ĐẠI HOẶC LUẬN
Hoàng Đế hỏi: "Ta từng leo lên trên 1 cái đài cao mát và lạnh, khi lên đến nửa chứng của các bậc thang, ta liền nhìn xem 4 phía, xong rồi mới bò dần lên phía trước, lúc bấy giờ ta tự cảm thấy thần hồn hoảng hốt, mắt hoa choáng váng lên, Ta thầm lấy làm kỳ lạ, ta tự nhắm mắt lại, rồi lại mở mắt ra, ta cố an Tâm định khí, lâu lắm vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường; Khi lên đến trên đài rồi ta lại tiếp tục nhìn khắp bốn phương để rồi lại thấy choáng váng, Ta bèn bới vén lại tóc, qùy xuống trên đài, ta nhìn thẳng xuống phía dưới, sau 1 thời gian thật lâu, sự choáng váng vẫn chưa chấm dứt, Thình lình, tình trạng choáng váng lại bớt và không còn nữa, Khí gì đã khiến như thế ?”[1].
Kỳ Bá đáp : "Khí của ngũ tạng lục phủ đều lên trên để rót vào mắt và thành tinh khí, hố sâu chứa tinh gọi là nhân, tinh khí ở cốt tạo thành đồng tử, tinh khí của cân tạo thành tròng mắt đen, tinh khí của huyết đóng vai lạc với hố mắt, tinh khí của mắt tạo thành tròng trắng mắt, tinh khí của cơ nhục tạo thành nhân bào, tinh khí bao trùm cả cân cốt huyết khí hợp với các lạc mạch tạo thành mục hệ[2]. Tinh khí này bên trên nó thuộc vào não, phía sau nó xuất ra ở cổ gáy, vì thế khi tà khí trúng vào cổ gáy, đúng lúc thân mình bị hư nhược, Tà khí sẽ nhập vào sâu hơn, nó sẽ đi theo nhãn hệ để vào đến não[3]. Khi nó nhập vào não nó sẽ làm cho não bị chuyển, não bị chuyển sẽ làm cho mục hệ bị căng cấp, mục hệ bị căng cấp sẽ làm cho mắt choáng váng và quay cuồng[4]. Khi tà khí trúng vào tinh của mắt thì tinh không còn hòa điệu với ngũ tạng lục phủ nữa, do vậy mà tinh bị hao tán, Khi tinh bị hao tán thì xảy ra hiện tượng thị kỳ, thị kỳ có nghĩa là thấy một vật thành hai[5].
Mắt là nơi nhận tinh khí của ngũ tạng lục phủ, là nơi thường doanh của doanh vệ, hồn phách, là nơi sinh ra thần khí vậy, Vv thế khi mà thần khí bị lao thì hồn phách bị tán, chí ý bị loạn[6]. Vì thế đồng tử và tròng đen mắt được lấy phép ở Âm, tròng mắt trắng và các mạch máu đỏ được lấy phép ở Dương[7]. Vì thế khi nào Âm Dương hợp nhau để chuyển rót lên mắt thì tinh khí được sáng vậy[8]. Mắt là sứ giả của Tâm, Tâm là chỗ ở của thần, vì thế khi nào thần và tinh bị loạn thì nó không thể chuyển để rót tinh khí lên mắt được[9]. Khi lên cao, thình lình bị thấy những hình ảnh kỳ la, đó là do tinh, thần, hồn, phách bị tán, không còn hợp nhau được nữa, vì thế mà gây ra sự choáng váng vậy”[10].
Hoàng Đế hỏi: "Ta có vẻ hoài nghi những lời giải thích của Thầy, vì có lần Ta đi lên đài đông uyển, và sau đó mỗi lần Ta đến và lên cao ở đó, không có lần nào mà ta không bị choáng váng, khi ta rời nó thì trở lại trạng thái bình thường, chả lẽ mỗi lần ta đến đông uyển thì ta lại bị lao thần hay sao ? Tại sao lại có những tình huống khác nhau kỳ lạ như thế ?”[11].
Kỳ Bá đáp : "Không phải thế ! Tâm có cái thích của nó thì thần có cái ghét của nó, những yêu và ghét này trong 1 lúc gặp nhau sẽ làm cho tinh bị loạn, mắt bị mê không còn phân biệt để nhìn rõ nữa, đưa đến tình huống bị hoặc (thần bị choáng váng)[12]. Khi nào rời khỏi nơi đó thì thần sẽ quay về như cũ, khôi phục trạng thái bình thường... Vì thế, tình huống trên xảy ra nhẹ thì bị mê, nặng hơn sẽ gọi là hoặc”[13].
Hoàng Đế hỏi: "Có những người hay quên, khí nào đã khiến như thế ?”[14].
Kỳ Bá đáp : "Đó là do thượng khí bất túc, và hạ khí thì hữu dư, đó là trường vị thực, còn Tâm và Phế thì hữu dư[15]. (Tâm Phế) hư cho nên khí doanh vệ lưu lại ở dưới, lâu ngày không lên trên đúng với lúc phải lên, vì thế mà thường hay quên”[16].
Hoàng Đế hỏi: "Có những người bệnh mà không nằm yên được (mất ngủ) khí nào đã khiến như thế ?”[17].
Kỳ Bá đáp : "Vệ khí không nhập vào được Âm phận, mà thường lưu lại nơi Dương phận[18]. Khi mà nó lưu lại ở Dương thì Dương phận sẽ bị đầy[19]. Dương phận bị đầy thì làm cho mạch Dương Kiểu thịnh[20], nếu vệ khí không nhập vào được Âm phận thì Âm khí sẽ bị hư, làm cho mắt không nhắm lại được để ngủ”[21].
Hoàng Đế hỏi: "Có những bệnh cứ khiến người ta phải nhắm mắt lại không muốn nhìn ngoại vật, khí nào đã khiến như thế ?”[22].
Kỳ Bá đáp : "Vệ khí lưu lại ở Âm phận mà không vận hành đến được nơi Dương phận, nếu vệ khí lưu lại ở Âm phận, thì Âm khí sẽ bị thịnh. Âm khí thịnh thì mạch Âm Kiểu đầy, nếu vệ khí không nhập được vào Dương phận thì Dương khí sẽ bị hư, vì thế mắt cứ phải nhắm lại (không muốn nhìn ngoại vật)[23].
Hoàng Đế hỏi: "Có những người bệnh mà cứ thích nằm để ngủ, khí nào đã khiến như thế ?”[24].
Kỳ Bá đáp : "Đây là những người mà Trường Vị to mà bì phu thì sáp trệ (rít), vùng phận nhục không trơn nhuận, Do vì Trường Vị to cho nên vệ khí mới lưu lại lâu, do vì bì phu sáp trệ, vùng phận nhục không trơn nhuận, cho nên vệ khí vận hành chậm[25]. Ôi ! Vệ khí ban ngày thường vận hành ở Dương phận, ban đêm thì vận hành ở Âm phận, vì thế lúc mà Dương khí sắp hết thì con người đi nằm ngủ, lúc mà Âm khí sắp hết thì mọi người phải thức dậy[26]. Vì thế nếu người nào mà Trường Vị to thì vệ khí vận hành phải lưu lại lâu hơn, nếu bì phu sáp trệ, vùng phận nhục không trơn nhuận thì vệ khí sẽ vận hành chậm[27]. Khi vệ khí phải lưu lại lâu hơn ở vùng Âm phận, khí này sẽ không còn vận hành 1 cách chính thường nữa, vì thế người đó chỉ muốn nhắm mắt lại để ngủ, muốn nằm nhiều để ngủ[28]. Khi nào Trường Vị nhỏf, bì phu trơn nhuận, hòa hoãn, vùng phận nhục thông sướng, vệ khí lưu lại ở vùng Dương phận sẽ lâu hơn, vì thế người ấy ít ngủ hơn”[29].
Hoàng Đế hỏi: "Có những người không phải thường ngày hay buồn ngủ, nhưng đột nhiên lại thích nằm để ngủ, khí gì đã khiến như thế ?”[30].
Kỳ Bá đáp : "Tà khí lưu lại nơi Thượng tiêu, Thượng tiêu bị bế nên không thông, ngoài ra, sau khi ăn no, lại uống thêm nước canh nóng, vệ khí sẽ lưu lại ở Âm phận mà không vận hành đến vùng Dương phận nữa, vì thế mà họ thích ngủ 1 cách đột ngột”[31].
Hoàng Đế hỏi: "Đúng vậy thay ! Phép trị các loại tà khí ấy phải thế nào ?”[32].
Kỳ Bá đáp : "Trước hết ta phải điều hòa phục hồi công năng của ngũ tạng lục phủ, sau đó mới tiêu trừ những loại nhẹ ấy đi, tiếp theo là điều hòa khí doanh vệ, tà khí thịnh thì dùng phép tả, tà khí hư thì dùng phép bổ, dù sao trước mắt, ta phải nắm cho được tình huống khổ hay vui của hình, của chí của người bệnh, nắm rõ rồi, sau đó mới áp dụng phép trị”[33].
大惑論篇第八十
黃帝問於岐伯曰:余嘗上於清冷之臺,中階而顧,匍匐而前,則惑。余私異之,竊內怪之,獨瞑獨視,安心定氣,久而不解。獨博獨眩,被髮長跪,俛而視之,後久之不已也。卒然自上,何氣使然?岐伯對曰:五臟六腑之精氣,皆上注於目而為之精,精之窠為眼,骨之精為瞳子,筋之精為黑眼,血之精為絡,其窠氣之精為白眼,肌肉之精為約束,裹擷筋骨血氣之精,而與脈並為系,上屬於腦,後出於項中。故邪中於項,因逢其身之虛,其入深,則隨眼系以入於腦,入於腦則腦轉,腦轉則引目系急,目系急則目眩以轉矣。邪其精,其精所中不相比也則精散,精散則視岐,視岐見兩物。目者,五臟六腑之精也,營衛魂魄之所常營也,神氣之所生也。故神勞則魂魄散,志意亂。是故瞳子黑眼法於陰,白眼赤脈法於陽也。故陰陽合傳而精明也。目者心使也,心者神之舍也,故神精亂而不轉,卒然見非常處,精神魂魄,散不相得,故曰惑也。
黃帝曰:余疑其然。余每之東苑,未曾不惑,去之則復,予唯獨為東苑勞神乎?何其異也?岐伯曰:不然也。心有所喜,神有所惡,卒然相感,則精氣亂,視誤,故惑,神移乃復。是故聞者為迷,甚者為惑。
黃帝曰:人之善忘者,何氣使然?岐伯曰:上氣不足,下氣有餘,腸胃實而心肺虛,虛則營衛留於下,久之不以時上,故善忘也。
黃帝曰:人之善饑而不嗜食者,何氣使然?岐伯曰:精氣並於脾,熱氣留於胃,胃熱則消穀,穀消故善饑,胃氣逆上則胃脘寒,故不嗜食也。
黃帝曰:病而不得臥者,何氣使然?岐伯曰:衛氣不得入於陰,常留於陽,留於陽則陽氣滿,陽氣滿則陽蹻盛
不得入於陰則陰氣虛,故目不瞑矣。黃帝曰:病目而不得視者,何氣使然?岐伯曰:衛氣留於陰,不得行於陽,留於陰則陰氣盛,陰氣盛則陰蹻滿,不得入於陽則陽氣虛,故目閉也。
黃帝曰:人之多臥者,何氣使然?岐伯曰:此人腸胃大而皮膚濕,而分肉不解焉。腸胃大則衛氣留久,皮膚濕則分肉不解,其行遲。夫衛氣者,晝日常行於陽,夜行於陰,故陽氣盡則臥,陰氣盡則寤。故腸胃大則衛氣行留久,皮膚濕,分肉不解,則行遲,留於陰也久,其氣不精則欲瞑,故多臥矣。其腸胃小,皮膚滑以緩,分肉解利,衛氣之留於陽也久,故少瞑焉。
黃帝曰:其非常經也,卒然多臥者,何氣使然?岐伯曰:邪氣留於上膲,上膲閉而不通,已食若飲湯,衛氣久留於陰而不行,故卒然多臥焉。
黃帝曰:善。治此諸邪奈何?岐伯曰:先其臟腑,誅其小過;後調其氣,盛者瀉之,虛者補之。必先明知其形志之苦樂,定乃取之。