Bài tham luận tại Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ y tế - yhct . Tỉnh Trà vinh . 10/1997
Kinh Nguyệt
Không chỉ biểu hiện tình hình chung của bộ máy sinh dục mà còn là “ thước đo ” sức khỏe của người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản . Việc điều hòa kinh nguyệt mang lại sức khỏe, hạnh phúc cho người phụ nữ . Rối loạn kinh nguyệt là bệnh rất thường gặp ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây nên .
Theo yhct phụ nữ thuộc tính ÂM
Ứng với mặt Trăng
Khi đến tuổi dậy thì là xuất hiện kinh nguyệt
“ Nội kinh Tố vấn quyển 1 viết "
= y văn cổ đại =
Con gái 7 tuổi Thận khí thịnh , răng thay , tóc dài . Tuổi mười bốn (nhị thất - 2 x 7) thì Thiên quý đến . Nhâm mạch thông . Xung mạch thịnh . Nguyệt sự theo đúng thì chảy xuống . Cho nên có thể sinh con . Tuổi hai mươi mốt (tam thất - 3 x 7) Thận khí sung mãn . Cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn . Tuổi hai mươi tám (tứ thất 4 x 7) thì gân và xương cứng chắc . Tóc dài nhất, thân thể thịnh tráng . Tuổi ba mươi lăm (ngũ thất - 5 x 7) mạch Dương minh bị suy . Tóc bắt đầu rụng . Tuổi bốn mươi hai (lục thất - 6 x 7) mạch Tam dương bị suy ở trên . Mặt bắt đầu nhăn . Tóc bắt đầu trắng . Tuổi bốn mươi chín (thất thất - 7 x 7) Nhâm mạch bị hư . Mạch Thái xung suy thiếu . Thiên quý kiệt . Mạch đạo ở hạ bộ không còn thông . Cho nên hình thể bị hoại và không còn sinh con nữa”
Bình thường chu kỳ xuất hiện của mặt trăng mỗi tháng một lần thì kinh nguyệt của phụ nữ cũng khoảng 28 - 30 ngày một chu kỳ . Tháng nào cũng vậy cho nên kinh nguyệt còn được gọi là
“Nguyệt Tín”
Gọi là nguyệt tín với điều kiện kinh nguyệt đều đặn . Khối lượng máu kinh không nhiều . Không ít ( 100 đến 150ml ) , kéo dài khoảng từ 3 - 5 ngày là sạch . Không kèm theo đau bụng . Đến và đi không sai kỳ hẹn nên gọi là “ Tín ” .
Vì vậy khi kinh nguyệt mất chữ “ Tín ” được gọi là “ Bất Điều ” .
LÝ LUẬN YHCT CHỈ RÕ
Rối loạn kinh nguyệt thuộc hai phương diện
“ Bất điều và Bất thông ” .
Bất Điều là kinh đến muộn hoặc đến sớm
Bất Thông có thể thuộc chứng huyết khô
( Hỏa cô huyết thuộc âm hư hỏa vượng ) .
Huyết ứ trệ
( đau trằn bụng dưới . Kinh ra lợn cợn )
Huyết hư
( thiếu chất tạo máu như sắt ... Huyết áp thấp ) ...
Ngoài ra trong mỗi phương diện trên có thể kiêm chứng : Đau . Sốt . Huyết khối ( cục máu đông ) ... Màu sắc kinh thay đổi do nguyên nhân bên trong cơ thể hay điều kiện sống ( Tự nhiên , xã hội ... ) Thậm chí do việc điều trị của thầy thuốc gây nên . ( dùng sai thuốc trong giai đoạn chuẩn bị hành kinh ... Hoặc dùng thuốc kháng viêm kéo dài v.v.) . Nói đến điều kinh . Trong giới yhct không ai không biết đến bài “Tứ vật thang ” Đây là bài thuốc thông dụng . Được mệnh danh là bài thuốc quí ( Tứ vật ) của phụ nữ nói chung và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nói riêng . Tuy nhiên ứng dụng trên lâm sàng cũng có nhiều ý kiến khác nhau .
