NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ: THIÊN 09

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

01/09/2016

THIÊN 09

CHUNG THỈ

PHÀM ĐẠO CỦA VIỆC CHÂM
(thích) được trọn vẹn ở thiên ‘Chung thỉ’[1]. 
Nếu chúng ta biết rõ ‘Chung thỉ’ thì chúng ta sẽ thấy ngũ tạng đóng vai trò ‘kỷ’ làm cho âm dương được định vậy[2]. 
Âm chủ về tạng, dương chủ về phủ [3]. 
Dương thọ khí ở tứ mạt, Âm thọ khí ở ngũ tạng, cho nên khi châm tả, chúng ta phải theo phép nghênh khí, khi châm bổ, chúng ta phải theo phép tùy chi[4]. 
Biết rõ nghênh, tùy, thì có thể làm cho khí được hòa[5]. 
Con đường đi tới cái hòa của khí là phải thông hiểu âm dương[6]. Ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương[7]. 
Vấn đề này khi truyền lại cho đời sau, mỗi khi cần thề nguyền (minh) thường người ta lấy huyết làm lời minh, có  nghĩa là ai kính trọng lời minh thì tốt, ai khinh mạn thì sẽ chết[8]. 
Hành động không đúng với đạo sẽ bị tai ương bởi Trời, chúng ta phải phụng thiên đạo 1 cách cẩn trọng[9].
Bây giờ chúng ta nói đến chung thỉ [10]. 
Nội dung của chung thỉ là lấy kinh mạch làm kỷ, nắm vững tình trạng của khí ở mạch khẩu và nhân nghênh để có thể biết được sự hữu dư hay bất túc của âm dương, biết được sự bình thường hay bất bình thường của âm dương, đó là chúng ta hành động được tròn vẹn với thiên đạo rồi vậy[11]. 
Gọi là bình nhân tức là nói đến 1 người không bị bệnh [12]. 
Người không bị bệnh là người mà mạch khẩu và nhân nghênh ứng với tứ thời bốn mùa, là người mà trên dưới tương ứng với nhau và có đầy đủ sự vãng lai, lục kinh không bị kết động, sự hàn ôn ở bản mạt cùng giữ nhau để điều hành nhau, là người hình nhục, huyết khí ắt phải tương xứng nhau, ta gọi đó là bình nhân [13].
Người thiếu khí là người mà mạch khẩu và nhân nghênh đều thiếu không xứng với xích thốn, như vậy là âm dương đều bất túc[14]. Nếu bổ âm thì dương bị kiệt, nếu tả âm thì dương thoát [15]. 
Trong trường hợp này nên dùng loại thuốc có vị ngọt (cam dược), không thể cho uống loại chi tễ, trường hợp này cũng không nên cứu và nếu không hết bệnh mà ta lại tả cũng sẽ làm cho khí của ngũ tạng bị hoại[16].
Mạch nhân nghênh nhất thịnh, bệnh ở tại kinh túc Thiếu dương, nhất thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại kinh thủ Thiếu dương[17]. 
Mạch nhân nghênh nhị thịnh, bệnh ở tại túc Thái dương, nhị thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thái  dương[18]. 
Mạch nhân nghênh tam thịnh, bệnh ở tại túc Dương minh, tam thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Dương minh[19]. 
Mạch Dương minh tứ thịnh, vừa đại, vừa sác, gọi tên là dật dương, dật dương gọi là ngoại cách [20].
Mạch mạch khẩu nhất thịnh, bệnh ở tại túc Quyết âm, nhất thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Tâm chủ [21]. 
Mạch mạch khẩu nhị thịnh, bệnh ở tại túc Thiếu âm, nhị thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thiếu âm[22]. 
Mạch mạch khẩu tam thịnh, bệnh ở tại túc Thái âm, tam thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thái âm[23]. 
Mạch mạch khẩu tứ thịnh, vừa đại, vừa sắc, gọi tên là dật âm, dật âm gọi là nội quan, Ngoại quan là tình trạng bất thông, chết chứ không trị được[24]. 
Mạch nhân nghênh và mạch khẩu ở kinh Thái âm nếu đều thịnh lên đến trên 4 bội (lần) thì gọi là Quan cách [25]. 
Bị Quan cách thì đã gần đến ngày chết rồi vậy[26].
Mạch Nhân nghênh nhất thịnh thì châm tả kinh túc Thiếu dương và châm bổ kinh túc Quyết âm, châm 2 lần tả và 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 2 lần để châm[27]. 
Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa[28]. 
Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung, không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi[29].
Mạch Nhân nghênh nhị thịnh thì châm tả kinh túc Thái dương và châm bổ kinh túc Thiếu âm, hâm 2 lần tả và 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm[30]. 
Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui hay chưa[31]. 
Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [32].
Mạch Nhân nghênh tam thịnh thì châm tả kinh túc Dương minh và châm bổ kinh túc Thái âm, châm 2 lần tả 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 2 lần để châm[33].
Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa[34]. 
Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [35].
Mạch Khẩu nhất thịnh thì châm tả kinh túc Quyết âm và châm bổ kinh túc Thiếu dương, Châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1  lần để châm[36]. 
Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa[37]. 
Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi[39].
Mạch Khẩu nhị thịnh thì châm tả kinh túc Thiếu âm và châm bổ kinh túc Thái dương, châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm[40]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa[41]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi[42].
Mạch Khẩu tam thịnh thì châm tả kinh túc Thái âm và châm bổ kinh túc Dương minh, châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm[43]. 
Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa[44]. 
Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [45].
Kinh Dương minh chủ về Vị, rất dồi dào về cốc khí, cho nên chúng ta có thể mỗi ngày chọn huyệt 2 lần để châm[46]. 
Mạch Nhân nghênh và mạch Khẩu đều thịnh lớn hơn 3 lần, được gọi tên là âm dương đều dật[47]. 
Trong trường hợp này, nếu không châm cho khai thông thì huyết mạch bị bế tắc[48]. 
Khí không có đường để vận hành, nó sẽ lưu lại và tràn đầy ở trong, làm cho ngũ tạng bị nội thương[49]. 
Trong trường hợp này, chúng ta lại theo đó mà cứu, ắt sẽ làm thay đổi gây thành bệnh khác nữa[50].
Phàm trong cách châm, khi nào thấy khí đã điều hòa thì dừng châm[51]. 
Nên châm bổ âm và tả dương, như vậy sẽ làm cho âm thanh càng to, rõ, tai, mắt được thông minh, nếu ngược lại thì khí huyết sẽ không vận hành được[52]. 
Gọi là khí đến và đã có hiệu quả tốt, đó là nếu dùng phép tả, là càng làm hư bớt cái thực[53]. 
Khi đã châm theo phép hư rồi thì mạch sẽ đại như cũ chứ không kiên (thực)[54]. 
Nếu kiên như cũ, thì dù có nói rằng bệnh đã hết, nghĩa là đã trở lại trạng thái mạnh khỏe như xưa, nhưng thực sự bệnh vẫn chưa khỏi[55].
Nếu dùng phép bổ, đó là càng làm thực thêm cái hư [56]. 
Khi đã châm theo phép thực rồi thì mạch sẽ đại như cũ chứ không làm tăng thêm cái kiên (thực)[57]. 
Nếu đại như cũ chứ không kiên hơn, thì dù có nói rằng bệnh đã trở lại trạng thái khoái (sung sướng, dễ chịu) như xưa, nhưng thực sự bệnh vẫn chưa khỏi[58].
Cho nên, phép châm bổ làm cho thực thêm cái hư, phép châm tả là làm hư bớt cái thực[59]. 
Dù cái đau đớn không theo mũi kim mà ra đi hẳn ngay, nhưng cơn bệnh chắc chắn phải giảm bớt vậy[60]. 
Muốn đạt được kết quả bổ tả, bắt buộc phải thông nguyên nhân sinh ra bệnh ở nơi 12 kinh mạch, được vậy, sau đó mới có thể truyền lại trong chung thỉ vậy [61]. 
Cho nên muốn cho âm dương không cùng làm sai lệch nhau, hư thực không làm thương lẫn nhau, lúc chúng ta chữa bệnh, chỉ cần chọn chính kinh là được[62].
Phàm phép châm, thuộc lần thứ 3, đó là phải châm cho đến lúc có cốc khí [63]. 
Khi tà khí hợp nhau 1 cách cẩu thả nơi khí phận, làm cho khí âm dương bị thay đổi chỗ nhau, khí nghịch thuận cùng tương phản nhau, khí âm dương không còn hợp với sự phù trầm của kinh mạch, không còn hợp với sự thăng giáng của 4 mùa, nó sẽ vì thế mà lưu giữ 1 cách tràn đầy trong vùng khí phận của âm dương, như vậy, nên dùng phép để đuổi nó đi[64]. 
Cho nên, châm 1 lần thì làm cho dương tà xuất ra, châm lần nữa sẽ làm cho âm tà xuất ra, châm lần 3 làm cho cốc khí đến thì thôi châm[65]. 
Khi nói rằng cốc khí đến có nghĩa là sau khi châm bổ xong thì khí sẽ thực, châm tả xong thì khí sẽ hư [66]. 
Nhờ vậy mà ta biết được khi nào cốc khí đến
Tức là tà khí ra đi 1 mình vậy[67]. 
Dù âm dương chưa được điều hòa nhưng ta biết là bệnh đã khỏi rồi[68]. 
Vì thế mới có câu bổ tức là làm cho thực thêm cái hư, tả tức là làm cho hư bớt cái thực[69]. 
Dù sự đau đớn không theo mũi kim mà ra đi hẳn ngay, nhưng cơn bệnh chắc chắn phải giảm bớt vậy[70].
Khi nào âm thịnh mà dương hư thì nên châm bổ dương khí trước, sau đó châm tả âm khí để âm dương được điều hòa[71]. 
Khi nào âm hư mà dương thịnh thì nên châm bổ âm khí trước, sau đó châm tả dương khí để âm dương được điều hòa[72].
Tam mạch động ở khoảng trong của ngón chân cái, nên thẩm định rõ sự thực hư, nếu hư mà ta châm tả đó gọi là trùng hư, bị trùng hư thì bệnh càng nặng[73]. 
Phàm khi châm nơi đây, nên dùng ngón tay án vào, nếu thấy mạch động mà thực và nhanh, nên châm tả cho nhanh; nếu thấy mạch hư mà chậm, nên châm bổ, nếu làm ngược lại như trên thì bệnh càng nặng[74]. 
Khi động thì Dương minh ở trên, Quyết âm ở giữa, Thiếu âm ở dưới [75]. 
Vùng ngực có các huyệt Du, nên châm trúng vào các huyệt Du trên vùng ngực, vùng lưng có các huyệt du, nên châm trúng vào những huyệt du trên lưng và vai[76]. 
Nếu thấy hư nên chọn châm ở trên[77]. 
Bị bệnh ở trùng thiệt (nơi trùng của lưỡi), nên châm vào nơi thiệt trụ, châm kim Phi châm[78]. 
Khi nào cánh tay chỉ co lại mà không duỗi ra được, thì đó là bệnh ở cân[79]. 
Khi nào cánh tay chỉ duỗi ra mà không co vào được, thì đó là bệnh ở cốt [80]. Bệnh tại cốt nên chú trọng chữa ở cốt, bệnh tại cân nên chú trọng chữa ở cân[81].
Phép châm (bổ), thứ nhất đợi khí vừa mới thực nên châm sâu vào, án thật nhẹ vào vết châm, nhằm để cho tà khí xuất ra hết, một nữa là đợi lúc khí vừa mới hư, châm cạn, nhằm dưỡng mạch khí, châm xong nên án thật nhanh vào chỗ vết châm nhằm không cho tà khí xâm nhập vào[82]. 
Tà khí đến, nên châm khẩn, nhanh[83]. 
