THỌ YẾU CƯƠNG NHU
Hoàng Đế hỏi Thiếu sư:
“Ta nghe nói sự sống của con người (biểu hiện) bằng những nét có cương có nhu, có nhược có cường, có đoản có trường, có Âm có Dương, Ta mong được nghe về phương cách xử lý
(các trường hợp đã nói trên)”[1].
Thiếu sư đáp:
“Trong Âm có Âm, trong Dương có Dương [2].
Chúng ta phải thẩm đoán về Âm Dương để biết cách xử trí về việc châm, phải nắm được cái gốc bệnh bắt nguồn ở đâu để cho việc châm trị thuận được cái lý của nó, phải cẩn trọng đo lường được cái đầu mối của bệnh xem nó đang tương ứng với “thời” nào, bên trong nó hợp với ngũ tạng lục phủ, bên ngoài nó hợp với cân cốt bì phu [3].
Do đó, ta biết được rằng bên trong có Âm Dương thì bên ngoài cũng có Âm Dương [4].
Nếu nhìn bên trong thì ngũ tạng thuộc Âm, lục phủ thuộc Dương, nếu nhìn bên ngoài thì cân cốt thuộc Âm, bì phu thuộc Dương [5]
Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Huỳnh và huyệt Du thuộc Âm, nếu Dương bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt Hợp thuộc Dương, nếu Dương bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Kinh thuộc Âm, nếu Âm bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt ở lạc mạch [6].
Cho nên nói rằng: Bệnh ở tại kinh Dương được gọi tên là “phong”, bệnh ở tại kinh Âm được gọi tên là “tý”; Cả Âm lẫn Dương đều bị bệnh được gọi là “phong tý” [7].
Bệnh hữu hình mà không “thống: đau”, đó là loại của Dương, bệnh vô hình mà đau, đó là loại của Âm[8].
Bệnh vô hình mà “thống”, đó là Dương kinh ở tình trạng mạnh còn Âm kinh đang bị “thương”, vậy nên trị gấp Âm kinh mà không nên “công: đánh vào” Dương kinh [9].
Bệnh hữu hình mà “bất thống”, đó là Âm kinh ở tình trạng mạnh còn Dương kinh đang bị “thương”, vậy nên trị gấp Dương kinh mà không nên “công: đánh vào” Âm kinh [10].
Nếu cả Âm lẫn Dương kinh đều bị “động”, có lúc như “hữu hình”, có lúc như “vô hình”, thêm vào đó nó làm cho Tâm bị phiền, được gọi là Âm thắng Dương, trường hợp này được gọi là “không biểu, không lý”; sự biểu hiện của hình trạng bệnh không kéo dài lâu [11].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao:
“Vấn đề tiên và hậu trong cái bệnh về hình khí được ứng ở ngoại và nội như thế nào ?”[12].
Bá Cao đáp:
“Phong khí và hàn khí làm thương đến “hình”, ưu, khủng, phẫn nộ làm thương đến “khí” [13].
Khi mà khí làm thương tổn đến tạng thì sẽ làm cho tạng bệnh, hàn làm thương đến hình thì sẽ ứng ra hình, phong làm thương đến cân mạch thì cân mạch mới ứng ra, đó là những sự tương ứng giữa hình khí và ngoại nội vậy” [14].
Hoàng Đế hỏi:
“Phép châm như thế nào ?” [15].
Bá Cao đáp:
“Bệnh được 9 ngày thì châm 3 lần là hết bệnh, bệnh 1 tháng châm 10 lần thì hết bệnh, nhiều hay ít, xa hay gần đều dựa vào đó để qui định mức độ[16].
Nếu có trường hợp bệnh “tý” lâu ngày mà không rời khỏi thân thể (bệnh không hết), chúng ta nên tìm những nơi có huyết lạc để mà châm xuất huyết cho hết mới thôi” [17].
Hoàng Đế hỏi:
“Bệnh ngoại và nội, việc châm trị dễ hay khó, phải hiểu như thế nào?” [18].
Bá Cao đáp:
“Khi nào hình bệnh trước mà chưa nhập vào tạng thì chỉ nên cần châm chừng phân nửa thời gian châm cần thiết mà thôi [19]. Khi nào tạng bệnh trước rồi sau đó hình mới ứng theo ra, thời gian châm phải tăng lên gấp bội [20].
Đó là vấn đề châm tùy theo sự tương ứng giữa ngoại và nội mà có sự dễ và khó” [21].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao:
“Ta nghe hình thể con người có hoãn có cấp, khí có thịnh có suy, cốt có đại có tiểu, nhục có cứng có mềm, bì (da) có dày có mỏng, Ta phải dựa lên đó như thế nào để định được vấn đề “thọ” hay “yểu” ?” [22].
Bá Cao đáp:
“Hình với khí tương xứng thì thọ, bất tương xứng thì yểu [23]. Bì với nhục cùng “bao bọc” lấy nhau thì thọ, không “bao bọc” lấy nhau thì yểu [24].
Huyết khí và kinh lạc thắng hình thì thọ, không thắng hình thì yểu” [25].
Hoàng Đế hỏi:
“Thế nào là sự hoãn cấp của hình ?” [26].
Bá Cao đáp:
“Hình thể sung nhưng bì phu “hoãn: thư thả” thì thọ, hình thể sung nhưng bì phu “cấp: căng thẳng” thì yểu [27]. Hình sung nhưng mạch kiên đại thì thuận, hình thể sung nhưng mạch tiểu đến nhược, đó là khí suy, khí suy thì nguy [28]. Nếu như hình thể sung nhưng quyền (xương má) không nhô lên thì đó là cốt (người ấy) tiểu, cốt tiểu thì yểu [29].
Hình thể sung nhưng khối thịt to ở mông rắn chắc nổi bật rõ rệt, đó là nhục kiên (rắn), nhục kiên thì tho [30]
Hình thể sung nhưng khối thịt ở mông không nổi bật, đó rõ ràng là mông không rắn chắc, tức là nhục bị mềm lỏng, nhục bị mềm lỏng thì yểu [31].
Trên đây là nói về cái sinh mệnh của Trời sinh, dựa vào đó là lập nên cái hình thể, định nên cái khí (chất) [32].
Muốn xem biết được thọ hay yểu, chúng ta bắt buộc phải rõ điều này [33]. Có lập được cái hình đó, định được cái khí đó sau đó mới dựa vào nó khi nó sinh ra bệnh mà quyết việc tử sinh [34].
Hoàng Đế hỏi:
“Vấn đề thọ yểu không biết lấy gì để quy định được phải không ?” [35].
Bá Cao đáp:
“Bốn bên của gương mặt thấp xuống, cao không bằng những nơi như (Minh đường, khuyết, đình... ) những người này chưa đầy 30 tuổi sẽ chết. Nếu có những nhân tố làm bệnh tật gì thêm thì không đầy 20 tuổi sẽ chết” [36].
Hoàng Đế hỏi:
“Vấn đề dựa vào sự tương thắng của hình và khí để định sự “thọ” và “yểu” như thế nào ?” [37].
Bá Cao đáp:
“Ở người bình thường, nếu khí thắng hình thì thọ, giả sử họ bị bệnh đến nỗi phần hình nhục bị thoát, khí thắng hình, phải chết [38]. Những người mà hình (sung) nhưng khí lại suy, hình thắng khí cũng nguy” [39].
Hoàng Đế hỏi:
“Ta nghe phép châm có “tam biến”, thế nào gọi là “tam biến”?[40].
Bá Cao đáp:
“Có phép châm “doanh khí”, có phép châm “vệ khí”, có phép châm “lưu kinh của hàn khí” [41].
Hoàng Đế hỏi:
“Châm tam biến phải thế nào ?” [42].
Bá Cao đáp: “Châm “doanh khí” phải xuất huyết, châm “vệ khí” phải xuất khí, châm “hàn tý” phải cho nội nhiệt” [43].
Hoàng Đế hỏi:
” Sự gây bệnh của “doanh khí”, của “vệ khí”, của “hàn tý” như thế nào?” [44].
Bá Cao đáp:
“Doanh khí” khi gây bệnh sẽ làm cho bị hàn nhiệt, thiếu khí huyết chạy lên xuống [45].
“Vệ khí” gây bệnh sẽ làm cho khí thông, khi đến khi đi, làm cho uất nộ, thở mạnh, ruột sôi mạnh, phong hàn ở khách tại Trường Vị [46]. “Hàn tý” khi gây bệnh sẽ ở lại tại một chỗ, không dời đi nơi khác, gây đau nhức từng lúc, da không còn cảm giác đau (bất nhân) [47].
Hoàng Đế hỏi:
“Phép châm hàn tý và thực hiện nội nhiệt như thế nào ?”[48].
Bá Cao đáp:
“Khi nào châm trị cho lớp người áo vải thì dùng lửa(sau khi châm) để hơ đốt thêm [49].
Khi châm trị cho những bậc đại nhân thì phải dùng thuốc để đắp hơ lên (chỗ châm)”[50].
Hoàng Đế hỏi:
“Phép dùng thuốc để đắp hơ như thế nào ?” [51].
Bá Cao đáp:
“Dùng 20 cân rượu ngon, Thục tiêu 1 thăng, Can khương 1 cân, Quế 1 cân. Tất cả 4 thứ thuốc này được cắt nhỏ ra ngâm vào trong rượu, Dùng bông gòn 1 cân, vải trắng mịn 4 trượng, tất cả bọc lại cho vào trong rượu, để bình rượu lên cái lò có đốt phân ngựa phơi khô; Bình rượu phải được đậy nắp, trét kín lại không cho ra hơi; Ngâm như vậy trong 5 ngày 5 đêm, xong mới lấy bọc vải có bông đem ra phơi nắng cho khô. Sau đó lại tiếp tục ngâm cho đến khi nào nó ra hết nước cốt (trấp). Bây giờ cứ mỗi lần ngâm là phải tròn 1 ngày và khi lấy ra nó đã khô. Chúng ta lấy cái xác khô ấy đã trộn lẫn với bông gói kín lại trong chiếc khăn dài chừng 6, 7 xích. Chúng ta sẽ có chừng 6, 7 gói như vậy. Trong mỗi khăn đều có chứa sẵn một loại tro than của cây dâu tươi được đốt cháy. Chúng ta dùng khăn này để hơ đắp, cứu lên trên chỗ đã được châm về hàn tý. Làm như vậy, chúng ta sẽ khiến cho cái nhiệt nhập vào tận nơi bị bệnh hàn. Chúng ta làm như vậy khoảng 30 lần mới thôi .Nếu mồ hôi ra, chúng ta dùng khăn để lau khô, lau cũng phải đến 30 lần. Sau đó bảo người bệnh đứng lên đi bộ chậm vào trong nhà (buồng) kín gió. Mỗi lần châm đều phải hơ đắp như thế thì bệnh sẽ khỏi. Đây là phép “nội nhiệt” [52].
壽夭剛柔篇第六
黃帝問於少師曰:余聞人之生也,有剛有柔,有弱有強,有短有長,有陰有陽,願聞其方。少師答曰:陰中有陰,陽中有陽,審知陰陽。刺之有方。得病所始,刺之有理。謹度病端,與時相應。內合於五臟六腑,外合於筋骨皮膚。是故內有陰陽,外亦有陰陽。在內者,五臟為陰,六腑為陽;在外者,筋骨為陰,皮膚為陽。故曰,病在陰之陰者,刺陰之滎輸;病在陽之陽者,刺陽之合。病在陽之陰者,刺陰之經;病在陰之陽者,刺絡脈。故曰,病在陽者名曰風,病在陰者名曰痺,陰陽俱病命曰風痺。病有形而不痛者,陽之類也。無形而痛者,陰之類也。無形而痛者,其陽完而陰傷之也,急治其陰,無攻其陽。有形而不痛者,其陰完而陽傷之也,急治其陽,無攻其陰。陰陽俱動,乍有形,乍無形,加以煩心,命曰陰勝其陽。此謂不表不裏,其形不久。
黃帝問於伯高曰:余聞形氣病之先後,外內之應奈何?伯高答曰:風寒傷形,憂恐忿怒傷氣。氣傷臟,乃病臟。寒傷形,乃應形。風傷筋脈,筋脈乃應。此形氣內外之相應也。黃帝曰:刺之奈何?伯高答曰:病九日者,三刺而已;病一月者,十刺而已。多少遠近,以此衰之。久痺不去身者,視其血絡,盡出其血。黃帝曰:外內之病,難易之治奈何?伯高答曰:形先病而未入臟者,刺之半其日;臟先病而形乃應者…刺之倍其日。此月內難易之應也。
黃帝問於伯高曰:余聞形有緩急,氣有盛衰,骨有大小,肉有堅脆,皮有厚薄,其以立壽夭奈何?伯高答曰:形與氣相任則壽,不相任則夭;皮與肉相果則壽,不相果則夭;血氣經絡勝形則壽,不勝形則夭。黃帝曰:何謂形之緩急?伯高答曰:形充而皮膚緩者則壽,形充而皮膚急者則夭。形充而脈堅大者順也,形充而脈小以弱者氣衰,衰則危矣。若形充而顴不起者骨小,骨小而夭矣。形充而大肉(月囷)堅而有分者肉堅,肉堅則壽矣。形充而大肉無分理不堅者肉脆,肉脆則夭矣。此天之生命,所以立形定氣而視壽夭者,必明乎此立形定氣,而後以臨病人,決死生。黃帝曰:余聞壽夭,無以度之。伯高答曰:牆基卑高,不及其地者,不滿三十而死。其有因加疾者,不及二十而死也。黃帝曰:形氣之相勝,以立壽夭奈何?伯高答曰:平人而氣勝形者壽。病而形肉脫,氣勝形者死,形勝氣者危矣。
黃帝曰:余聞刺有三變,何謂三變?伯高答曰:有刺營者,有刺衛者,有刺寒痺之留經者。黃帝曰:刺三變者奈何?伯高答曰:刺營者出血,刺衛者出氣,刺寒痺者內熱。黃帝曰:營衛寒痺之為病奈何?伯高答曰:營之生病也,寒熱少氣,血上下行。衛之生病也,氣痛時來時去,怫愾賁響,風寒客於腸胃之中。寒痺之為病也,留而不去,時痛而皮不仁。
黃帝曰:刺寒痺內熱奈何?伯高答曰:刺布衣者,以火焠之;刺大人者,以藥熨之。黃帝曰:藥熨奈何?伯高答曰:用淳酒二十斤,蜀椒一斤,干薑一斤,桂心一斤,凡四種皆(口父)咀漬酒中;用綿絮一斤,細白布四丈,並內酒中;置酒馬矢熅中,蓋封塗勿使泄。五日五夜,出布綿絮曝乾之,乾復漬以盡其汁。每漬必晬其日,乃出乾。乾並用滓與綿絮,複布為複巾,長六七尺,為六七巾。則用之生桑炭炙巾,以熨寒痺所刺之處,令熱入至於病所,寒復炙巾以熨之,三十遍而止。汗出以巾拭身,亦三十遍而止。起步內中,無見風。每刺必熨,如此病已矣。此所謂內熱也。