SAU ĐÂY NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ
chúng tôi xin nêu một vài kinh nghiệm để
Quí vị Lương y cùng trao đổi
Tên bài thuốc : TỨ VẬT THANG
( hòa lợi cục phương )
Công thức chung
Đương qui 16g . Bạch thược 12g . Xuyên khung 8g . Địa hoàng 24g
Gọi tắt là Khung . Thục . Qui . Thược .
Theo sách cổ đây là bài thuốc chuyên về điều huyết Can kinh . Trị chứng huyết hư huyết ứ sinh ra Thống kinh , kinh nguyệt không đều
- Thục địa tư thận bổ huyết dưỡng bào cung là chủ dược.
- Đương qui vi Thần bổ dưỡng can huyết , hoạt huyết điều kinh . Đương qui là đang quay về . Là đem cái máu chạy tứ tung quay trở lại chỗ của nó . Vì có tính hoạt tràng nên người dễ bị tiêu lỏng cần dùng lượng vừa phải . Tránh bị tiêu lỏng khi có thục địa phối hợp ...
- Bạch thược vi Tá dưỡng huyết hòa can . Vị đắng chua , tính hơi lạnh . Có tác dụng bình can chỉ thống , dưỡng huyết điều kinh . Liễm âm , chỉ hãn , bổ huyết , bình can , tiêu viêm sưng , làm mát dịu . Giảm co cứng ...
- Xuyên khung vi Sứ hoạt huyết , hành khí , sơ thông kinh mạch . Sách bản kinh ghi “ Chủ trúng phong vào não , đau đầu , hàn tý , gân co giật , kim sang . Phụ nữ bế kinh . Không con” . Tóm lại Xuyên khung dẫn vào Can . Đi thẳng lên não . Ra hai vai . “ Cần lưu ý tính năng này “
Các vị thuốc cùng dùng thành một bài thuốc có tác dụng bổ huyết điều huyết, trị các chứng huyết hư huyết trệ.
Ứng dụng lâm sàng và gia giảm
- Bài thuốc được dùng nhiều chữa các chứng bệnh phụ nữ kinh nguyệt không đều , đau bụng khi hành kinh , tắt kinh cùng nhiều bệnh khác có hội chứng huyết hư .
- Trường hợp huyết hư kiêm khí hư gia Đảng sâm , Hoàng kỳ để bổ khí sinh huyết .
- Trường hợp có ứ huyết gia thêm Đào nhân , Hồng hoa ( là bài Đào hồng Tứ vật), để hoạt huyết khu ứ .
- Trường hợp huyết có hàn gia Nhục quế , Bào khương để ôn dưỡng huyết mạch .
- Nếu huyết hư sinh nội nhiệt gia Liên kiều , Hoàng cầm , Đơn bì dùng Sinh địa thay Thục địa để thanh nhiệt lương huyết .
- Trường hợp huyết hư có chảy máu
( rong kinh , rong huyết ) bỏ Xuyên khung gia A giao , Hoa hòe , Tông lư thán để chỉ huyết .
- Trường hợp huyết hư trệ .
Thống kinh gia Hương phụ chế , Uất kim để hành khí giải uất , điều kinh chỉ thống .
- Trường hợp huyết hư Đau đầu , váng đầu gia Bạch chỉ , Cảo bản để khu phong chỉ thống .
- Trên lâm sàng có báo cáo dùng Tứ vật thang để chữa chứng mày đay , có kết quả tốt
1 . Nếu kinh đến sớm kỳ . Sắc kinh đỏ sáng :
Bệnh thuộc nhiệt
Gia Hoàng cầm 8g . Hoàng liên 4g . Hương phụ 12g .
Nếu có triệu chứng của Phong
( Sợ gió , ngứa ngáy , cảm lặt vặt như xổ mũi , ho ...)
Gia thêm Bạch chỉ , Phòng phong , Kinh giới ...
2 . Nếu kiêm KHÍ TRỆ
Trướng bụng . Đầy hơi . Ợ chua .
Gia Hương phụ chế 8g . Huyền hồ 6g . Trần bì 6g . Chỉ xác 6g
3 . Nếu kiêm HUYẾT TRỆ
Kinh sắp ra mà bụng đau từng cơn hoặc khi đau khi không ...
Gia Huyền hồ 8g . Mộc qua 6g . Mộc hương 4g .
- Nếu hành kinh mà có nóng sốt từng cơn không có giờ nhất định là Ngoại cảm ( Sốt vãng lai ) gia Hoàng cầm 6g . Sài hồ 8g .
- Kinh thường chậm kỳ .
+ Người Thể trạng gầy . Đây là chứng thiếu máu ( Huyết áp thấp ) : Bội Đương qui 16g . Thục địa 32g . gia Hoàng kỳ 12g . Cam thảo 6g . Thêm ít Hồng hoa và Đào nhân để dẫn huyết
+ Người Thể trạng Béo mập thì bỏ Thục địa . Gia Đảng sâm 12g . Hoàng kỳ 8g . Cam thảo 6g . Phục linh 12g . Bán hạ chế 6g . Trần bì 6g . Hương phụ chế 8g
Chậm kỳ
1 . Sắc kinh Tím đen thành khối là HUYẾT NHIỆT
Thường kèm theo đau bụng . Thay thục địa bằng sinh địa 12g . Hương phụ 8g . Hoàng liên 6g . Huyền hồ 6g . Ngũ linh chi 6g . Nhũ hương 3g . Một dược 4g
2 . Sắc kinh nhạt màu HƯ HÀN
Gia Phục linh 12g . Bán hạ chế 6g . Trần bì chế 6g . Cam thảo 6g
3 . Người thể trạng béo
Hai đến ba tháng mới thấy kinh một lần Có thể dùng bài “ Đạo đàm thang” gia Xuyên khung 8g . Đương qui 12g . Hương phụ chế 12g . Thương truật 8g . Bạch truật 12g
4 . Kinh nguyệt khi có khi không
Lúc sốt lúc rét như bệnh sốt rét . Nên dùng kèm bài “ Tiểu sài hồ ”
TIỂU SÀI HỒ THANG
( Thương hàn luận )
Thành phần
Sài hồ 12g . Hoàng cầm 8g . Bán hạ chế 8g . Đảng sâm 12g . Sinh cương 8g . Chích cam thảo 6g . Táo 4 quả .
Cách dùng : Sắc nước uống
Tác dụng : Hòa giải thiếu thương . Sơ can lý tỳ . Điều hòa tỳ vị
5 . Hành kinh kéo dài
Quá 5 - 6 ngày kèm theo đau bụng lâm râm là Huyết bị hàn .
Khí trệ
Gia Mộc hương 6g . Binh lang 4g
6 . Hành kinh xong rồi mà bụng đau là
KHÍ HUYẾT ĐỀU HƯ
Cần phối hợp với bài Tứ quân sắc uống
7 . Kinh nguyệt sắp ra . Bụng rốn đau quặn
Tiếp theo là Bụng , sườn , eo lưng đau không chịu được
Nguyên nhân thường do ứ huyết
Gia vị Đào nhân 6g . Hồng hoa 6g .
( Chú ý . Hồng hoa Dùng liều thấp bổ máu , dùng liều cao phá máu ) Huyền hồ 6g . Nga truật 6g . Thanh bì 6g . ( ba vị này hành khí , phá huyết ) Thường thu được hiệu quả tốt .
Dùng một hoặc hai thang
Có kinh thì phải ngưng ngay
Lý do là bài thuốc này Khai uất . Điều kinh . Phá huyết
Khi mà Uất đã khai . ...
Cửa đã mở mà chúng ta vẫn còn khai mở sẽ bị rong kinh
8 . KINH NGUYỆT KÉO DÀI KHÔNG NGỪNG
Có thể là Rong kinh Dùng bài Giao ngải thang
Gia Đảng sâm 12g. Hắc kinh Giới 16g . Trữ ma căn sao đen
9 . KINH RA QUÁ NHIỀU
Người bứt rứt . Không thư thái . Quá trưa về chiều cảm thấy nóng bức , thậm chí sốt nhẹ gia . Hoàng liên 6g . Triều nhiệt .
10 . BĂNG KINH
KINH LÚC CÓ LÚC HẾT LÚC LÂY RÂY .
Bỏ Đương qui gia Sa sâm 12g . Ích mẫu 12g . Hương phụ chế 6g . . Trần bì 6g . Bạch truật 12g . Cam thảo 6g . Mạch môn 12g . Tóc rối .
11 . Khi hành kinh
Các khớp đau nhức . Lúc sốt . Lúc lạnh . Gia khương hoạt 8g . Phòng phong 8g . Tần giao 6g . Quế tốt 6g .
Còn có nhiều hình thức rối loạn hoặc kiêm chứng khác
Mà trong khuôn khổ của bài tham luận nhỏ này
không cho phép nêu hết được .
Điều cần thiết là khi có rối loạn kinh nguyệt phải được coi là bất thường . Cần quan tâm chữa trị . Tránh quan niệm cho rằng Khi lấy chồng , sinh con sẽ “ đổi máu và bệnh sẽ hết ” .
Tuy cũng có một vài trường hợp cá biệt ba tháng mới thây kinh một lần gọi là “ Cư kinh”.
Hàng năm mới thấy kinh một lần gọi là “ TỴ NIÊN ” .
Có người suốt đời không có kinh mà vẫn sinh đẻ bình thường gọi là “ ÁM KINH ” .
Có người mang thai mà hàng tháng vẫn thấy kinh .
Lượng ít . Sau đó vẫn đẻ bình thường gọi là “ THAI THỊNH ”
Lại có người gần tới ngày có kinh thì chảy máu cam hoặc nôn ra máu
Trong sách y thông của Trương Thị nói
“ Các loại nục huyết . Khái huyết đều có nguyên nhân riêng . Nhưng nguyên nhân chủ yếu là huyết đi không đúng đường kinh . Tràn lan lên khiếu ở Miệng . Mũi . Hoặc thấm ra ngoài Da vì Phế khai khiếu ra mũi . Chân răng quan hệ đến Mạch , lạc ở vị . Phế vị nhiệt gây bức bách đến huyết
Hoặc là do Can - Thận - Âm hư .
Hỏa bốc lên làm cho huyết đi theo mà thành NỤC huyết .
Trên lâm sàng thường thấy là chảy máu mũi và chảy máu chân răng . Cần phân biệt Thực nhiệt và Hư nhiệt để có phương pháp điều trị Thanh hư nhiệt
Dưỡng âm
Lương huyết
Chỉ huyết
Như vậy . Rối loạn kinh nguyệt là một chứng bệnh khá phức tạp . Người bệnh cần được tham vấn . Theo dõi . Điều trị của thấy thuốc chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm ....
Ngày nay y học hiện đại đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực sản phụ khoa . Do vậy để tránh sai lầm . Thậm chí gây hậu quả đáng tiếc trong điều trị . Người bệnh cần được kết hợp giữa chẩn đoán Đông y và y học hiện đại .
( lâm sàng . Xét nghiệm . Chẩn đoán hình ảnh )
Tạo điều kiện để thầy thuốc chuyên khoa áp dụng phương pháp điều trị đơn thuần theo y học cổ truyền hay y học hiện đại hoặc kết hợp cả hai phương pháp
Biên tập lại và chỉnh sửa tháng 12/2014
Nhà thuốc Đông y Minh Phú
ĐÔNG Y MINH PHÚ
Tên gọi chung . Tiêu Dao Tán
Chức năng CAN là gốc của nữ giới ( Tiên Thiên )
vì vậy ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe sinh sản .
Vui . Buồn . Giận dỗi ...
Nhà thuốc Minh phú sơ lược đôi nét về chức năng sơ tiết , điều đạt , thăng giáng của chức năng CAN
1 . Nội chuyển hóa
Sơ tiết . Điều đạt . Khí hóa
“ chuyển hóa năng lượng đến từng bộ phận , từng tế bào trong cơ thể ” Sự khí hóa này gọi chung là phong .
Phong nhiệt thì hướng lên đầu .
Phong hàn thì đi xuống tứ chi …
Khi phong hòa thì cơ thể khoan khoái ( thư sướng ) .
Khi phong bất hòa thì gây ra bệnh .
Khi phong bị nén lại ở đâu thì gây ra bế tắc ở đó ( uất chứng ) .
Người học y thuật thường chỉ nghĩ đến uất ở ngực …
Trên thực tế nó xảy ra khắp mọi nơi ...
“ Thí dụ uất ở não thì gọi là tăng áp lực nội sọ … ”
Khi có sự ứ đọng thì gọi là Phong thấp
Khi người ta ẩm thực bị dư thừa hoặc là dị ứng với một loại thực phẩm nào đó mà chức năng Can không khí hóa được thì nó sẽ giữ lại ở những nơi mà nhiệt độ tương đối cao và ổn định để chờ thời gian chuyển hóa
( Kẹt nách ... Háng … Khi protein - Chất lạ ... )
Bị tích tụ lại thì chỗ đó , khu vực đó sẽ có hiện tượng tăng sinh cục bộ gây ra Thiếu khí ( oxy ) để chuyển hóa .
Phế chủ Khí . Bì mao ( Da , Lông ) Khí là cánh cửa của phế bảo vệ cơ thể ( kim khắc mộc , vệ khí ) . Khu vực mất khí thì cũng giống như cửa bị hở và tạp chất sẽ thoát ra . Ngứa là cái mà người ta cảm nhận được do đang diễn ra sự quyết đấu giữa đội quân bảo vệ và các dị chất . Nếu người ta gãi mạnh tay gây ra trầy xước thì vô tình đã mở cửa cho dị chất thoát ra ồ ạt ( Trời ơi ngứa quá …)
Gọi là phong ngứa .
Phong nhiệt Thì khó ngủ , đau đầu , chóng mặt …
Phong hàn Thì gây ra đau nhức do bị bế tắc kinh - lạc .
Phong thấp thì sinh phù do ứ đọng…
PHONG HUYẾT GÂY RA VIÊM
( Phong trong máu ) .
Viêm ở đâu …?
Nhẹ thì thì ngứa ngáy . mụn nhọt , mề đay , lở loét …
Vừa thì viêm họng , viêm mũi , viêm xoang , viêm âm đạo …
Nặng thì viêm gan , viêm ruột , viêm dạ dày .
Khi biến chứng sẽ kết khối thành u xơ tử cung , u nang buồng trứng . Ung thư …
- Khi Can khí hoành nghịch ( ngang , ngược ) thường là gây viêm vú ( Nhũ ung ) căng , tức . Hay thở dài .
2 . Ngoại biểu hiện
Can tàng huyết ( chứa máu ) Tóc là sự nối dài của máu .
- Máu tốt thì tóc khỏe , đen nhánh , bóng mượt , suôn sẻ …
- Máu xấu tóc xơ rối , đổi màu , gãy rụng , chẻ ngọn …
Mắt là cửa của gan . Can tàng hồn … ( trông mày cứ như người mất hồn … ha …ha )
Tham khảo thêm chức năng sinh lý tạng , phủ
Can chủ Cân , vinh nhuận ở móng …
Đối với các chứng đau mà có liên quan đến gân thì hãy liên tưởng đến chức năng Can . Bên phải . Ngoài các chứng do phong tà gây nên thì ngày nay thường thấy do phần ÂM của Can có sự sai lệch gây bệnh Thành chứng nội thương như : Thoát vị đĩa đệm .
Thoái hóa khớp . Trặt trẹo …
Khi huyết áp diễn biến xấu thì chính là
Phần DƯƠNG của Can gây ra
- Điều hòa Âm - Dương
- Sơ can + Giải uất + Thông kinh , lạc
- Trừ phong + Thanh nhiệt + Giải độc
- Hoạt huyết + Điều kinh + Chỉ thống
Trên nguyên tắc
Hòa tắc bất Xung - Thông tắc bất Thống
Vậy thì bài thuốc cổ phương
Tiêu Dao Tán gia giảm
Chính là đối tượng mà chúng ta cần nghiên cứu áp dụng . Bắt đầu từ tuổi Vị thành niên khi mới thấy kinh lần đầu trải dài cho đến khi Mãn kinh thì bài thuốc Tiêu Dao hết tác dụng . Bởi vì khi mãn kinh thì phần nhiều sẽ tương đồng với các bài thuốc chung . Không phân biệt nam hay nữ .
Người xưa chia tuổi đời của nữ giới như sau
Từ 01 tuổi đến 16 tuổi là tuổi Thiếu niên
Từ 16 tuổi đến 21 tuổi là tuổi Vị thành niên
Từ 21 tuổi đến 36 tuổi là tuổi Hoa niên
Từ 36 tuổi đến 49 tuổi là tuổi Tuổi ngọc
Từ 49 tuổi đến 61 tuổi là tuổi Kim cương
Từ 61 tuổi đến 72 tuổi là tuổi Thép
Từ 72 tuổi trở đi là tuổi Đồng đen
Dậy thì kinh
Tuổi vị thành niên thường thấy 90% Thống kinh là do Rơi vào tình trạng 3 tăng .
1 . Tăng sinh nội mạc do phóng noãn lần đầu
2 . Giãn cơ , căng cơ , nội tiết tố chưa ổn định
3 . Chơi đùa chạy nhẩy quá mức . Hay ăn hoặc uống các loại đồ ăn , thức uống Chua . Sống . Lạnh và không phù hợp gây ra phong bế tử cung … Do gặp lạnh thì co lại .
Mười phần trăm còn lại là do lệch , vẹo cổ tử cung , dị dạng
Hành Kinh
Tuổi hoa niên thông thường chỉ điều kinh là chính . Nếu có bệnh đều do ngoại nhân tác động vào . Thí dụ Công nhân đứng ca quá lâu … Đặt vòng . Dùng thuốc tránh thai . Điều trị bệnh các bệnh mãn tính kéo dài “ gout ” ... Tùy theo thực tế mà gia giảm …
Tiền Mãn Kinh
Vì sao gọi là tuổi ngọc ? Vì ở tuổi này Chị em đa số đều trưởng thành . Có gia đình riêng . Có công việc ổn định … Chín chắn . Sức khỏe sinh sản đã hoàn thiện và có một quyền lực riêng … Ha ha .
Nhưng vào cuối tuổi ngọc thì phải đối mặt với một vấn đề của tự nhiên đó là : Rối loạn chuyển hóa thời kỳ chuẩn bị hết kinh . ( gọi tắt là Tiền mãn kinh )
Đông y gọi là Kinh đoạn hữu tuyệt … Hết kinh nhé ...
Thường thấy là nóng bừng mặt . Tăng huyết áp . Rối loạn kinh nguyệt . Rong kinh hay rong huyết . …
Mãn Kinh
Tuổi kim cương . Nghe danh đã biết phận .
Ngọc chẳng qua chỉ là đá quí . Sức chống đỡ kém …
Còn kim cương ( kim là vàng … Cương là cứng rắn )
Quí như vàng nhưng lại cứng hơn đá .
Hết kinh không lo lắng bận tâm phòng bị .
Không chửa đẻ nên đếch sợ gì đời mưa nắng .
Không lo lắng tinh thần bỗng lạc quan phơi phới …
Và từ đó sức khỏe dần khôi phục lại .
Tuổi tráng niên chí khí hào hùng ...
Cất tiếng cười thuyền chao sóng nước .
Nói một câu cả xóm giật mình .
Nhậu đỏ mặt nhưng say thì khó …
Hát thật to và hát thật say xưa …
Micro nắm chắc trong tay .
Quyết phen này chị chiếm cả không gian nhà họ … Ha .. ha .
Hồi xuân nhé - Mùa xuân trở lại
Tuổi thép
Khi đạt tới giới hạn tuổi thép thì không áp dụng bài Tiêu Dao nữa . Vì sao ?
Tiêu Dao là bài thuốc hòa giải . Vãng lai hàn nhiệt . Sơ can giải uất . Làm cho người ta khoan khoái . Mà ở tuổi thép thì không còn chữa Tiên Thiên nữa mà chuyển sang chữa Hậu Thiên ( Tỳ vị ) Nếu có uất là tỳ uất , ăn không tiêu ,
Phương pháp điều trị là
Ăn ngon - Ngủ khỏe - Mát mẻ - Không đau lưng
Nhà Thuốc Đông y Minh Phú
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Gs Bác sĩ Trần Văn Kỳ . Điều Trị Phụ Khoa Đông y
Bệnh phụ nữ - Trịnh Lợi Nhân - Lương Học Lâm
Phụ Khoa Đông Y
Y tông Kim Giám Yếu Quyết
Hà Văn Cầu - Sổ tay các vị thuốc y học dân tộc
Lương y Hoàng Văn Vinh - Hy Lãn . Xem lưỡi chữa bệnh
y học căn bản