Khi cốc khí đến, nên châm chậm và hòa hoãn[84]. 
Mạch khí thực, nên châm sâu vào nhằm tiết tà khí ra; mạch khí hư, nên châm cạn nhằm làm cho tinh khí không thoát ra được, nhằm dưỡng được mạch khí, chỉ cho mỗi mình tà khí xuất ra mà thôi[85].
Châm các chứng thống, mạch của nó đều thực[86]. 
Cho nên nói rằng: từ thắt lưng trở lên, do kinh thủ Thái âm và Dương minh làm chủ, từ thắt lưng trở xuống, do kinh túc Thái âm và Dương minh làm chủ [87]. 
Bệnh ở phần trên, thủ huyệt trị ở dưới [88]. 
Bệnh ở phần dưới, thủ huyệt trị trên cao[89]. 
Bệnh ở đầu, thủ huyệt trị ở dưới chân[90]. 
Bệnh tại thắt lưng, thủ huyệt trị ở kheo chân (quắc)[91]. 
Bệnh sinh ra ở đầu thì đầu bị nặng, bệnh sinh ra ở cánh tay thì cánh tay nặng, bệnh sinh ra ở chân thì chân nặng, khi trị bệnh, nên châm vào những nơi đã sinh ra bệnh[92].
Mùa xuân, khí ở tại mao, mùa hạ khí ở tại bì phu, mùa thu khí ở tại phận nhục, mùa đông khí ở tại cân cốt, châm những bệnh này, nên thích ứng đúng vào thời mùa[93]. 
Cho nên, châm những người mập, nên châm như thể châm vào lúc mùa thu và đông, châm người gầy, nên châm như thể châm vào lúc mùa xuân và hạ[94]. 
Bệnh thuộc về thống là thuộc về âm, thống mà dùng tay án lên cũng không thấy được vì nó thuộc về âm, nên châm sâu vào[95]. 
Bệnh ở phần trên thuộc về dương, bệnh ở phần dưới thuộc về âm[96]. 
Bệnh ngứa thuộc dương châm cạn[97]. 
Nếu bệnh khởi lên trước ở phần âm thì nên trị phần âm trước rồi sau mới trị phần dương[98]. 
Nếu bệnh khởi lên trước ở phần dương thì nên trị phần dương trước rồi sau mới trị phần âm[99].
Châm chứng “nhiệt quyết”, nếu lưu kim lâu quá sẽ thành ngược lại thành hàn[100]. 
Châm chứng bệnh hàn quyết, nếu lưu kim lâu quá sẽ ngược lại thành nhiệt[101]. Châm nhiệt quyết thì 2 âm và 1 dương[102]. 
Châm hàn quyết thì 2 dương 1 âm[103]. 
Cái gọi là 2 âm, tức là châm âm 2 lần, gọi là 1 dương tức là châm dương 1 lần[104]. 
Bệnh lâu ngày, tà khí nhập vào sâu, châm trị bệnh này, nên châm sâu vào và lưu kim thật lâu, cứ cách ngày lại châm trở lại[105]. 
Phải để ý vấn đề điều hòa cách châm phải trái, nhằm đuổi nó ra khỏi huyết mạch trong thân thể [106]. 
Phép châm (đạo châm) như thế là đầy đủ [107].
Phàm trong phép châm, chúng ta phải xem xét phần hình khí, hình và nhục chưa thoát nhau, thiểu khí mà mạch lại táo cấp[108]. 
Bệnh táo lại quyết nghịch, nên châm theo phép Mậu thích[109]. 
Tinh khí có bị tán có thể thu lại, tà khí có tụ thì có thể tán ra[110].
Người thầy thuốc phải ở 1 nơi sâu nào đó cho yên tĩnh, thấy rõ được sự vãng lai của thần khí, đóng kín cửa lại, cốt làm sao cho hồn phách không bị tán[111]. 
Phải chuyên chú ý của mình vào với thần làm một, giữ được tinh khí của mình đúng chỗ của nó, không nghe đến tiếng nói người khác, nhằm thu giữ cái tinh khí[112]. 
Tất cả phải đưa vào với thân làm một, khiến cho chí của người châm theo vào mũi kim[113]. 
Hoặc châm cạn mà lưu kim, hoặc châm thật nhẹ mà giữ bề ngoài, điều hành cái thần của người bệnh, khi nào chân khí đến mới thôi châm[114]. 
Nam nội nữ ngoại, kiên quyết giữ cái chính khí của người bệnh, quyết không để cho nó xuất ra[115]. 
Ngoài ra, phải giữ gìn cẩn thận không để cho tà khí nhập vào, Ta gọi đó là đắc khí [116].
Phàm những việc cấm châm gồm: vừa mới nhập phòng (giao hợp) xong đừng châm, đã châm rồi thì đừng nhập phòng; đã say rồi đừng châm, đã châm rồi đừng say; mới vừa nổi giận đừng châm, đã châm rồi đừng nổi giận; vừa làm việc mệt nhọc xong đừng châm, đã châm rồi đừng làm việc mệt nhọc; đã ăn no đừng châm, đã châm rồi đừng ăn no; đã đói đừng châm, đã châm rồi thì đừng để đói; đã khát rồi đừng châm, đã châm rồi đừng để khát; khi mà có việc gì quá kinh khủng, nên có thời để  định lại khí rồi hãy châm; mới vừa đi xe đến nên nằm nghỉ trong thời gian bữa cơm rồi mới châm; đi bộ vừa đến nên ngồi nghỉ bằng thời gian đi 10 dặm rồi mới châm[117].
Sở dĩ có 12 phép cấm châm trên, là vì lúc bấy giờ mạch đang loạn, khí đang tán, khí vinh (doanh) vệ bị nghịch, kinh khí không còn vận hành theo thứ tự [118].
Nếu trong trường hợp như vậy mà ta châm vào thì sẽ làm cho dương bệnh nhập vào âm, Âm bệnh xuất ra ở dương, tạo cơ hội cho tà khí sinh trở lại[119]. 
Người thầy châm vụng về, không xét kỹ các lý lẽ trên, đó là họ đã chặt đứt (giết chết) thân thể con người, làm cho hình thể con người không vận hóa bình thường, tiêu hao não tủy, tân dịch không còn hóa, làm cho ngũ vị không còn làm tròn vai trò tạo ra thần khí, Ta gọi đó là thất khí vậy[120].
Khi mạch Thái dương bị chung tuyệt, mắt bị trợn, thân hình bị vặn uốn, bị “khiết túng”, màu sắc trắng bệch, da bị héo rời đưa tới việc mồ hôi bị tuyệt, khi mồ hôi bị tuyệt thì chết [121].
Khi mạch Thiếu dương bị chung tuyệt, tai sẽ bị điếc, trăm đốt xương đều buông lỏng, phần mục hệ (vùng mắt) bị tuyệt khí, mục hệ bị tuyệt chỉ 1 ngày rưỡi là chết, Khi chết thì sắc mặt đổi từ xanh qua trắng rồi mới chết[122].
Mạch Dương minh bị chung tuyệt, miệng và mắt đều không động giựt, hay lo sợ, nói sàm bậy, sắc mặt vàng, kinh mạch ở trên hay dưới đều thịnh và không vận hành được, như vậy là phải chết[123].

Mạch Thiếu âm bị chung tuyệt, sắc mặt sẽ đen, răng lộ dài ra như có nhiều chất bẩn, bụng trướng vì bị bế tắc, trên và dưới không còn thông nhau, và sẽ chết[124].
Mạch Quyết âm bị chung tuyệt, bên trong nhiệt, cổ họng bị khô, hay đi tiểu, Tâm bị phiền, nếu nặng hơn thì lưỡi bị cuốn lại, trứng dái bị rút lên và teo lại, chết[125].
Mạch Thái âm bị chung tuyệt, bụng bị trướng bế, không thở được, hay ợ và hay ói, mỗi lần ói là khí bị nghịch, khi bị nghịch thì mặt đỏ lên; nếu khi không nghịch nữa thì lại xảy ra tình trạng trên dưới bất thông, khi thượng hạ bất thông thì mặt sẽ đen, lông và da bị khô héo, chết[126].

終始篇第九
凡刺之道,畢於終始。明知終始,五臟為紀,陰陽定矣。陰者主臟,陽者主腑。陽受氣於四末,陰受氣於五
臟。故瀉者迎之,補者隨之。知迎知隨,氣可令和。和氣之方,必通陰陽。五臟為陰,六腑為陽。傳之後世,以血為盟。敬之者昌,慢之者亡。無道行私,必得天殃。
謹奉天道,請言終始。終始者,經脈為紀,持其脈口人迎,以知陰陽有餘不足,平與不平,天道畢矣。所謂平人者不病,不病者,脈口人迎應四時也,上下相應而俱往來也,六經之脈不結動也,本末之寒溫之相守司也,形肉氣血必相稱也,是謂平人。少氣者,脈口人迎俱少,而不稱尺寸也。如是者則陰陽俱不足,補陽則陰竭,瀉陰則陽脫。如是者可將以甘藥,不可飲以至劑,如此者弗灸。不已者因而瀉之,則五臟氣壞矣。
人迎一盛,病在足少陽;一盛而躁,病在手少陽。人迎二盛,病在足太陽;二盛而躁,病在手太陽。人迎三盛,病在足陽明;三盛而躁,病在手陽明。人迎四盛,且大且數,名曰溢陽,溢陽為外格。脈口一盛,病在足厥陰;厥陰一盛而躁,在手心主。脈口二盛,病在足少陰;二盛而躁,在手少陰。脈口三盛,病在足太陰;三盛而躁,在手太陰。脈口四盛,且大且數者,名曰溢陰,溢陰為內關,內關不通,死不治。人迎與太陰脈口,俱盛四倍以上,命曰關格,關格者與之短期。
人迎一盛,瀉足少陽而補足厥陰,二瀉一補,日一取之,必切而驗之,疏取之上,氣和乃止。人迎二盛,瀉足太陽補足少陰,二瀉一補,二日一取之,必切而驗之,疏取之上,氣和乃止。人迎三盛,瀉足陽明而補足太陰,二瀉一補,日二取之,必切而驗之,疏取之上,氣和乃止。脈口一盛,瀉足厥陰而補足少陽,二補一瀉,日一取之,必切而驗之,疏而取上,氣和乃止。脈口二盛,瀉足少陰而補足太陽,二補一瀉,二日一取之,必切而驗之,疏取之上,氣和乃止。脈口三盛,瀉足太陰而補足陽明,二補一瀉,日二取之,必切而驗之,疏而取之上,氣和乃止。所以日二取之者,陽明主胃,大富於穀氣,故可日二取之也。人迎與脈口俱盛三倍以上,命曰陰陽俱溢,如是者不開,則血脈閉塞,氣無所行,流淫於中,五臟內傷,如此者,因而灸之,則變易而為他病矣。凡刺之道,氣調而止,補陰瀉陽,音氣益彰,耳目聰明,反此者氣血不行。
所謂氣至而有效者,瀉則益虛,虛者,脈大如其故而不堅也。堅如其故者,適雖言故,病未去也。補則益寫實者,脈大如其故而益堅也。夫如其故而不堅者,適雖言快,病未去也。故補則實,瀉則虛,痛雖不隨鍼,病必衰去。必先通十二經脈之所生病,而後可得傳於終始矣。故陰陽不相移,虛實不相傾,取之其經。
凡刺之屬,三刺至穀氣,邪僻妄合,陰陽易居,逆順相反,沉浮異處,四時不得,稽留淫泆,須鍼而去。故一刺則陽邪出,再刺則陰邪出,三刺則穀氣至,穀氣至而止。所謂穀氣至者,已補而實,已瀉而虛,故已知穀氣至也。邪氣獨去者,陰與陽未能調而病知愈也。故曰,補則實,瀉則虛,痛雖不隨鍼,病必衰去矣。
陰盛而陽虛,先補其陽,後瀉其陰而和之。陰虛而陽盛,先補其陰,後瀉其陽而和之。
三脈動於足大指之間,必審其實虛,虛而瀉之,是謂重虛,重虛病益甚。凡刺此者,以指按之,脈動而實且疾者疾瀉之,虛而徐者則補之。反此者,病益甚。其動也,陽明在上,厥陰在中,少陰在下。
膺腧中膺,背腧中背、肩膊。虛者取之。
上重舌,刺舌柱以鈹鍼也。
手屈而不伸者,其病在筋;伸而不屈者,其病在骨。在骨守骨,在筋守筋。
補須一方實,深取之,稀按其痏,以極出其邪氣;一方虛,淺刺之,以養其脈,疾按其痏,無使邪氣得入。邪氣來也緊而疾,穀氣來也徐而和。脈實者,深刺之以泄其氣;脈虛者,淺刺之使精氣無得出以養其脈,獨出其邪氣。
故曰:從腰以上者,手太陰陽明皆主之;從腰以下者,足太陰陽明皆主之。
病在上者,下取之;病在下者,高取之。病在頭者,取之足;病在腰者,取之膕。
病生於頭者頭重,生於手者臂重,生於足者足重。治病者,先刺其病所從生者也。
春氣在毛,夏氣在皮膚,秋氣在分肉,冬氣在筋骨。刺此病者,各以其時為齊。故刺肥人者,以秋冬之齊;刺瘦人者,以春夏之齊。
病痛者,陰也。痛而以手按之不得者,陰也,深刺之。病在上者,陽也;病在下者,陰也。癢者,陽也,淺刺之。
病先起陰者,先治其陰,而後治其陽。病先起陽者,先治其陽,而後治其陰。
刺熱厥者,留鍼反為寒;刺寒厥者,留鍼反為熱。刺熱厥者,二陰一陽;刺寒厥者,二陽一陰。所謂二陰者,二刺陰也;一陽者,一刺陽也。
久病者,邪氣入深。刺此病者,深內而久留之,間日而復刺之,必先調其左右,去其血脈,刺道畢矣。
凡刺之法,必察其形氣,形肉未脫,少氣,而脈又躁,躁厥者,必為繆刺之。散氣可收,聚氣可布。
深居靜處,占神往來,閉戶塞牖,魂魄不散,專意一神,精氣之分,毋聞人聲,以收其精,必一其神,令志在鍼,淺而留之,微而浮之,以移其神,氣至乃休。
男內女外,堅拒勿出,謹守勿內,是謂得氣。凡刺之禁:新內勿刺,已刺勿內;已醉勿刺,已刺勿醉;新怒勿刺,已刺勿怒;新勞勿刺,已刺勿勞;已飽勿刺,已刺勿飽;已饑勿
刺,已刺勿饑;已渴勿刺,已刺勿渴。大驚大恐,必定其氣乃刺之;乘車來者,臥而休之,如食頃乃刺之;出行來者,坐而休之,如行十里頃乃刺之。凡比十二禁者,其脈亂氣散,逆其榮衛,經氣不次,因而刺之,則陽病入於陰,陰病出於陽,則邪氣復生,粗工勿察,是謂伐身。形體淫泆,乃消腦髓,津液不化,脫其五味,是謂失氣也。
太陽之脈,其終也戴眼,反折瘛瘲,其色白絕,皮乃絕汗,絕汗則終矣。少陽終者,耳聾,百節盡縱,目系絕,目系絕一日半則死矣。其死也,色青白乃死。陽明終者,口目動作,喜驚妄言,色黃,其上下之經,盛而不行則終矣。少陰終者,面黑齒長而垢,腹脹閉塞,上下不通而終矣。厥陰終者,中熱嗌乾,喜溺心煩,甚則舌卷卵上縮而終矣。太陰終者,腹脹閉不得息氣,噫善嘔,嘔則逆,逆則面赤,不逆則上下不通,上下不通,則面黑皮毛焦而終矣

thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /