8g 
Hoàng bá 8g 
Công dụng 
Tri bá địa hoàng hoàn : 
Tư âm bổ can thận . Ứng dụng lâm sàng 
Chữa các chứng âm hư hỏa vượng 
Triều nhiệt . Cốt chưng 
Phương giải : 
Thục địa để tư thận ích tinh tủy 
Sơn thù để tư thận ích can 
Sơn dược để tư thận bổ tỳ 
Vương Băng cho là có tác dụng “ Tráng thủy để chế ngự dương quang ” là Tam bổ . 
Trạch tả để tả thận giáng trọc 
Đan bì để tả can hỏa  . 
Phục linh để thẩm thấp trợ tỳ thuộc Tam tả
 
Như vậy bài thuốc có bổ : 
Thận . Can . Tỳ 
Lại có tả : 
Thận . Can  . Tỳ 
Để giáng trọc khu tà  . Lượng thuốc bổ nhiều hơn lượng thuốc tả như vậy tác dụng bổ là chủ yếu song tác dụng tả để vừa giải quyết tà vừa hạn chế nê trệ khi dùng thuốc bổ
Tri mẫu . Hoàng bá để thanh tư nhiệt ở thận 
Hợp dược bài thuốc có tác dụng tư âm giáng hỏa . Bổ can thận âm 
Bài thuốc có tác dụng tư âm giáng hỏa mạnh hơn bài Lục vị 
Dùng trong những trường hợp bệnh lao . Sốt kéo dài 
Ra mồ hôi trộm có tác dụng tốt 

CAN THẬN ÂM HƯ 
THUỘC HẬU THIÊN
Có thể Bổ - Có thể Tả
Tiên Thiên  là một ngôi nhà có sẵn
Hậu Thiên  là sự sắp xếp vị trí đồ đạc trong nhà

TIÊN THIÊN
Nhà không thể thay đổi . Không thể di dời . Chỉ có thể sửa chữa 

HẬU THIÊN
Đồ đạc có thể thay đổi  . Có thể di dời  . Có thể sửa chữa

Cái nhiệt của 
can thận âm hư  là   nhiệt còn gọi là  GIẢ nhiệt 

 
Cái nhiệt của âm hư     
là Tam muội chân hỏa
Không thể dập lửa bằng nước hay một thứ gì khác 
Tựa như hỏa diệm sơn . Chỉ có thể cân bằng âm dương 
Xin hãy nhớ rằng Âm + Dương không có thừa 
mà luôn luôn cân bằng 
Trong quá trình vận động sống 
Có thể xảy ra bất túc tức là không bổ xung cho nhau đầy đủ 

Mất cân bằng sẽ xảy ra ( âm hư không phải âm suy , cũng như con hư là con không vâng lời chứ không phải con đau ốm ) vậy thanh nhiệt tả hỏa , thanh nhiệt lương huyết ... Đều không thể dùng !!!
Tại sao phải nói ở phần này nhiều như vậy ? 
Qua nhiều năm theo dõi khảo sát các 
vị bằng hữu và các y sinh 
Chúng tôi thấy rằng khâu này rất yếu 
“ Thí dụ ... Huyết áp thấp , tiểu vàng , táo bón , tay tê , chân mỏi , xây xẩm , chóng mặt , ngủ ít , gầy ốm , da xạm đen và thâm nám ở chị em phụ nữ ... mạch đa số là trầm huyền , tiểu hoặc không rõ ràng . Thì các thầy thuốc ... Rất nhiều các thầy tuổi đã cao vẫn dùng thanh nhiệt giải độc . Thanh nhiệt nhuận táo ... bệnh nhân người thì nóng lạnh , người thì đau mình , người thì có vẻ hơi đỡ ...”
“ Lư sơn mạch phú chú giải
   Nguyễn Đình Chiểu
Uống thuốc mát mà không mát thì phải bổ thận âm” 


Can Thận Âm Hư
Là có nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào  Không phải do cơ địa như âm hư . Cái nóng mà nó sinh ra là lửa Ngũ hành . Nên bị khắc bởi hành Thủy ...

NGUYÊN NHÂN NÀO THÌ DÙNG THUỐC ĐÓ

Có nghĩa là dùng bài thuốc chung rồi tùy chứng mà gia giảm cho thích hợp với từng người . Muốn biết nguyên nhân nào thì phải làm sao . Tứ chẩn chính là một phương pháp hay nhất và tốt nhất ..

Bởi vì cái nhiệt của can thận âm hư là cái nóng của một đám cháy vật chất . Lớn nhỏ khác nhau nhưng vẫn có thể dập tắt .. 
Theo ngũ hành thì Thủy khắc Hỏa 
Bài thuốc chung
LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN
Tiểu nhi dược chứng trực quyết
Thành phần
Thục địa 32g 
Sơn thù 12 g 
Trạch tả 8g 
Hoài sơn 12g 
Phục linh 12g 
Đơn bì 8g
Cách dùng
Có thể làm thang sắc uống
Tác dụng . Tư bổ can thận
Giải thích bài thuốc
Bài thuốc chủ yếu Tư bổ thận âm . Bổ thuỷ
Thục địa tư thận dưỡng tinh là chủ dược 
Sơn thù dưỡng can sáp tinh 
Sơn dược bổ tỳ cố tinh 
Trạch tả thanh tả thận hỏa 
giảm bớt tính nê trệ của Thục địa 
Đơn bì thanh can hỏa 
giảm bớt tính ôn của Sơn thù 
Bạch linh kiện tỳ trừ thấp giúp Hoài sơn kiện tỳ 
Sáu vị thuốc hợp lại vừa bổ vừa tả giúp cho tác dụng bổ tốt hơn là một bài thuốc chủ yếu tư bổ Can thận
Ứng dụng lâm sàng
Bài thuốc được dùng nhiều trên lâm sàng để chữa bệnh mạn tính như suy nhược thần kinh . Suy nhược cơ thể  . Lao phổi . Lao thận bệnh tiểu đường, viêm thận mạn tính cường tuyến giáp, huyết áp Cao 
Xơ mỡ mạch máu  . Phòng tai biến mạch máu não ở người có tuổi
( bài thuốc có tác dụng giảm cholesterol trong máu) 
hoặc ở những bệnh xuất huyết tử cung cơ năng 
Có hội chứng Can thận âm hư đều có thể gia giảm dùng kết quả tốt 
- Những bệnh về mắt như viêm thần kinh thị . Viêm võng mạc trung tâm  . Teo thần kinh thị gia thêm Đương qui . Sài hồ . Cúc hoa 
Ngũ vị tử để chữa có kết quả nhất định 
- Bài này gia Tri mẫu 
Hoàng bá gọi là bài 
" TRI BÁ ĐỊA HOÀNG HOÀN " 
( Y tông kim giám) 
Có tác dụng tư âm giáng hỏa mạnh hơn  
Dùng trong những trường hợp bệnh lao 
Sốt kéo dài . Ra mồ hôi trộm có tác dụng tốt 
- Nếu gia thêm Kỷ tử 
Cúc hoa gọi là 
" KỶ CÚC ĐỊA HOÀNG HOÀN" ( Y cấp) 
Tác dụng chủ yếu tư bổ Can thận 
Làm sáng mắt tăng thị lực . Dùng trong trường hợp âm hư can hỏa vượng sinh ra hoa mắt 
Mờ mắt . Đau đầu chóng mặt 
Trong trường hợp suy nhược thần kinh 
Cao huyết áp có kết quả tốt 
- Nếu gia Ngũ vị tử . Mạch đông gọi là bài 
" MẠCH VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN" 
cũng gọi là 
BÁT TIÊN TRƯỜNG THỌ HOÀN 
( Y cấp) dùng chữa chứng Phế thận âm hư 
 Ho ra máu . Sốt đêm . Ra mồ hôi như trường hợp lao phổi 
- Nếu gia thêm Đương qui . Bạch thược 
Câu kỷ tử . Cúc hoa . Bạch tật lê Thạch quyết minh gọi là bài 
" MINH MỤC ĐỊA HOÀNG HOÀN " 
có tác dụng tư bổ can thận 
Tiêu tán phong nhiệt . làm sáng mắt . Chữa các chứng mắt khô . Mờ mắt . Quáng gà  Chứng huyết áp cao thể  âm hư hỏa vượng 
- Mất ngủ do . Thận âm hư Can hỏa vượng gia : 
Cam thảo 6g 
Đảng sâm 12g 
Viễn chí chế 6g 
Tim sen 6g 
** Minh Phú lục vị địa hoàng thang gia vị **
Chú ý : không dùng bài 
Lục vị trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy 
Người âm thịnh dương hư 
Người có cơ địa thuộc âm 
[Sợ lạnh ,  hay cảm vặt   thích uống nước nóng] 


Thủy sinh mộc 
về chức năng thì thủy sinh mộc có nghĩa là thủy là nguồn của mộc nhưng về công năng thì thủy và mộc đều bình đẳng như nhau 
Thận sinh huyết    
Can tàng huyết
NHIỆT 
nên khi chữa trị phải thật khéo léo gia giảm cho thích đáng 
 BỔ MẸ 
cũng đồng nghĩa là cân bằng lại chức năng của can thận 
Vậy tạng nào cần bổ và tạng nào cần tả ???

Cần chú ý phương pháp . Một bước tiến - Hai bước lùi .. 
Áp dụng cho các bài thuốc có tính chất  
TÁO THẤP - TRỪ THẤP - TRỪ HÀN 
 " GIẢM DẦN "
Một bước lùi - Hai bước tiến ... 
Áp dụng cho những bài thuốc , vị thuốc có tính 
- HOẠT HUYẾT 
HÀNH HUYẾT 
- THÔNG HUYẾT " TĂNG DẦN "


Thí dụ .. 
Bài thuốc quan trọng của Đông y
TỨ QUÂN TỬ THANG
Hòa tể cục phương
Thành phần
Nhân sâm hoặc 
Đảng sâm 12g  
Phục linh 12g  
Bạch truật 12g
Chích thảo 8g
Cách dùng : 
sắc nước uống  
Có thể làm thuốc Tán 
Tác dụng: 
Ích khí , kiện tỳ , dưỡng vị 
Giải thích bài thuốc
Bài thuốc này 
còn có tên gọi là 
" Tứ vị thang " 
" Kiện tỳ ích khí thang " 
Đây là bài thuốc thường dùng  chữa chứng tỳ vị khí hư 
Trong bài:
Nhân sâm hoặc . Đảng sâm tính ngọt ôn kiện tỳ ích khí dưỡng vị là chủ dược . Bạch truật vị đắng ôn kiện tỳ táo thấp. Phục linh ngọt nhạt hợp với Bạch truật để kiện tỳ thẩm thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị. Cam thảo ngọt ôn bổ trung hòa vị.
Các vị thuốc hợp lại tính dược ngọt ôn có tác dụng ích khí kiện tỳ dưỡng vị 
Ứng dụng lâm sàng
Đây là bài thuốc để bổ trung khí kiện tỳ vị , nhiều bài thuốc chữa 
những rối loạn tiêu hóa biểu hiện tỳ khí hư nhược đều dùng bài thuốc này gia giảm
Trường hợp tỳ vị hư nhược kiêm có khí trệ như : ợ hơi  vùng thượng vị đầy tức gia thêm Trần bì để lý khí hóa trệ gọi là bài 
DỊ CÔNG TÁN 
( Tiểu nhi dược chứng trực quyết) 
thường dùng chữa chứng rối loạn tiêu hóa , ăn kém đầy bụng kết quả tốt . Trường hợp tỳ vị khí hư có đàm thấp triệu chứng là ho đàm 
nhiều đàm trắng trong , khó thở  thường gặp trong bệnh viêm phế quản mạn gia thêm : 
Trần bì , Bán hạ chế để . lý khí hóa đàm gọi là bài 
LỤC QUÂN TỬ THANG 
( Y học chính truyền) .
Trường hợp viêm phế quản mạn tính gia thêm Tử uyển , 
Khoản đông hoa/Bạch tiền/Bối mẫu để giáng khí hóa đàm chỉ khái 
Trường hợp tỳ vị khí hư kiêm hàn thấp . Triệu chứng bụng đầy đau 
ợ hơi hoặc nôn, tiêu chảy rêu lưỡi trắng , dày nhớt gia Trần bì 
Chế Bán hạ , Mộc hương . Sa nhân để hành khí chỉ thống giáng nghịch hóa đàm , gọi là bài :
HƯƠNG SA LỤC QUÂN TỬ THANG 
( Hòa tể cục phương)
 Trên lâm sàng thường dùng chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng thể hư hàn có hội chứng hàn thấp trệ ở trung tiêu có kết quả tốt 
PHƯƠNG  
= MỘT BƯỚC TIẾN  < HAI BƯỚC LÙI
Dùng cho chứng thực 
Người có thể trạng tốt
Thí dụ ..
- Tiến 1.. Đảng sâm 16g 
phục linh 12g 
bạch truật 12g 
Cam thảo 12g 
- lùi 1.. 
Đảng sâm 12g 
Phục linh 10g 
Bạch truật 10g 
Cam thảo 8g 
- lùi 2 ..
Đảng sâm 12g 
Phục linh 8g 
Bạch truật 8g 
Cam thảo 6g 



Tại sao sau khi đánh phủ đầu rồi lại phải lui 
• Đảng sâm tính bình vừa phù dương lại ích âm nên không thay đổi nhiều 
• Sách Bản thảo chính nghĩa : 
" Đảng sâm bổ tỳ dưỡng vị , nhuận phế sinh tân , kiện vận trung khí , so với Nhân sâm không thua mấy . Thuốc kiện tỳ mà không gây táo dưỡng vị âm mà không gây thấp  nhuận phế mà không gây mát lạnh dưỡng huyết mà không gây nê trệ "
• Phục linh vị lạt tính bình . Thuốc có tác dụng lợi thủy thảm thấp, kiện tỳ , an thần . Chủ trị các chứng tiểu khó ít , phù, chứng đàm ẩm , tỳ khí hư nhược , hồi hộp , mất ngủ.
• Sách Bản kinh :
 " chủ ngược sườn khí nghịch, tinh thần lo lắng , sợ hãi , tâm hạ kết thống (đau tức mõm ức) , nóng lạnh bứt rứt, khái nghịch (ho khó thở), mồm lưỡi khô , lợi tiểu tiện".
Bạch truật vị cam tân tính ôn . Bạch truật có tác dụng bổ khí , kiện tỳ , táo thấp, lợi thủy , cầm mồ hôi và an thai . Chủ trị các chứng Tỳ vị khí hư , chứng thủy thũng , chứng đàm ẩm , chứng khí hư tự hãn và thai động 
• Sách Y học khôi nguyên ( quyển hạ) 
" trừ thấp , ích táo , hòa trung ích khí ôn trung , trừ thấp tại tỳ vị , trừ vị nhiệt , làm mạnh tỳ vị sinh tân dịch , chủ cơ nhiệt , chỉ khát an thai "
• Sách Bản thảo hội ngôn :
• " Bạch truật vị đắng mà ngọt vừa táo thấp thực tỳ , vừa làm ấm tỳ sinh tân , tính rất ấm , uống vào thuốc kiện thực tiêu cực tiêu cốc , là vị thuốc số một bổ tỳ khí ".
• Cam thảo . Vị ngọt, tính bình , qui kinh Tỳ Vị Phế Tâm
• Sách Cảnh nhạc toàn thư bản thảo chính: 
" Cam thảo vị ngọt, tính trung hòa , tác dụng điều bổ do vậy dùng với thuốc có độc thì giải độc , dùng với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn , thuốc giải biểu thêm Cam thảo sẽ tăng tác dụng. Thuốc hạ có thêm Cam thảo thì tác dụng hòa hoãn. Cam thảo tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm Kỳ , giúp Thục địa trị chứng âm hư nguy kịch. Thuốc trừ nhiệt tà kiện gân cốt , kiện tỳ vị , trưởng cơ nhục , theo khí vào phần khí , theo huyết vào phần huyết , không nơi nào là không đến được nên có tên là Quốc lão!".
• Theo một số nghiên cứu gần đây Cam thảo dùng lượng lớn kéo dài có thể tăng huyết áp .
Sau khi tham khảo bốn vị thuốc trên đây thì chúng ta thấy rất rõ tại sao “ phải lùi ” .. Thấm thấp . Táo thấp . Hòa trung . NẾU không lùi thì chắc chắn sẽ khô và nóng 

PHƯƠNG  
= MỘT BƯỚC LÙI  
> HAI BƯỚC TIẾN
-  Lùi   1 .. Độc hoạt 6g 
- Kê huyết đằng 8g 
- Ngưu tất 8g
-  Tiến 1 ..  Độc hoạt 8g 
- Kê huyết đằng 10g 
- Ngưu tất 12g
- Tiến 2 .. Độc hoạt 12g 
- Kê huyết đằng 16g 
- Ngưu tất 16g
Khi dùng thuốc hoạt huyết mạnh 
Nếu chúng ta dùng liều cao ngay từ lần đầu thì đa số là rơi vào trường hợp mà người bệnh gọi là 

( BỊ THUỐC VẬT / MỆT MỎI /TIM HỒI HỘP )


Người bệnh lâu ngày 
Người cao tuổi 
Người có cơ thể suy nhược cần thận trọng lựa chọn các vị thuốc hợp lý  . Thuốc chạy theo chứng là một sai lầm lớn trong điều trị 
“ Thí dụ . 
Nghe bệnh nhân rên la thì tăng thuốc trị đau...” 
Cần áp dụng triệt để phương pháp 
tăng dần đều các vị thuốc có tính mãnh liệt 
ĐÔNG Y MINH PHÚ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Gs . Bác sỹ Trần Văn Kỳ Điều trị bệnh tim mạch NXB HCM 2002
Y học căn bản - Trung dược lâm sàng
1. Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Hà Nội (2017), Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền (dành cho đối tượng đại học), Nhà xuất bản Y học.
2. Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Hà Nội (2017), Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền (dành cho đối tượng sau đại học), Nhà xuất bản Y học.

thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /