"Ngũ tạng là nơi tàng giữ tinh, thần, hồn, phách[1]
Lục phủ là nơi thọ nhận thủy cốc để hóa, để thành thức ăn[2].
Khí của nó bên trong dưỡng ngũ tạng, bên ngoài liên lạc với các chi và các tiết[3].
Khí nào phù mà không vận hành theo các kinh thuộc về vệ khí[4], khí tinh thì vận hành trong các kinh thuộc về doanh khí[5].
Thế là Âm Dương tùy vào nhau, trong và ngoài cùng quán xuyến nhau như chiếc vòng ngọc không có đầu mối, như dòng nước trôi chảy qua nhiều bến bờ nhưng rất êm xuôi, không làm gì cho cũng được[6].
Tuy nhiên sự phân biệt Âm Dương, tất cả đều phải theo tiêu bản, hư thực nơi nó tách rời nhau[7].
Nếu ta biết phân biệt 12 kinh của Âm Dương, ta sẽ biết được sinh ra nơi đâu[8]
Nếu ta có thể nắm được sự biểu hiện hư thực tại nơi nào, ta sẽ biết được bệnh xảy ra ở trên cao hay dưới thấp[9]
Nếu ta biết được những con đường khí nhai của lục phủ, ta có thể giải được những kết tụ, biết được lẽ tương hợp và kế tiếp nhau nơi cánh cửa của sự sống[10]
Nếu ta biết được sự cứng mềm của hư thực, ta sẽ biết được phải bổ tả nơi nào[11]
Nếu ta biết được tiêu bản của lục kinh, ta sẽ không còn bị mê hoặc bởi người trong thiên hạ”[12].
Kỳ Bá đáp :
"Ôi ! To rộng thay lời luận bàn của bậc Thánh đế, Thần xin nói cho hết ý của mình[13].
Bản của kinh túc Thái dương nằm ở trên gót chân 5 thốn, tiêu của nó nằm ở vùng 2 lạc thuộc mệnh môn, mệnh môn đây là nơi đôi mắt[14].
Bản của kinh túc Thiếu dương nằm trong khoảng huyệt Khiếu Âm, tiêu của nó nằm ở trước huyệt Song Long, huyệt Song Long ở vùng tai[15].
Bản của kinh túc Thiếu âm nằm ở phía dưới mắt cá trong lên trên 3 thốn, tiêu của nó nằm ở huyệt bối du và ở phía dưới lưỡi nơi có 2 mạch[16].
Bản của kinh túc Quyết âm nằm ở nơi huyệt Hành Gian lên trên 5 thốn, tiêu của nó nằm ở huyệt bối du[17].
Bản của kinh túc Dương minh nằm ở huyệt Lệ Đoài, tiêu của nó nằm ở huyệt Nhân Nghênh, tức bên dưới má cạnh vùng kết hầu[18].
Bản của kinh túc Thái âm nằm ở trước huyệt Trung Phong lên trên 4 thốn, tiêu của nó nằm ở huyệt bối du và cuống lưỡi[19].
Bản của kinh thủ Thái dương nằm ở phía sau mắt cá ngoài của tay, tiêu của nó nằm ở phía trên mệnh môn (mắt) 1 thốn[20].
Bản của kinh thủ Thiếu dương nằm ở trong khoảng của ngón út và ngón áp út lên trên 2 thốn, tiêu của nó nằm ở bên ngoài của góc trên phía sau tai, nơi phía mắt ngoài[21].
Bản của kinh thủ Dương minh nằm ở xương khủyu tay, lên đến vùng biệt Dương, tiêu ở tại dưới góc trán, kẹp giữa 2 tai[22].
Bản của kinh thủ Thái âm nằm ở giữa huyệt Thốn khẩu, tiêu ở tại động mạch trong nách[23].
Bản của kinh thủ Thiếu âm nằm ở đầu xương nhọn cổ tay, tiêu ở tại huyệt bối du[24].
Bản của kinh thủ Tâm chủ nằm ở trong khoảng giữa 2 đường gân phía sau bàn tay 2 thốn, tiêu ở tại dưới nách xuống 3 thốn[25].
Phàm tất cả được biểu hiện của những kinh trên, nếu phía dưới bị hư thì bị chứng choáng váng, phía trên bị thịnh thì bị nhiệt mà đau[26].
Nếu bị thực (thạch) (có thể dùng phép tả) để giải bớt cái kết ngưng được bệnh, nếu bị hư thì có thể dùng phép bổ để dẫn đạo cho chân khí phấn chấn (không còn suy nữa)[27].
Thần xin nói thêm về khí “nhai”, khí ở đầu có “nhai”, khí ở cẳng chân có “nhai”, cho nên khí ở đầu bị thực hay hư nên trị dứt ở não[28],
nếu khí ở ngực bị thực hay hư nên trị dứt ở vùng bối du và các vùng động mạch nằm 2 bên rốn[29],
nếu khí ở cẳng chân bị thực hay hư nên trị dứt ở huyệt Khí Nhai và huyệt Thừa Sơn và vùng trên dưới mắt cá[30].
Khi thủ các huyệt này, nên dùng hào châm, trước hết nên án vào nơi huyệt rất lâu, chừng nào mạch khí ứng với tay mới châm vào[31].
Nó trị các chứng đầu đau, choáng váng, té nhào, bụng đau, vùng Trung tiêu bị đầy, trướng lên dữ dội, nếu như các chứng tích khí mới có, đau nhưng có dời chỗ thì dễ khỏi, nếu tích khí mà không đau thì khó khỏi”[32]
衛氣篇第五十二
黃帝曰:五臟者,所以藏精神魂魄者也。六腑者,所以受水穀而化行物者也。其氣內於五臟,而外絡支節,其浮氣之不循經者為衛氣,其精氣之行於經者為營氣,陰陽相髓,外內相貫,如環之無端,亭亭淳淳乎孰能窮之。然其分別陰陽,皆有標本虛實所離之處。能別陰陽十二經者,知病之所生;候虛實之所在者,能得病之高下;知六腑之氣街者,能知解結契紹於門戶;能知虛實之堅軟者,知補瀉之所在;能知六經標本者,可以無惑於天下。
岐伯曰:博哉聖帝之論!臣請盡意悉言之。足太陽之本,在跟以上五寸中,標在兩絡命門。命門者,目也。足少陽之本,在竅陰之間,標在窻籠之前。窻籠者,耳也。足少陰之本,在內踝下上三寸中,標在背腧與舌下兩脈也。足厥陰之本,在行間上五寸所,標在背腧也。足陽明之本在厲兌,標在人迎頰挾頏顙也。足太陰之本,在中封前上四寸之中,標在背腧與舌本也。
手太陽之本,在外踝之後,標在命門之上一寸也。手少陽之本,在小指次指之間上二寸,標在耳後上角下外眥也。手陽明之本,在肘骨中上至別陽,標在顏下合鉗上也。手太陰之本,在寸口之中,標在腋內動也。手少陰之本,在銳骨之端,標在背俞也。手心主之本,在掌後兩筋之間二寸中,標在腋下下三寸也。
凡候此者,下虛則厥,下盛則熱;上虛則眩,上盛則熱痛。故石者絕而止之,虛者引而起之。
請言氣街:胷氣有街,腹氣有街,頭氣有街,脛氣有街。故氣在頭者,止之於腦。氣在胷者,止之膺與背俞。氣在腹者,止之背腧與衝脈,於臍左右之動脈者。氣在脛者,止之於氣街,與承山踝上以下。取此者用毫鍼,必先按而在久,應於手,乃刺而予之。所治者,頭痛眩仆,腹痛中滿暴脹,及有新積。痛可移者,易已也;積不痛,難已也。