HÀN NHIỆT BỆNH
Da bị hàn nhiệt không thể nằm xuống chiếu được, lông tóc khô, mũi khô hết nhờn, không ra mồ hôi, thủ huyệt lạc của kinh Tam dương (túc Thái dương) nhằm bổ thủ Thái âm[1].
Cơ (nhục) bị hàn nhiệt làm cho phần cơ bị đau, lông tóc bị khô, môi cũng khô mất trơn nhuận, không có mồ hôi, nên thủ huyệt lạc của Tam dương (Thái dương) nhằm đuổi huyết lạc, châm bổ kinh túc Thái âm nhằm làm cho ra mồ hôi[2].
Cốt bị hàn nhiệt, làm cho người bệnh không lúc nào yên, mồ hôi chảy rót ra không thôi[3].
Nếu răng chưa bị khô thì nên thủ huyệt lạc nơi phía trong đùi kinh Thiếu âm[4].
Nếu răng đã khô thì chết, bất trị[5].
Chứng cốt quyết cũng thế [6].
Bệnh Cốt tý làm cho toàn thể khớp xương bị bất dụng mà đau nhức, mồ hôi chảy rót ra, Tâm bị phiền, nên thủ huyệt ở kinh Tam dương để bổ[7].
Thân mình nếu có chỗ bị thương, máu ra nhiều, đến nỗi trúng phải Phong Hàn khí, nếu như có khi bị té xuống đất, tứ chi bị buông lỏng không co lại được, gọi là chứng Thể nọa, nên thủ huyệt nơi Tam kết giao dưới rún - Tam kết giao thuộc kinh Dương minh và Thái âm, huyệt nằm dưới rốn 3 thốn, tức là huyệt Quan Nguyên[8].
Chứng Quyết tý là chứng mà khí quyết nghịch (của tam dương) lên trên cho đến bụng (mà thôi), nên thủ huyệt lạc của (túc Thái) âm và (túc Dương minh), tuy nhiên người thầy thuốc nên xem chủ bệnh thuộc kinh nào để mà, nếu thuộc kinh dương minh thì tả, nếu kinh thái âm thì bổ[9].
Động mạch bên cạnh của cổ là huyệt Nhân Nghênh, huyệt Nhân Nghênh thuộc kinh Túc Dương minh[10].
Huyệt nằm trước gân cổ và sau gân cổ, thuộc kinh Túc Dương minh, có tên là Phù Đột[11].
Huyệt nằm ở mạch kế bên ngoài thuộc kinh túc Dương minh, có tên là Thiên Dũ[12].
Huyệt nằm ở mạch kết bên ngoài nữa thuộc kinh túc Thái dương có tên là Thiên Trụ[13].
Huyệt nằm dưới nách thuộc kinh thủ Thái âm, gọi tên là Thiên Phủ[14].
Dương tà nghịch ở Dương kinh làm cho đầu đau, ngực bị đầy không thở nổi, thủ huyệt Nhân Nghênh[15].
Bị cảm 1 cách nhanh chóng, mạnh bạo, khí nghịch (làm cho cổ họng và lưỡi) bị cứng, thủ huyệt Phù Đột và châm xuất huyết cuống lưỡi[16].
Bị điếc 1 cách nhanh chóng, mạnh bạo, khí bị che lấp xuống dưới làm tai và mắt mất sáng, thủ huyệt Thiên Dũ [17].
Bị co quắp, động kinh 1 cách nhanh chóng và mạnh bạo, choáng váng làm cho chân không còn tuân theo thân mình nữa, thủ huyệt Thiên Trụ[18].
Bị chứng đản 1 cách nhanh chóng và mạnh bạo, bên trong bị nghịch, Can và Phế cùng đánh nhau, huyết tràn lên đến mũi và miệng, thủ huyệt Thiên Phủ [19].
Trên đây là 5 cánh cửa lớn (Thiên) gọi là Thiên Dũ Ngũ Bộ[20].
Kinh thủ Dương minh có đi vào vùng xương má và mũi lan tỏa vùng răng, gọi đây là Đại Nghênh[21].
Khi răng dưới bị đau nhức thì thủ huyệt của Tý (Thủ) Dương minh, nếu sợ (uống) lạnh thì châm bổ, nếu không sợ (uống) lạnh thì châm tả[22].
Kinh túc Thái dương có đi vào vùng xương má và mũi lan tỏa vùng răng (mạch mà nó hợp để đi vào) đó là huyệt Giác Tôn[23] .
Khi răng trên bị đau nhức nên thủ các huyệt ở vùng trước xương mũi và má, nếu là lúc đang bệnh thì mạch thịnh, thịnh thì nên châm tả, nếu hư thì châm bổ, còn 1 cách nữa đó là thủ các huyệt nằm ở ngoài mũi[24].
Kinh túc Dương minh có đường đi áp theo mũi nhập vào mặt, gọi nơi đó là huyệt Huyền Lô, (đường đi xuống) thuộc vào miệng, (đường đi lên) đối lại với miệng để nhập vào mục bản, (dù ở miệng hay là ở mắt) nếu thấy có đi qua (bệnh) thì thủ huyệt châm, châm theo lối tổn hữu dư: tả bớt cái hữu dư và ích bất túc, bổ thêm cho cái bất túc, nếu châm ngược lại thì bệnh càng nặng[25].
Kinh túc Thái dương có đường thông với cổ gáy nhập vào não, đây chính là thuộc vào gốc của mắt, gọi là Nhân hệ[26]. Khi đầu hay mắt bị đau, thủ huyệt nằm ở giữa 2 đường gân giữa cổ nhập vào não, đây là nơi tương biệt với mạch Âm kiểu và Dương kiểu, là nơi giao hội giữa các đường kinh Âm Dương, là nơi mà mạch Dương (Kiểu) nhập vào Âm, và mạch Âm (Kiểu) xuất ra ở Dương để rồi giao nhau ở khoé mắt ngoài (trong), khi nào Dương khí thịnh thì mắt mở trừng, khi nào Âm khí thịnh thì mắt nhắm lại[27].
Chứng Nhiệt quyết nên thủ huyệt ở kinh túc Thái âm và Thiếu dương, tất cả đều nên lưu kim lâu[28]. Chứng Hàn quyết nên thủ huyệt ở kinh túc Dương minh và túc Thiếu âm, tất cả đều nên lưu kim lâu[29].
Lưỡi bị chảy nước dãi xuống, lòng phiền muộn, thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm[30].
Người bị lạnh run, hai hàm đánh nhau, không ra mồ hôi, bụng bị trướng, lòng phiền muộn, thủ huyệt ở kinh thủ (Thái) âm[31].
Châm bệnh hư, nên châm lúc nó ra đi, châm bệnh thực nên châm lúc nó đến[32].
Mùa xuân thủ huyệt ở lạc mạch, mùa hạ thủ ở phận nhục và tấu lý, mùa thu thủ huyệt ở Khí Khẩu, mùa đông thủ huyệt kinh du[33].
Phàm trong tứ thời, mỗi thời phải lấy thống nhất (tề) làm chính: Lạc mạch trị bì phu, phận nhục và tấu lý trị cơ nhục, khí khẩu trị cân mạch, kinh du trị cốt tủy[34].
Ngũ tạng khí biểu lộ ra thân gồm 5 bộ (vị): vùng huyệt Phục Thố là một, vùng bắp chuối chân là hai, vùng phì tức là bắp chuối chân vậy, vùng lưng là ba, vùng các du huyệt của ngũ tạng là bốn, vùng cổ gáy là năm[35].
Trong 5 bộ trên đây, bộ nào bị ung thư thì chết[36].
Bệnh bắt đầu ở cánh tay, trước hết nên thủ huyệt ở kinh thủ Dương minh và thủ Thái âm làm cho mồ hôi ra[37].
Bệnh bắt đầu ở trên đầu nên thủ huyệt ở cổ gáy thuộc kinh túc Thái dương làm cho mồ hôi ra[38].
Bệnh bắt đầu ở vùng ống chân (hĩnh), trước hết nên thủ huyệt của kinh túc Dương minh, làm cho mồ hôi ra[39].
Châm kinh thủ Thái âm có thể làm cho mồ hôi ra, châm kinh túc Dương minh có thể làm cho mồ hôi ra, cho nên khi châm kinh âm mà mồ hôi ra quá nhiều có thể châm dứt mồ hôi bằng kinh Dương, châm kinh Dương mà mồ hôi ra quá nhiều có thể châm kinh Âm để dứt mồ hôi[40].
Cái hại của việc châm, đó là châm trúng khí mà chưa chịu rút kim ra, như vậy sẽ làm cho tinh khí bị tiết ra ngoài, hoặc châm chưa trúng khí mà đã rút kim ra sẽ làm cho khí huyết bị tích trệ[41].
Tinh khí bị tiết thì bệnh sẽ nặng mà suy tàn, khí huyết tích trệ sẽ gây thành bệnh ung và thư [42].
寒熱病篇第二十一
皮寒熱者,不可附席,毛 髮焦,鼻槁臘,不得汗,取三陽之絡,以補手太陰。肌寒熱者,肌痛,毛髮焦而脣槁臘,不得汗,取三陽於下以去其血者,補足太陰以出其汗。骨寒熱者,病無所安,汗注不休,齒未槁,取其少陰於陰股之絡;齒已槁,死不治。骨厥亦然。
骨痺舉節不用而痛,汗注煩心,取三陽之經補之。
身有所傷,血出多,及中風寒,若有所墮墜,四支懈惰不收,名曰體惰。取其小腹齊下三結交。三結交者,陽明太陰也,齊下三寸關元也。
厥痺者,厥氣上及腹,取陰陽之絡,視主病也,瀉陽補陰經也。頸側之動脈人迎,人迎,足陽明也,在嬰筋之前;嬰筋之後,手陽明也,名曰扶突;次脈手少陽也,名曰天牖;次脈足太陽也,名曰天柱。腋下動脈,臂太陰也,名曰天府。
陽明頭痛,胸滿不得息,取之人迎。
暴瘖氣鞕,取扶突與舌本,出血。
暴聾氣蒙,耳目不明,取天牖。
暴攣癎眩,足不任身,取天柱。
暴癉內逆,肝肺相搏,血溢鼻口,取天府。
此為大牖五部。
臂陽明有人頄遍齒者,名曰大迎。下齒齲,取之臂,惡寒補之,不惡寒瀉之。足太陽有入頄遍齒者,名曰角孫。上齒齲,取之在鼻與頄前,方病之時其脈盛,盛則瀉之,虛則補之;一曰取之出鼻外。足陽明有挾鼻入於面者,名曰懸顱。屬口對入系目本,視有過者取之,損有餘,益不足,反者益。
其足太陽有通項入於腦者,正屬目本,名曰眼系。頭目苦痛,取之在項中兩筋間,入腦乃別。陰蹻、陽蹻,陰陽相交,陽入陰,陰出陽,交於目銳眥。陽氣盛則瞋目,陰氣盛則瞑目。
熱厥,取足太陰少陽,皆留之。寒厥,取足陽明少陰於足,皆留之。
舌縱涎下煩悗,取足少陰。
振寒洒洒鼓頷,不得汗出,腹脹煩悗,取手太陰。
刺虛者,刺其去也。刺實者,刺其來也。
春取絡脈,夏取分腠,秋取氣口,冬取經輸,凡此四時,各以時為齊。絡脈治皮膚,分腠治肌肉,氣口治筋脈,經輸治骨髓。
五臟身有五部:伏兔一;腓二,腓者,腨也;背三;五臟之腧四;項五。此五部有癰疽者死。
病始手臂者,先取手陽明太陰而汗出。
病始頭首者,先取項太陽而汗出。
病始足脛者,先取足陽明而汗出。
臂太陰可汗出,足陽明可汗出。故取陰而汗出甚者,止之於陽;取陽而汗出甚者,止之於陰。
凡刺之害,中而不去則精泄,不中而去則致氣。精泄則病甚而恇,致氣則生為癰疽矣。