NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ: THIÊN 77

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

01/09/2016

THIÊN 77

CỬU CUNG  BÁT PHONG

Dựa theo phương vị của cửu cung, mỗi năm Thái nhất thường từ tiết đông chí ở tại cung Hiệp trật 46 ngày (đông chí, tiểu hàn, đại hàn), qua ngày hôm sau ngày thứ 47, nó di hành sang cung Thiên lưu 46 ngày (lập xuân, vũ thủy, kinh trập), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Thượng môn 46 ngày (xuân phân, thanh minh, cốc vũ), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Âm lạc 45 ngày (lập hạ, tiểu mãn, mang chủng), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Thiên cung 46 ngày (hạ chí, tiểu thử, đại thử), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Huyền ủy 46 ngày (thu phân, hàn lộ, sương gián), qua ngày hôm sau, nó di hành sang cung Tân lạc 45 ngày (lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết), Như vậy, sáng ngày hôm sau, nó lại trở lại cung Hiệp trập đúng vào ngày đông chí[1].

Thái nhất du hành mỗi ngày, lấy ngày đông chí để ở vào cung Hiệp trập từ đó tính rõ nơi mà mỗi ngày nó đến, đó là từ số Nhất (vị trí của quẻ Khảm) rồi đi giáp hết 9 ngày, để rồi cuối cùng quay trở về với số nhất, Cứ như thế mà chuyển vận không ngừng nghỉ, chấm dứt rồi lại bắt đầu[2].

Ngày mà Thái nhất du hành sang 1 cung khác, Thiên phải ứng theo để xuất hiện mưa và gió, nếu chính ngày đó mà mưa thuận gió hòa thì đó hiện tượng cát lành, năm trúng mùa, dân an lạc và ít bệnh[3]. Nếu mưa gió xảy ra trước ngày du hành thì năm đó sẽ nhiều hạn hán[4].

Ngày mà Thái nhất ở tại tiết đông chí, nếu có gì biến hóa, hiện tượng đó ứng với vai trò và trách nhiệm của quân[5].

Ngày mà Thái nhất ở tại tiết xuân phân, nếu có gì biến hóa, hiện tượng đó ứng với trách nhiệm của tướng[6].

Ngày mà Thái nhất ở tại tiết Trung cung, nếu có gì biến hóa, hiện tượng đó ứng với quan lại[7].

Ngày mà Thái nhất ở tại tiết thu phân, nếu có gì biến hóa, hiện tượng đó ứng với trách nhiệm của tướng quân[8].

Ngày mà Thái nhất ở tại tiết hạ chí, nếu có gì biến hóa, hiện tượng đó ứng với trách nhiệm của bách tính[9].

Điều gọi là biến hóa, ý nói ngày mà Thái nhất di hành sang 1 trong ngũ cung, xảy ra những gió táp, mưa sa làm gẫy đổ cây cối, lá, cát bay đá chạy[10].

Căn cứ vào những hiện tượng trên, ta theo dõi phương vị của Thái nhất ở cung nào để suy đoán tình trạng bệnh nặng hay nhẹ[11].

Ta dựa vào cái hướng mà gió thổi đến để làm căn cứ mà suy đoán[12].

Nếu gió từ nơi mà Thái nhất đang ở thổi đến đó là thực phong, chủ về sinh trưởng, nuôi dưỡng vạn vật[13].

Nếu gió từ nơi nghịch lại với bộ vị mà Thái nhất đang ở đó gọi là hư phong, gió này làm thương, làm hại đến con người, nó chủ về tàn sát, chủ về tai hại[14].

Con người nên chú ý đến loại hư phong này để tránh những tai họa bệnh tật[15].

Bậc thánh nhân mỗi ngày phải chú trọng đến việc tránh né hư tà tặc phong như đang tránh né tên bay đá chạy, nhờ đó mà tà khí không làm hại được họ, Ý nghĩa đạo dưỡng sinh là ở chỗ đó”[16].

Vì thế khi Thái nhất di chuyển để đi vào đứng giữa nơi Trung cung, nó sẽ từ đó đứng giữa để làm nơi triều hội cho bát phong, nhằm bộc lộ được điềm cát hung[17].

Phong từ phương nam đến, được gọi tên là Đại nhược phong, khi nó làm thương tổn đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Tâm, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi mạch, khí của nó chủ về Nhiệt bệnh[18] Phong từ phương tây nam đến, được gọi tên là Mưu phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Tỳ, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi cơ nhục, khí của nó chủ về bệnh suy nhược[19].

Phong từ phương tây đến, được gọi tên là Cương phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Phế, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi bì phu, khí của nó chủ về Táo bệnh[20]. Phong từ phương tây bắc đến, được gọi tên là Chiết phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Tiểu trường, bên ngoài nó sẽ lưu lại để ở tại thủ Thái dương mạch, khi mạch tuyệt đó là tà khí đã tràn ngập, khi nào mạch bị bế, đó là mạch bị kết lại, bất thông, có thể chết 1 cách thình lình[21].

Phong từ phương bắc đến, được gọi tên là Đại cương phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Thận, bên ngoài nó sẽ lưu lại để ở tại cốt và hai đường lữ cân của vai và lưng, khí của nó chủ về bệnh Hàn[22].

Phong từ phương đông bắc đến, được gọi tên là Hung phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Đại trường, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi xương sườn dưới nách và những bộ vị thuộc quan tiết của thượng chi[23].

Phong từ phương đông đến, được gọi tên là Anh nhi phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tại Can, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi cân hệ, khí của nó chủ về bệnh thân thấp[24].

Phong từ phương đông nam đến, được gọi tên là Nhược phong, khi nó làm thương đến con người, bên trong nó sẽ nhập vào để ở tạiVị, bên ngoài nó sẽ lưu lại nơi cơ nhục, khí của nó chủ về bệnh tay chân nặng nề[25].

Trên đây là nói về bát phong, tất cả đều đến từ phương hư khí, vì thế nó mới gây bệnh được nơi con người[26].

Nếu người bị hư nhược, gặp hư niên, rồi lại gặp hư phong, cả 3 loại hư này đều tấn công, chúng sẽ gây ra bạo bệnh và chết 1 cách nhanh chóng bất ngờ[27].

Nếu bệnh chỉ do lưỡng thực mà chỉ có 1 hư, do đó khi nào bị trúng mưa, hoặc bị sương gió ngoài trời thì sẽ thành chứng hàn nhiệt[28].

Khi nào ở vào nơi nhiều mưa mà ẩm thấp, bị bệnh sẽ dễ thành chứng tê liệt[29].

Cho nên bậc thánh nhân tránh phong như tránh những mũi tên, những viên đá vậy[30].

Khi nào bị cả tam hư mà còn bị trúng bởi phong tà, dễ bị té nhào xuống đất và bán thân bất toại”[31].


九宮八風篇第七十七

立秋二秋分七立冬六夏至九招搖中央冬至一立夏四春分三立春八

太乙常以冬至之日,居叶蟄之宮四十六日,明日居天留四十六日,明日居倉門四十六日,明日居陰洛四十五日,明日居天宮四十六日,明日居元委四十六日,明日居倉果四十六日,明日居新洛四十五日,明日復居叶蟄之宮,日冬至矣。太乙日遊,以冬至之日,居叶蟄之宮,數所在日,從一處至九日,復反於一,常如是無已,終而復始。太乙移日,天必應之以風雨,以其日風雨則吉,歲美民安少病矣。先之則多雨,後之則多汗。太乙在冬至之日有變,占在君;太乙在春分之日有變,占在相;太乙在中宮之日有變,占在吏;太乙在秋分之日有變,占在將;太乙在夏至之日有變,占在百姓。所謂有變者,太乙居五宮之日,疾風折樹木,揚沙石。各以其所主占貴賤,因視風所從來而占之。風從其所居之鄉來為實風,主生長養萬物;從其衝後來為虛風,傷人者也,主殺主害者。謹候虛風而避之,故聖人日避虛邪之道,如避矢石然,邪弗能害,此之謂也。

是故太乙徙立於中宮,乃朝八風以占吉凶也。風從南方來,名曰大弱風,其傷人也,內舍於心,外在於脈,氣主熱;風從西南方來,名曰謀風,其傷人也,內舍於脾,外在於肌,其氣主為弱;風從西方來,名曰剛風,其傷人也,內舍於肺,外在於皮膚,其氣主為燥;風從西北方來,名曰折風,其傷人也,內舍於小腸,外在於手太陽脈,脈絕則溢,脈閉則結不通善暴死;風從北方來,名曰大剛風,其傷人也,內舍於腎,外在於骨與肩背之膂筋,其氣主為寒也;風從東北方來,名曰凶風,其傷人也,內舍於大腸,外在於兩脇腋骨,下及肢節;風從東方來,名曰嬰兒風,其傷人也,內舍於肝,外在於筋紐,其氣主為身濕;風從東南方來,名曰弱風,其傷人也,內舍於胃,外在肌肉,其氣主體重。此八風皆從其虛之鄉來,乃能病人。三虛相搏則為暴病卒死;兩實一虛,病則為淋露寒熱;犯其雨濕之地則為痿。故聖人避風,如避矢石焉。其有三虛而偏中於邪風,則為擊仆偏枯矣。


thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /