NGŨ TÀ
Tà khí ở tại Can sẽ làm cho trong khoảng hông sườn bị đau, bị hàn ở trong giữa thân, ác huyết ở trong, khi đi đứng thường hay bị co rút, thường là sưng thũng ở chân[3].
Nên thủ huyệt Hành Gian nhằm dẫn thống khí dưới hông sườn, bổ huyệt Tam lý nhằm làm ôn (ấm) trong Vị, thủ ác huyết ở huyết mạch nhằm làm tán ác huyết, thủ những nơi có mạch mầu xanh nằm trong vùng tai nhằm xua đuổi chứng co rút[4].
Tà khí ở Tỳ Vị sẽ làm cho bệnh cơ nhục thống, khi Dương khí hữu dư, Âm khí bất túc thì sẽ thành chứng nhiệt trung, dễ đói; khi Dương khí bất túc, Âm khí hữu dư thì sẽ thành chứng hàn trung, ruột kêu (sôi) bụng đau, đó là Âm Dương đều hữu dư, nếu âm dương đều bất túc thì hữu hàn, hữu nhiệt; tất cả đều điều hòa bằng huyệt Tam Lý [5].
Tà khí ở tại Thận sẽ làm cho bệnh cốt thống, Âm tý - bệnh Âm tý là chứng mà ta dùng tay đè lên không biết được, bụng trướng, thắt lưng đau, đại tiện khó khăn, đau từ vai, lưng, cổ và gáy, thường hay bị choáng váng, nên thủ huyệt Dũng Tuyền và Côn Lôn, khi thấy có huyết ứ nên châm xuất huyết cho hết[6].
Tà khí ở tại Tâm sẽ làm cho bệnh Tâm thống, thường hay lo buồn, choáng váng té xuống, nên xem hữu dư hoặc bất túc để điều hòa các du huyệt[7].