VỆ KHÍ
THẤT THƯỜNG
Hoàng Đế hỏi:
"Vệ khí vận hành thất thường bị lưu trệ ở trong bụng, súc tích không vận hành được, uất tụ lại nhưng không có nơi nhất định, làm cho trướng mãn ở chi thể, hông sườn và Vị hoãn, hơi thở suyễn, khí nghịch lên trên, dùng phương pháp gì để có thể trừ được chứng bệnh này ?”[1].
Kỳ Bá đáp :
"Khi nào khí tích lại ở trong ngực, ta sẽ thủ các huyệt ở vùng thượng bộ để trị[2],
khi nào khí tích lại ở trong bụng, ta sẽ thủ các huyệt ở vùng hạ bộ để trị[3], khi nào cả 2 vùng trên và dưới ngực và bụng đều trướng mãn, ta có thể thủ các huyệt quanh vùng để trị”[4].
Hoàng Đế hỏi:
"Thủ những huyệt nào ?”[5].
Kỳ Bá đáp :
"Khí tích ở vùng ngực, nên châm tả huyệt Đại Nghênh, Thiên Đột và Hầu trung (Liêm Tuyền)[6],
Khí tích ở vùng bụng nên châm tả huyệt Tam Lý và Khí Nhai (Khí Xung)[7],
Nếu cả vùng ngực và bụng đều trướng mãn, nên châm tả các huyệt trên như Nhân Nghênh, Thiên Đột, Liêm Tuyền, và các huyệt dưới như Tam Lý, Khí Nhai, và huyệt nằm bên dưới sườn cụt 1 thốn là huyệt Chương Môn[8],
Nếu bệnh tình nặng hơn, nên áp dụng phép châm theo kê túc ( vết chân gà)[9].
Trong lúc chẩn đoán, nếu thấy mạch của bệnh nhân đại mà huyền cấp và mạch tuyệt không đến, da vùng bụng căng lên dữ dội thì không nên châm”[10].
Hoàng Đế nói: "Đúng ! “[11].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao:
"Căn cứ vào đâu để biết bệnh thuộc về bì nhục, cân cốt, huyết khí ?”[12].
Bá Cao đáp :
“Khi nào sắc của người bệnh hiện lên trong khoảng 2 chân mày mà mỏng và bóng láng, đó là triệu chứng của bì phu[13];
Môi hiện lên các màu sắc như xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, đó là triệu chứng của bệnh của cơ nhục, doanh khí hao tán ra ngoài làm cho da bị thấp ướt, đó là triệu chứng của bệnh ở huyết khí[14],
Đôi mắt hiện lên các màu sắc như xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, đó là triệu chứng của bệnh ở cân[15],
Vành tai khô héo không nhuận trạch, như có đầy chất bẩn, đó là triệu chứng của bệnh ở cốt”[16].
Hoàng Đế hỏi:
"Hình trạng của bệnh biểu hiện ở nơi nào ? Thủ huyệt châm trị như thế nào ?”[17].
Bá Cao đáp :
“Ôi ! Sự biến hóa của các bệnh không thể kể hết được, tuy nhiên, bì bệnh có bộ của nó, nhục bệnh có bắp của nó, huyết khí bệnh có chỗ vận hành của nó, cốt bệnh có chỗ thuộc vào của nó”[18].
Hoàng Đế hỏi:
"Ta mong được nghe về những nguyên nhân ấy”[19].
Bá Cao đáp :
“Bộ vị của bì bị bệnh, nên thủ huyệt trị nơi cạn của tứ chi[20],
Các bắp của cơ nhục bị bệnh, nên thủ huyệt châm trị nơi trong khoảng phận nhục của bắp tay, bắp cẳng chân, tức nơi vận hành của các kinh Dương, và những nơi bắp thịt gồ lên, con đường vận hành của kinh Túc Thiếu âm (Thận)[21],
Huyết khí bị bệnh, nên thủ huyệt châm trị nơi các lạc mạch có kinh khí đi qua, khi nào khí huyết bị ủng tắc lưu lại, nó sẽ làm cho nơi đó bị thịnh (gồ lên)[22],
Cân bị bệnh thì không cần có sự phân biệt Âm Dương, bên phải bên trái gì cả, chỉ căn cứ vào nơi bộ vị phát ra bệnh để châm trị[23], Bệnh ở tại cốt, nên thủ huyệt nơi thuộc vào của nó (tức những nơi quan tiết), để châm trị, bởi vì những huyệt cốt không chính là nơi tiếp nhận tủy dịch để làm sung thực cho não tủy”[24].
Hoàng Đế hỏi:
"Phép thủ huyệt phải thế nào ?”[25].
Bá Cao đáp :
“Ôi ! Sự biến hóa của bệnh không giống nhau, bệnh có phù có trầm, phép châm có sâu có cạn, phép trị liệu thật vô cùng, ta phải căn cứ vào tình huống của bệnh nơi bì nhục cân cốt để mà đưa vào bộ vị của từng loại để thủ huyệt châm: bệnh nhẹ nên dùng phép châm cạn, bệnh nặng nên dùng nhiều kim, tùy theo bệnh biến mà ta điều khí, cho nên gọi đây là bậc thượng công: thầy thuốc khéo”[26].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao:
"Hình thân của con người có béo gầy, có lớn nhỏ, có hàn ôn; về tuổi tác, có lão, có tráng, có thiếu, có tiểu, làm thế nào phân biệt được những khác biệt ấy ?”[27].
Bá Cao đáp :
“Con người từ 50 tuổi trở lên gọi là lão, từ 20 tuổi trở lên gọi là tráng, từ 18 tuổi trở xuống gọi là thiếu, từ 6 tuổi trở xuống gọi là tiểu”[28].
Hoàng Đế hỏi:
"Lấy gì để am hiểu vấn đề béo và gầy ?”[29].
Bá cao đáp :
”Con người béo chia làm phì, cao, nhục 3 loại”[30].
Hoàng Đế hỏi:
"Phân biệt thế nào về 3 loại người này ?”[31].
Bá Cao đáp :
“Các bắp thịt vùng vai, tay, gối, đùi... được rắn chắc, bì phu sung mãn, đó là loại hình của người phì [32],
Các bắp thịt ... không rắn chắc, bì phu mềm nhão, đó là loại hình của người cao[33],
Bì phu và cơ nhục bám chắc vào nhau, đó là loại hình của người nhục”[34].
Hoàng Đế hỏi:
"Phân biệt thế nào về sự hàn ôn của 1 người ?”[35].
Bá Cao đáp : “Người thuộc loại hình cao, bắp thịt của họ mềm mà nhuận, tấu (lý) thô, thân của họ hàn, tấu (lý) nhuyễn mà kín, thân của họ nhiệt[36].
Người thuộc loại hình chỉ, bắp thịt của họ rắn chắc, tấu lý của họ nhuyễn mà kín, thân của họ nhiệt, tấu (lý) thô, thân của họ hàn”[37].
Hoàng Đế hỏi:
"Những người này biểu hiện ra thân hình béo gầy, to nhỏ như thế nào ?”[38].
Bá Cao đáp : “Loại hình của người cao, (Dương) khí nhiều (thịnh) bì phu của họ lơi lỏng hơn, cho nên bụng của họ lơi và phệ xuống[39]. Loại hình của người nhục, thân thể họ to lớn[40]. Loại hình của người chỉ (cơ nhục kín, chắc) cho nên thân thể của họ nhỏ hơn loại cao và nhục”[41].
Hoàng Đế hỏi:
"Tất cả 3 loại hình của số người nói trên, về mặt khí huyết nhiều ít như thế nào ?”[42].
Bá Cao đáp :
“Loại người cao thì khí của họ nhiều, khí thuộc Dương, mà khí nhiều thì nhiệt, người nhiệt thì dễ chịu được lạnh [43]. Loại người nhục thì huyết của họ nhiều, huyết nhiều thì làm cho hình nhân được sung thực, hình nhân được sung thực thì sẽ được bình hòa[44]. Loại người chỉ thì huyết của họ thanh, khí của họ hoạt trơn mà ít, cho nên hình thân của họ không thể to lớn được[45]. Những loại người này khác với người bình thường (chúng nhân )”[46].
Hoàng Đế hỏi:
"Chúng nhân là người như thế nào ?”[47].
Bá Cao đáp :
“Chúng nhân là người mà từ da thịt, mỡ cao, mỡ chỉ (bình thường) không thể thêm vào cho mập lên được, huyết và khí cũng bình hòa không thể nhiều hơn về phía nào, vì thế hình thân của họ không nhỏ hơn mà cũng không to lớn hơn, tất cả từ bì nhục cân cốt đều tự cân xứng nhau với vóc dáng của mình, ta gọi những người đó là chúng nhân”[48].
Hoàng Đế nói:
" Đúng thế ! Phép trị phải thế nào ?”[49].
Bá Cao đáp :
“Trước hết nên phân biệt cho được 3 loại hình khác nhau như đã nói, phải nắm cho được sự nhiều ít của huyết, sự thanh trọc của khí, rồi sau đó mới áp dụng phép điều hòa khí huyết. lúc điều trị, đừng để mất đi cái lẽ thường của sự vận hành của kinh mạch[50].
Xin nhắc lại loại hình của người cao bụng của họ lơi và phệ xuống, loại hình của người nhục thì trên dưới đều to lớn, loại hình của người chỉ, cho dù họ có nhiều mỡ béo, họ cũng không thể to lớn như người cao và nhục được”[51].
衛氣失常篇第五十九
黃帝曰:衛氣之留於腹中,稸積不行,菀蘊不得常所,使人肢脅胃中滿,喘呼逆息者,何以去之?伯高曰:其氣積於胷中者上取之,積於腹中者下取之,上下皆滿者旁取之。黃帝曰:取之奈何?伯高對曰:積於上瀉大迎、天突、喉中,積於下者瀉三里與氣街,上下皆滿者上下取之與季脅之下一寸,重者雞足取之。診視其脈大而弦急,及絕不至者,及腹皮急甚者,不可刺也。黃帝曰:善。
黃帝問於伯高曰:何以知皮肉氣血筋骨之病也?伯高曰:色起兩眉薄澤者,病在皮。唇色青黃赤白黑者,病在肌肉。營氣濡然者,病在血氣。目色青黃赤白黑者,病在筋。耳焦枯受塵垢,病在骨。
黃帝曰:病形何如?取之奈何?伯高曰:夫百病變化,不可勝數,然皮有部,肉有柱,血氣有輸,骨有屬。黃帝曰:願聞其故。伯高曰:皮之部輸於四末;肉之柱在臂脛諸陽分肉之間,與足少陰分間;血氣之輸輸於諸絡,氣血留居則盛而起筋部,無陰無陽,無左無右,候病所在;骨之屬者,骨空之所以受益而益腦髓者也。黃帝曰:取之奈何?伯高曰:百病變化,浮沉深淺,不可勝窮,各在其處。病間者淺之,甚者深之,間者少之,甚者眾之,隨變而調氣,故曰上工。
黃帝問於伯高曰:人之肥瘦大小寒溫,有老壯少小,別之奈何?伯高對曰:人年五十已上為老,二十已上為壯,十八已下為少,六歲已下為小。
黃帝曰:何以度知其肥瘦?伯高曰:人有肥有膏有肉。黃帝曰:別之奈何?伯高曰:膕肉堅皮滿者,肥。膕肉不堅皮緩者,膏。皮肉不相離者,肉。
黃帝曰:身之寒溫何如?伯高曰:膏者,其肉淖而粗理者身寒,細理者身熟。脂者,其肉堅,細理者熱,粗理者寒。
黃帝曰:其肥瘦大小奈何?伯高曰:膏者,多氣而皮縱緩,故能縱腹垂腴。肉者,身體容大。脂者,其身收小。
黃帝曰:三者之氣血,多少何如?伯高曰:膏者多氣,多氣者熱,熱者耐寒。肉者多血,多血則充形,充形則平。脂者,其血清,氣滑少,故不能大。此別於眾人者也。
黃帝曰:眾人奈何?伯高曰:眾人皮肉脂膏,不能相加也。血與氣不能相多,故其形不小不大,各自稱其身,命曰眾人。
黃帝曰:善治之奈何?伯高曰:必先別其三形,血之多少,氣之清濁,而後調之,治無失常經。是故膏人縱腹垂腴,肉人者上下容大,脂人者雖脂不能大也。