NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ: THIÊN 75

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

01/01/2016

THIÊN 75

THÍCH TIẾT  CHÂN TÀ

Hoàng Đế hỏi:

"Ta nghe nói về phép châm có ngũ tiết, nội dung của ngũ tiết là thế nào ?”[1].

Kỳ Bá đáp :

"Vâng ! Phép châm vốn có phép gọi là ngũ tiết: 1 gọi là Chấn ai, 2 gọi là Phát mông, 3 gọi là Khứ trảo, 4 gọi là Triệt y, 5 gọi là Giải hoặc”[2].

Hoàng Đế hỏi:

" Phu tử (thầy) nói về ngũ tiết như trên, ta vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của nó”[3].

Kỳ Bá đáp :

"Châm theo Chấn Ai là phép châm cạn ngoài kinh mạch nhằm đuổi Dương tà của bệnh[4].

Phát Mông là phép châm các du huyệt thuộc Dương thuộc phủ, nhằm trị được các bệnh thuộc lục phủ[5].

Khứ Trảo là phép châm chủ yếu về các quan tiết và chi lạc[6].

Triệt Y là phép châm trên các kỳ huyệt trên các vùng Dương phận[7]. Giải Hoặc là phép châm mà người châm phải biết rõ tường tận việc điều hòa Âm Dương, biết tả cái hữu dư, biết bổ cái bất túc, thay đổi việc hư thực trở lại bình thường”[8].

Hoàng Đế hỏi:

"Trong phép châm thích tiết nói là Chấn Ai, phu tử lại nói châm cạn ở ngoại kinh nhằm trừ được bệnh thuộc Dương, ta không hiểu nội dung như thế nào ? Ta mong được giải thích tường tận”[9].

Kỳ Bá đáp :

"Phép châm Chấn Ai nhằm chữa những chứng mà Dương khí đại nghịch lên trên, tích đầy trong lồng ngực, làm cho ngực bị ứ đầy vì khí phẫn uất, phải co vai lại để thở, tông khí trong lồng ngực lại nghịch lên trên, phát suyễn thở nghe khò khè, chỉ ngồi gục xuống chứ không thể nằm yên, trong lúc phát bệnh, người bệnh lại sợ bụi bặm và khói như đang bị nghẹn cổ không thở được, khi  nói đến phép châm Chấn Ai tức là phép chữa phải thật nhanh như là quét dọn cho sạch bụi bặm”[10].

Hoàng Đế hỏi:

"Đúng vậy ! Ta nên thủ huyệt nào để châm trị ?”[11].

Kỳ Bá đáp :

"Nên thủ huyệt Thiên Dung”[12].

Hoàng Đế hỏi:

"Nếu có ho, khí nghịch lên, uốn mình co ro lại mà vùng ngực lại đau, nên chọn huyệt nào ?”[13].

Kỳ Bá đáp :

"Nên thủ huyệt Liêm Tuyền”[14].

Hoàng Đế hỏi:

"Phép thủ huyệt này để châm có quy định gì không ?”[15].

Kỳ Bá đáp :

"Châm huyệt Thiên Dung không nên quá hơn 1 khoảng thời gian của 1 người đi 1 dặm[16].

Châm huyệt Liêm Tuyền, nên quan sát sắc diện của người bệnh biến đổi thì ngưng, rút kim ra”[17].

Hoàng Đế nói:

"Đúng vậy thay !”[18].

Hoàng Đế hỏi:

"Phép châm thích tiết có nói đến Phát Mông, ta chưa hiểu được cái ý nghĩa của nó, Ôi ! Phép châm Phát Mông là trị tai không nghe gì, mắt không thấy gì, phu tử lại nói rằng phép này chỉ châm các du huyệt thuộc lục phủ, trị được bệnh ở lục phủ, những huyệt nào mang lại hiệu quả như thế, ta mong được nghe giải thích rõ hơn” [19].

Kỳ Bá đáp :

"Thật là 1 câu hỏi tuyệt diệu vậy; Phép lớn của phương pháp châm này đã đưa cách châm đến chỗ hay nhất, thuộc về loại của thần minh, dùng lời nói, hay diễn tả bằng sách vở cũng không thể diễn tả đầy đủ ý nghĩa của nó, gọi nó là Phát Mông chính vì hiệu quả của nó còn nhanh hơn là quét sạch bụi che cho sáng mắt”[20].

Hoàng Đế hỏi:

"Đúng vậy ! Ta mong được nghe cho rõ”[21].

Kỳ Bá đáp :

"Khi mũi kim vừa châm vào, ta dặn bệnh nhân dùng tay bịt kín 2 lỗ mũi, đồng thời ngậm kín miệng lại, ngăn được tiếng nói, kết quả sẽ ứng với mũi kim châm, tai sẽ nghe được âm thanh”[22].

Hoàng Đế nói:

"Đúng ! Ta gọi đây là trường hợp hành động bằng mũi kim vào nơi không hình tích gì, mắt tưởng chừng như không thấy gì, chỉ thấy mũi kim được chọn để truyền cảm, sự truyền cảm giữa mũi kim và khí hóa đáng được gọi là sự tương đắc của thần minh vậy”[23].

Hoàng Đế nói:

"Phép châm thích tiết có nói đến Khứ Trảo, trong lúc đó phu tử lại nói về châm các quan tiết và chi lạc, ta mong được nghe rõ ràng hơn”[24].

Kỳ Bá đáp :

"Thắt lưng và cột sống là xương quan tiết lớn nhất trong thân thể, thân và cẳng chân là then chốt của việc đi đứng của con người[25]. Âm khí (Dương vật) là cơ năng quan trọng ở giữa thân, là nơi biểu hiện của sự giao cấu, xuất tinh, là con đường vận hành của tân dịch[26].

Vì thế nếu việc ăn uống không tiết độ, việc vui giận không đúng mức độ, làm cho tân dịch tràn ngập vào trong, từ đó sẽ đi xuống và lưu lại nơi dịch hoàn, huyết đạo (thủy đạo) không thông, mỗi ngày mỗi to dần không thôi (nhân vì tứ chi, thắt lưng, cột sống bị bất lợi) làm cho việc cúi ngửa không tiện lợi và việc đi đứng không được[27].

Bệnh này dường như có nước đọng vòng quanh, khí lên cũng không được, tiểu tiện xuống cũng không được, dùng kim phi châm để thủ thủy khí, đây là phép trị một thứ bệnh của loại có hình dáng dương vật, dịch hoàn thường không che dấu được, ví như cắt bỏ dần chỗ dư của móng tay, nên  gọi là Khứ Trảo”[28].

Hoàng Đế nói:

"Đúng !”[29].

Hoàng Đế nói:

"Phép châm thích tiết có nói đến Triệt Y, trong lúc đó phu tử lại nói về châm trên các kỳ huyệt thuộc các vùng Dương phận, những kỳ huyệt này vốn không có những bộ vị cố định nào, Ta mong được nghe giải thích rõ ràng hơn”[30].

Kỳ Bá đáp :

"Đây thuộc về bệnh mà Dương khí hữu dư và Âm khí bất túc[31]. Do vì Âm khí bất túc, nó sẽ gây thành nội nhiệt, còn Dương khí hữu dư, nó sẽ gây thành ngoại nhiệt[32].

Do nội nhiệt tà gặp và đánh nhau bên trong cơ thể sẽ làm cho người bệnh cảm thấy như mang trong lòng 1 cục than lửa, ngoại nhiệt sẽ đốt nóng bên ngoài bừng bừng làm cho người bệnh cảm thấy sợ quần áo[33].

Không những người bệnh không cho người khác đến gần mình, họ còn rất sợ phải tiếp cận với mền chiếu[34].

Đồng thời vì tấu lý bị bế tắc làm cho mồ hôi không xuất ra được, lưỡi khô môi nứt, bắp thịt bị nóng ráo, cổ họng bị táo, ăn uống không còn biết ngon dở nữa”[35].

Hoàng Đế nói:

"Đúng vậy ! Việc tiến hành châm trị phải thế nào ?”[36].

Kỳ Bá đáp :

"Thủ các huyệt Thiên Phủ (Phế kinh), huyệt Đại Trữ (Bàng quang kinh), châm 3 lần, châm thêm huyệt Trung Lữ Du (Bàng quang kinh), nhằm đẩy  lui nhiệt tà; ngoài ra còn châm bổ kinh túc Thái âm Tỳ và kinh thủ Thái âm Phế, nhằm làm giảm nhiệt bằng cách mồ hôi ra, khi nào nhiệt lui, mồ hôi giảm ít lại, bệnh sẽ khỏi nhanh như ta triệt y: cởi áo ra vậy”[37].

Hoàng Đế nói:

"Đúng vậy !”[38].

Hoàng Đế hỏi:

"Phép châm thích tiết có nói đến Giải Hoặc, trong lúc đó phu tử lại nói rằng chúng ta phải hoàn toàn hiểu biết về phép điều hòa Âm Dương, bổ cái bất túc, tả cái hữu dư, làm sao cho hư và thực được thay đổi nhau nhằm xử lý được bệnh lý, làm thế nào để có thể giải được sự mê hoặc đó ?”[39].

Kỳ Bá đáp :

"Khi thân hình chúng ta bị trúng phong tà, nó sẽ làm cho huyết mạch bị hữu dư, nó sẽ làm cho tứ chi bị khinh hoặc trọng, không co duỗi được, làm cho thân mình khó xoay trở, khó cúi xuống hoặc ngửa lên, toàn thân hoặc bán thân bất toại, không còn nhận ra phương hướng đông hay tây, nam hay bắc[40].

Ngoài ra chứng hậu này xuất hiện khi ở trên, khi ở dưới, khi bên này khi bên kia, điên đảo vô thường, còn nghiêm trọng hơn tình huống bị mê hoặc”[41].

Hoàng Đế hỏi:

"Đúng vậy ! Phép châm phải thế nào ?”[42].

Kỳ Bá đáp :

"Châm tả cái hữu dư của tà khí, châm bổ cái bất túc của chính khí, nhằm làm bình phục lại Âm Dương, Người dụng châm được như thế kết quả thật nhanh hơn giải được cơn mê hoặc vậy”[43].

Hoàng Đế nói:

"Đúng vậy ! Xin đem những điều này cất giữ trong mật thất Linh lan, không nên cho phổ biến 1 cách cẩu thả”[44].

Hoàng Đế hỏi:

"Ta nghe nói rằng phép châm có phép ngũ tà, thế nào là phép châm ngũ tà ?”[45].

Kỳ Bá đáp :

"Có loại bệnh do khí bị ủng tắc lại mà thành, có loại bệnh do thực tà chưa nhiều mà thành, có loại bệnh do chính khí kém đi mà thành, có loại bệnh do nhiệt tạo thành, có loại bệnh do hàn tạo thành, Ta gọi đó là ngũ tà”[46].

Hoàng Đế hỏi: "Phép châm bệnh của ngũ tà như thế nào ?”[47].

Kỳ Bá đáp :

"Phương pháp châm ngũ tà không quá 5 điều[48] :

Đối với loại bệnh tý nhiệt, ta nên dùng phép châm đẩy lui nhiệt[49];

Đối với loại bệnh do thũng và tích tụ, ta nên dùng phép châm làm tiêu tán[50];

Đối với chứng bệnh hàn tý, ta nên dùng phép châm tăng nhiệt làm ôn huyết khí[51];

đối với chứng bệnh tiểu tà (hư tà), ta nên châm bổ thêm cho Dương khí[52]; Đối với chứng bệnh đại tà (thực tà), ta phải châm làm sao để trừ cho được tà khí[53]. Nay xin để cho thần được nói rõ hơn về những thao tác cụ thể[54].

Phàm châm chứng ung tà, ta không nên châm tả 1 cách cẩu thả trong lúc ung tà đang ở thế hưng thịnh, mà ta phải tiến hành 1 cách nhẹ nhàng, điều hòa như đang thực hiện 1 tiến trình thay đổi phong tục, thay đổi tình tình[55]. Nếu ung độc chưa thành mủ, ta nên ma sát nhẹ trên u nhọt, nhằm biến nó thành giảm bớt bằng nhiều cách, dẫn dắt cho khí được lưu hành, xua đuổi tà khí rời khỏi chỗ nó tụ lại, không để cho nó được ở yên nơi cũ của nó, như vậy, tà độc mới dần dần tiêu tán[56]. Nếu ở các đường kinh Âm hoặc Dương phát sinh các loại ung độc, ta nên nương theo kinh của nó để thủ huyệt châm tả[58].

Phàm châm các chứng đại tà (thực tà), ta nên châm nhằm làm cho tà khí ngày càng giảm thiểu đi, cũng là phép châm tả nhằm làm cho tà khí hữu dư tiết thoát dần, tà thực chuyển sang hư[59]. Trong quá trình thao tác, ta phải đánh mạnh vào con đường lưu thông của tà khí, châm đúng vào nơi vận hành của tà khí, đồng thời từ màu sắc của cơ nhục, ta phải quan sát cho kỹ sự biểu hiện của tà khí và chính khí, qua mạch và sắc ta đừng để mất đi cái chân mạch[60]. Ta nên châm ở các vùng phận nhục của các kinh Dương [61].

Phàm châm các chứng tiểu tà (hư tà), ta nên châm thế nào làm cho chính khí (đang suy) ngày càng tráng đại trở lại, nên châm bổ chính khí đang bất túc trở nên sung thực, do đó tà khí sẽ không làm hại được chính khí[62]. Trong lúc châm bổ hư, nên quan sát sự biểu hiện của hư thực, đón đúng con đường vận hành của khí tả được tà khí đang thịnh, như vậy chính khí đang ở xa gần, đều được quay về[63]. Tà khí không còn con đường nào xâm nhập từ ngoài vào trong để lưu hành trong thân thể thế là nó tiêu tán mà thôi[64]. Nên châm vùng phận nhục[65].

Phàm châm các chứng nhiệt tà, phải phát việt tà khí, làm thế nào để từ nhiệt chuyển sang hàn lương, tức là tà khí sau khi xuất ra không trở lại để gây phát nhiệt nữa, như thế sẽ không còn bị bệnh[66]. Trong khi châm để khai thông sự ủng trệ của kinh mạch, ta nên để mở rộng vết kim châm nhằm làm cho nhiệt tà có con đường rộng để xuất ra, bệnh sẽ khỏi[67].

Phàm châm các chứng hàn tà, ta phải làm sao cho khí huyết ngày càng ấm hơn, trong quá trình châm đuổi khí âm hàn ta nên dụng 1 cách chậm chậm khi châm vào cũng khi rút ra, cho đến khi thần khí được vãn hồi mới thôi[68].

Trong khi rút kim ra, ta nên bít lỗ kim lại, mục đích là làm cho khí vào để bổ được lưu lại nơi doanh vệ mà không bị tiết thoát trở ra, hư thực chính tà được điều hòa, chân khí do đó mà được bảo tồn kín đáo vậy”[69].

Hoàng Đế hỏi:

"Vấn đề ứng dụng Quan châm trong ngũ tà thế nào ?”[70].

Kỳ Bá đáp :

"Châm chứng ung tà nên dùng kim Phi châm[71],

châm chứng đại tà (thực) nên dùng kim Phong châm[72],

châm chứng tiểu tà (hư) nên dùng kim Viên lợi châm[73],

châm chứng nhiệt tà nên dùng kim Hào châm[74].

Thần xin nói về vấn đề ý nghĩa của giải luận: Đây là 1 lập luận nhằm nói về tương ứng với Thiên Địa, về phối hợp với tứ thời, con người cùng tham với Thiên Địa, cho nên con người có thể dựa vào đó để hiểu thế nào là giải kết[75].

Ví dụ: nơi ẩm thấp, có nguồn suối ngầm thì bên trên nó sẽ sinh ra cỏ lau (vi), cỏ bồ[76].

Dựa vào cái lý đó, ta có thể suy để biết quan hệ giữa hình khí của con người nhiều hay ít[77].

Sự biến hóa của Âm Dương được biểu hiện bằng hàn thử[77].

Khi khí trời nóng nhiệt (chưng cất thủy khí) để lên trên hóa thành mưa, đó là khí ở bên trên, vì thế gốc và rễ thường kém thủy phân[78].

Con người khi bị nhiệt chưng cất, cũng sẽ làm cho Dương khí thoát ra ngoài, khiến cho bì phu bị lơi lỏng, làm cho tấu lý khai, huyết khí suy giảm, mồ hôi ra nhiều, làm cho bì phu bị nhuận trơn[79].

Khi khí trời lạnh lẽo sẽ làm cho đất và nước bị lạnh đóng băng[80]. Dương khí của con người bị tiềm phục lại bên trong, bì phu bị bít kín, tấu lý đóng kín, mồ hôi không xuất ra được, huyết khí cứng rắn, cơ nhục cứng và rít sáp[81].

Lúc bấy giờ, kẻ giỏi chèo thuyền  trên nước, cũng không thể chèo thuyền  trên băng, kẻ giỏi đào đất, cũng không thể đào phá được những lớp băng dưới đất, người khéo dụng châm, cũng không thể trị được chứng tứ chi bị quyết nghịch[82].

Nay nếu huyết mạch ngưng kết đóng cứng lại, sự đi đứng thật khó khăn, không thể nhất thời làm cho mềm dịu trở lại được, Vì thế kẻ chèo thuyền  ắt phải đợi đến lúc trời ấm áp, băng tuyết tan, nước trôi chảy, bấy giờ mới có thể chèo ghe, mới có thể đào đất, Mạch khí của con người cũng như thế[83].

Phép trị quyết nghịch trước hết phải (dùng Hỏa khí) để hơ nóng, nhằm điều hòa kinh mạch, tất cả các nơi như lòng bàn tay và nách, cánh chỏ và đầu gối, cổ và cột sống, tất cả đều phải cứu cho ấm nóng lên[84]. Khi nào Hỏa khí đã thông đạt khắp nơi thì bấy giờ huyết mạch sẽ vận hành 1 cách chính thường[85].

Sau đó, ta quan sát bệnh tình, nếu mạch vận hành trơn tru, ta sẽ dùng phép châm nhằm bình phục căn bệnh, còn nếu như mạch đi rắn và khẩn đó là tà khí đang thịnh, ta sẽ áp dụng phương pháp phá (sự cứng rắn), và tán (sự kết tụ), khi nào khí quyết nghịch hạ xuống mới thôi, Đây gọi là phương pháp giải kết vậy”[86].

Mục đích và phạm vi của việc dụng châm là nhằm điều hòa khí[87]. Khí do ẩm thực hóa ra được tích lại trong Vị nhằm thông đến khí doanh  và khí vệ, mỗi khí đều đi theo đúng con đường của mình[88]. Chỉ có tông khí lại tích vào Khí hải của vùng ngực[89].

Con đường đi xuống thì chảy rót vào huyệt Khí nhai thuộc vùng bụng của túc Dương minh Vị[90].

Con đường đi lên thì chạy vào đường hô hấp[91].

Cho nên khi khí âm hàn sinh ra quyết nghịch ở chân, thì tông khí không thể theo đường kinh để lên xuống được nữa, huyết dịch trong mạch cũng sẽ ngưng trệ và lưu lại bên trong không còn vận hành 1 cách thông sướng nữa[92].

Nếu chúng ta không dùng Hỏa của ngải cứu để điều hòa khí huyết vận hành thì chúng ta chưa thể áp dụng việc châm trị vậy[93].

Người dụng châm, trước hết phải thẩm sát sự thực hư của kinh lạc, ta phải lần dò theo con đường thông lộ của kinh lạc, phải day phải ấn, phải bấm để làm động các huyệt vị, phải thấy được tình huống phản ứng của các phản ứng, sau đó mới thủ huyệt thích hợp để dẫn khí đi xuống[94].

Nếu lục kinh của Thủ Túc mà được điều hòa ta gọi đó là vô bệnh, cho dù có bệnh, nó cũng sẽ tự khỏi[95].

Giả sử có 1 đường kinh mạch nào đó mà trên thực dưới hư, không còn thông nữa, đó tất phải có khí ở các hoành lạc bị thịnh và làm ủng, gia vào trong chính kinh khiến cho chính kinh bị bất thông, phép trị là phải tìm cho ra những con đường hoành lạc ấy để châm tả, Đây cũng gọi là phương pháp giải kết vậy[96].

Bệnh mà trên Hàn dưới Nhiệt, trước hết nên châm ở huyệt nằm trong khoảng cổ gáy thuộc túc Thái dương Bàng quang kinh nên lưu kim lâu hơn, sau khi đã châm vào rồi, đồng thời nên cứu thêm ở vùng cổ gáy và vai, chờ chừng nào nhiệt khí trên dưới hợp nhau mới ngưng, Đây gọi là phương pháp châm đưa cái ở dưới lên trên vậy[97].

Bệnh mà trên nhiệt dưới hàn, trước hết nên quan sát để thấy và biết được những hư mạch đang hãm xuống nơi nào đó của kinh lạc thuộc bên dưới, thủ huyệt để châm bổ, chừng nào Dương khí đi xuống mới ngưng châm, Đây gọi là phương pháp châm đưa nhiệt từ trên xuống dưới vậy[98].

Bệnh mà khắp thân mình sốt cao, nhiệt làm cho cuồng, thấy bậy bạ, nghe bậy bạ, nói bậy bạ, trước hết nên quan sát để thấy và biết được những nơi bệnh thuộc lạc mạch hay kinh mạch của túc Dương minh Vị, nếu hư, ta thủ huyệt để châm bổ, nếu như có huyết lạc thực thì ta thủ huyệt để châm tả loại trừ huyết ứ trệ[99]. Nhân lúc bệnh nhân đang nằm ngửa, người thầy thuốc nên đứng trước đầu của bệnh nhân, dùng 4 ngón tay (2 ngón cái và 2 ngón trỏ) đè lên vùng huyệt Nhân Nghênh và Đại Nghênh nơi cổ trước của bệnh nhân, giữ yên như vậy cho lâu, chúng ta nên vừa day vừa ấn, kéo dài xuống đến giữa vùng huyệt Khuyết Bồn, Xong ta lại tiếp tục làm trở lại như cũ, làm cho đến khi nào nhiệt lui thì ngưng, Đây được gọi là phương pháp ‘thôi nhi tán chi’( đẩy lui và làm thoát ra vậy)”[100].

Hoàng Đế hỏi: "Có khi cùng 1 đường kinh mạch nào đó lại sinh ra đến hàng vài chục loại bệnh khác nhau: có khi đau, có khi ung, có khi nhiệt, có khi hàn, có khi ngứa, có khi tê, hoặc có khi không còn cảm giác, sự biến hóa thật vô cùng, nguyên nhân nào khiến như vậy ?”[101].

Kỳ Bá đáp :

"Tất cả đều do bởi tà khí sinh khác nhau vậy”[102].

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói khí gồm có chính khí, có chân khí, có tà khí, Thế nào là chân khí ?”[103].

Kỳ Bá đáp :

"Chân khí là khí bẩm thụ được ở Thiên khí và cốc khí, hợp lại mà thành để rồi làm sung cho thân thể[104].

Chính khí là khí chính thường, không nghịch, cũng gọi là khí chính phong, nó đến từ 1 phương đúng của thời tiết 4 mùa, nó không phải là thực phong tàn phá ác liệt, cũng không phải là hư phong[105].

Tà khí mang đầy đặc tính hư phong, nó chuyên làm thương tổn đến khí của con người, mỗi khi nó trúng vào người, thường là rất sâu, không thể tự mình ra đi được[106].

Chính phong, mỗi khi trúng vào người, thường là cạn, nó có thể tự hòa hợp với chân khí trong người để rồi có thể tự ra đi, vì khí chính phong mỗi khi đến, cái thế của nó thường yếu mềm, không thể thắng được chân khí, cho nên nó có thể tự ra đi[107].

Khí hư tà trúng vào người sẽ làm cho người bệnh lạnh run lên, lông bị dựng ngược lên, tấu lý bị mở ra[108].

Khi tà khí nhập vào sâu, nó sẽ tấn công vào đến cốt, gây thành chứng Cốt tý[109],

tấn công vào cân, gây thành chứng cân loan[110],

tấn công vào trong mạch, gây thành chứng Huyết bế[111],

nếu do huyết vận hành bất thông, gây thành chứng Ung[112],

nếu tà khí tấn công vào cơ nhục, nó sẽ tranh nhau với vệ khí, nếu Dương tà thắng sẽ gây thành chứng trạng thuộc nhiệt, nếu Âm tà thắng sẽ gây thành chứng trạng thuộc Hàn[113].

Hàn thắng thì chân khí phải ra đi, chân khí ra đi thì thành Dương hư[114].

Dương khí hư thì thì hàn tà sẽ tấn công vào trong bì phu[115].

Nếu tà khí phát ra ngoài bằng con đường bì phu, vùng biểu, tấu lý sẽ khai, lông sẽ bị lung lay[116],

nếu tà khí theo với khí doanh vệ lưu hành ra vào sẽ làm cho bệnh nhân thấy ngứa ngáy[117],

nếu tà khí lưu lại không đi nữa sẽ gây thành chứng tý[118], nếu vệ khí trệ và rít, sẽ gây thành chứng bất nhân (không còn cảm giác)[119].

Nếu hư tà vào người mà chỉ ở nửa thân, nếu tấn công vào trong sâu tức là sẽ lưu lại để ở chung với doanh vệ, làm cho doanh vệ ngày càng suy, chân khí sẽ ra đi, như vậy tà khí sẽ lưu lại 1 mình, gây thành chứng Thiên khô[120].

Nếu tà khí tấn công cạn hơn, sẽ làm cho huyết mạch bất hòa đau nhức nửa thân mình[121].

Nếu hư tà tấn công sâu vào thân thể Hàn và Nhiệt cùng tranh nhau, ở lại lâu bên trong để rồi mở rộng bên trong, nếu Hàn thắng Nhiệt thì sẽ làm cho cơ nhục bị mục rữa thành mủ, nếu vào tận trong cốt sẽ làm thương đến cốt, bên trong làm thương đến cốt sẽ gây thành chứng cốt thực[122].

Có loại bệnh bắt đầu phát sinh từ cân, làm cho cân bị co rút không duỗi ra được, tà khí lại lưu lại trong khoảng ấy mà không lui ra, sẽ thành chứng cân lưu[123].

Có loại bệnh mà tà khí kết lại, khí này lại xua nhau quay vào bên trong, một phần vệ khí cũng lưu theo trong ấy mà không quay trở ra ngoài, tân dịch do đó cũng tích lâu lại trong Trường Vị, hợp nhau thành chứng Trường lưu[124].

Có loại bệnh do khí tích lại lâu ngày mà thành, có khi đến mấy năm mới thành, ta dùng tay để ấn thì thấy mềm, đó là do có tà khí kết lại, lâu ngày khi quay vào trong, khiến cho tân dịch bị lưu lại, như vậy nếu mỗi lần bị tà khí trúng vào người, huyết khí ngưng kết ngày càng đi đến chỗ nặng hơn, ngày càng tích tụ lại liên tục hơn, gây thành chứng Tích lưu[125],

Cũng có những loại bệnh mà ta dùng tay ấn lên thấy cứng, đó cũng là do tà khí ngưng kết lại mà thành, nó đi sâu vào trúng đến cốt, khí gây bệnh nơi cốt, cốt và tà khí kết lại với nhau ngày càng tăng lên thật to, gây thành chứng Cốt thư[126].

Có loại bệnh do tà khí trúng vào cơ nhục mà thành kết lại, tông khí bị lôi cuốn theo, tà khí lưu lại mà không ra đi, khi có nhiệt sẽ hóa ra mủ, vô nhiệt thì hóa ra Nhục thư[127].

Trên, tất cả những bệnh do tà khí ngưng kết gây bệnh biến hóa vô cùng, tuy sự phát tác không nơi nhất định, nhưng lại có những bệnh danh nhất định”[128]


刺節真邪篇第七十五

黃帝問於岐伯曰:余聞刺有五節奈何?岐伯曰:固有五節:一曰振埃,二曰發矇,三曰去爪,四曰徹衣,五曰解惑。黃帝曰:夫子言五節,余未知其意。岐伯曰:振埃者,刺外去陽病也;發矇者,刺腑輸去腑病也;去爪者,刺關節肢絡也;徹衣者,盡刺諸陽之奇輸也;解惑者,盡知調陰陽,補瀉有餘不足,相傾移也。

黃帝曰:刺節言振埃,夫子乃言刺外經去陽病,余不知其所謂也。願卒聞之。岐伯曰:振埃者,陽氣大逆,上滿於胷中,憤(月真)肩息,大氣逆上,喘喝坐伏,病惡埃煙,(食訇)不得息,請言振埃,尚疾於振埃。黃帝曰:取之何如?岐伯曰:取之天容。黃帝曰:其欬上氣窮詘胷痛者,取之奈何?岐伯曰:取之廉泉。黃帝曰:取之有數乎?岐伯曰:取天容者,無過一里。取廉泉者,血變而止。帝曰:善哉!

黃帝曰:刺節言發矇,余不得其意。夫發矇者,耳無所聞,目無所見。夫子乃言刺腑輸,去腑病,何輸使然?願聞其故。岐伯曰:妙乎哉問也!此刺之大約,鍼之極也,神明之類也;口說書卷,猶不能及也。請言發矇耳,尚疾於發矇也。黃帝曰:善。願卒聞之。岐伯曰:刺此者,必於日中刺其聽宮,中其眸子,聲聞於耳,此其輸也。黃帝曰:善。何謂聲聞於耳?岐伯曰:刺邪以手堅按其兩鼻竅,而疾偃其聲,必應於鍼也。黃帝曰:善。此所謂弗見為之,而無目視;見而取之,神明相得者也。

黃帝曰:刺節言去爪,夫子乃言刺關節肢絡,願卒聞之。岐伯曰:腰脊者,身之大關節也。肢脛者,人之管以趨翔也。莖垂者,身中之機,陰精之候,津液之道也。故飲食不節,喜怒不時,津液內溢,乃下留於睾,血道不通,日大不休,俛仰不便,趨翔不能,此病榮然有水,不上不下,鈹石所取,形不可匿,常不得蔽,故命曰去爪。帝曰:善。

黃帝曰:刺節言徹衣,夫子乃言盡刺諸陽之奇輸,未有常處也,願卒聞之。岐伯曰:是陽氣有餘而陰氣不足,陰氣不足則內熱,陽氣有餘則外熱,內熱相搏,熱如懷炭,外畏綿帛,不可近身,又不可近席,腠理閉

塞 則汗不出,舌焦唇槁,臘乾嗌燥,飲食不讓美惡。黃帝曰:善。取之奈何?或之於其天府、大杼三痏,又刺中膂以去其熱,補足手太陰以出其汗,熱去汗稀,疾於徹衣。黃帝曰:善。

黃帝曰:刺節言解惑,夫子乃言盡知調陰陽,補瀉有餘不足,相傾移也,惑何以解之?岐伯曰:大風在身,血脈偏虛,虛者不足,實者有餘,輕重不得,傾側宛伏,不知東西,不知南北,乍上乍下,乍反乍復,顛倒無常,甚於迷惑。黃帝曰:善。取之奈何?岐伯曰:瀉其有餘,補其不足,陰陽平復,用鍼若此,疾於解惑。黃帝曰:善。請藏之靈蘭之室,不敢妄出也。

黃帝曰:余聞刺有五邪?岐伯曰:病有持癰者,有容大者,有狹小者,有熱者,有寒者,是謂五邪。黃帝曰:刺五邪奈何?岐伯曰:凡刺五邪之方,不過五章,癉熱消滅,腫聚散亡,寒痺益溫,小者益陽,大者必去,請道其方。

凡刺癰邪,無迎隴,易俗移性。不得膿,脆道更行,去其鄉,不安處所,乃散亡。諸陰陽過癰者,取之其輸瀉之。

凡刺大邪,日以小泄,奪其有餘乃益虛,剽其通,鍼其邪,肌肉親視之,毋有反其真。刺諸陽分肉間。

凡刺小邪,日以大,補其不足乃無害,視其所在迎之界,遠近盡至,其不得外侵而行之,乃自費。刺分肉間。

凡刺熱邪,越而蒼,出遊不歸,乃無病,為開辟門戶,使邪得出,病乃已。

凡刺寒邪,日以除,徐往徐來致其神,門戶已閉,氣不分,虛實得調,其氣存也。

黃帝曰:官鍼奈何?岐伯曰:刺癰者用鈹鍼,刺大者用鋒鍼,刺小者用圓利鍼,刺熱者用鑱鍼,刺寒者用毫鍼也。

請言解論。與天地相應,與四時相副,人參天地,故可為解。下有漸洳,上生葦蒲,此所以知形氣之多少也。陰陽者,寒暑也。熱則滋雨而在上,根荄少汁。人氣在外,皮膚緩,腠理開,血氣減,汗大泄,皮淖澤。寒則地凍水冰,人氣在中,皮膚致,腠理閉,汗不出,血氣強,肉堅濇。當是之時,善行水者不能往水,善穿地者不能鑿凍,善用鍼者亦不能取四厥。血脈凝結堅搏,不往來者,亦未可即柔。故行水者,必待天溫,冰釋凍解,而水可行、地可穿也,人脈猶是也。治厥者,必先熨調和其經,掌與腋,肘與腳,項與脊以調之,火氣已通,血脈乃行;然後視其病,脈淖澤者刺而平之,堅緊者破而散之,氣下乃止。此所謂以解結者也。

用鍼者,必先察其經絡之實虛,切而循之,按而彈之,視其應動者,乃後取之而下之。

六經調者,謂之不病,雖病謂之自已也。一經上實下虛而不通者,此必有橫絡盛加於大經,令之不通,視而瀉之,此所謂解結也。

上寒下熱,先刺其項太陽,久留之,已刺則熨項與肩胛,令熱下合乃止,此所謂推而上之者也。

上熱下寒,視其虛脈而陷之於經絡者取之,氣下乃止,此所謂引而下之者也。

大熱遍身,狂而妄見妄聞妄言,視足陽明及大絡取之。虛者補之,血而實者瀉之。因其偃臥,居其頭前,以兩手四指,挾按頸動脈久持之,卷而切之,下至缺盆中,而復止如前,熱去乃止。此所謂推而散之者也。

黃帝曰:有一脈生數十病者,或痛或癰,或熱或寒,或癢或痺,或不仁,變化無窮,其故何也?岐伯曰:此皆邪氣之所生也。

黃帝曰:余聞氣者,有真氣,有正氣,有邪氣。何謂真氣?岐伯曰:真氣者,所受於天,與穀氣并而充身者也。正氣者,正風也,從一方來,非實風,又非虛風也。邪氣者,虛風之賊傷人也,其中人也深,不能自去。正風者,其中人也淺,合而自去,其氣來柔弱,不能勝真氣,故自去。

虛邪之中人也,灑淅動形,起毫毛而發腠理,其入深,內搏於骨則為骨痺;搏於筋則為筋攣;搏於脈中則為血閉不通,則為癰;搏於肉,與衛氣相搏,陽勝者則為熱,陰勝者則為寒,寒則真氣去,去則虛,虛則寒;搏於皮膚之間,其氣外發腠理開毫毛,淫氣往來,行則為癢,留而不去為痺,衛氣不行則為不仁。

虛邪偏客於身半,其入深,內居營衛,營衛稍衰則真氣去,邪氣獨留,發為偏枯。其邪氣淺者,脈偏痛。

虛邪之入於身也深,寒與熱相搏,久留而內著,寒勝其熱,則骨疼肉枯,熱勝其寒,則爛肉腐肌為膿,內傷骨,內傷骨為骨蝕。有所疾前筋,筋屈不能伸,邪氣居其間而不反,發為筋溜。有所結,氣歸之,衛氣留之,不得反,津液久留,合而為腸溜,久者數歲乃成,以手按之柔。已有所結,氣歸之,津液留之,邪氣中之,凝結日以易甚,連以聚居為昔瘤,以手按之堅。有所結,深中骨,氣因於骨,骨與氣并,日以益大,則為骨疽。有所結,中於肉,宗氣歸之,邪留而不去,有熱則化而為膿,無熱則為肉疽。凡此數氣者,其發無常處而有常名也。


thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /