NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ: THIÊN 47

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

01/10/2016

THIÊN 47

BẢN TẠNG
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá:
“Huyết, khí, tinh, thần của con người là nhằm phụng cho sự sống và chu hành tròn vẹn cho tính và mệnh[1].
Kinh mạch là nhằm vận hành cho huyết khí, mở rộng cho Âm Dương, làm trơn nhuận cho cân cốt, làm thông lợi cho các khớp xương[2].
Vệ khí là nhằm làm ấm cho vùng phận nhục, làm sung cho vùng bì phu, làm đạt cho tấu lý, làm chủ cho sự đóng mở [3].
Chí ý là nhằm gìn giữ được tinh thần, thu được hồn phách, thích ứng được với ấm lạnh, điều hòa được sự vui giận[4].
Cho nên khí huyết được hòa thì kinh mạch được lưu hành, mở rộng và gìn giữ được Âm Dương, cân cốt được rắn chắc, các quan tiết (khớp xương) được thanh lợi[5].
Khi vệ khí được hòa thì vùng phận nhục được giải và được thông lợi, bì phu được điều hòa và mềm mại, tấu lý được kín đáo[6].
Khi chí ý được hòa thì tinh thần được chuyên nhất và chính trực, hồn phách không bị tán, hối hận và nộ khí không bị xảy ra, do đó mà ngũ tạng không bị thọ tà[7].
Khi sự ấm lạnh được hòa thì lục phủ hóa được cốc khí, chứng Phong tý không phát tác, kinh mạch được thông lợi, tay chân và các khớp xương được an lành vậy[8].
Đây là nói về trường hợp thường bình của con người[9].
Ngũ tạng có nhiệm vụ tàng giữ tinh thần, huyết khí, hồn phách[10]. Lục phủ có nhiệm vụ tiêu hóa thủy cốc, vận hành tân dịch[11].
Đây là nói về con người nhận được đầy đủ khí của Thiên, không phân biệt kẻ ngu, bậc trí, bậc hiền, kẻ bất tiếu[12].
Tuy nhiên, có những người riêng mình hưởng được tuổi thọ của Trời mà không bao giờ bị bệnh bởi tà khí bên ngoài, trăm tuổi cũng không suy yếu[13].
Tuy rằng họ có phạm phải khí Phong vũ, lạnh căm, nóng bức, tất cả vẫn không làm hại được đến họ[14].
Cũng có những người, tuy chưa bao giờ rời khỏi sự che chở của màn che, sáo phủ, chưa bao giờ phải lo sợ bởi những điều lo lắng, suy nghĩ, vậy mà họ không tránh được bệnh, tại sao vậy ? Ta mong được nghe về những nguyên nhân ấy”[15].
Kỳ Bá đáp :
"Thật là 1 câu hỏi đầy hiểm hóc ! Ngũ tạng có nhiệm vụ tham với Thiên Địa, phối với Âm Dương để mà thống với tứ thời, hóa với ngũ tiết, vì thế cho nên ngũ tạng có dạng Tiểu, Đại, Cao, Hạ, Kiên Thúy, Đoan Chính, Thiên Khuynh[16].
Lục phủ cũng có dạng Tiểu, Đại, Trường, Đoản, Hậu, Bạc, Kết, Trực, Hoãn, Cấp, tất cả 25 dạng trên, mỗi dạng đều không đồng nhau, có khi thiện, có khi ác, có khi cát, có khi hung[17].
Nay xin nói về phương hướng của nó: Tâm Tiểu thì được an, tà khí không làm cho thương được, nhưng dễ bị làm thương bởi ưu (lo lắng)[18];
Tâm Đại thì sự lo lắng không làm cho thương được, nhưng lại dễ bị thương bởi tà khí[19];
Tâm Cao thì dễ bị tràn đầy lên đến giữa Phế, hay bứt rứt và dễ quên, khó mở miệng để nói[20];
Tâm Kiên (rắn) thì tạng được an, gìn giữ vững chắc[21];
Tâm Thúy (mềm) thì dễ bị bệnh Tiêu đơn,  nhiệt bên trong[21];
Tâm Đoan chính (ngay thẳng) thì được hòa lợi, khó bị thương[22]; Tâm Thiên khuynh (nghiêng lệch) thì sự nắm giữ bất nhất, không có gì để gìn giữ và nắm giữ[23].
Phế Tiểu thì ít uống, không bị bệnh suyễn khò khè[24];
Phế Đại thì uống nhiều, dễ bị bệnh Hung tý và Hầu tý, nghịch khí[25];
Phế Cao thì khí bị xung lên, phải rút vai lại lấy hơi thở để ho[26];
Phế Hạ tức là Phế nằm thấp xuống vùng bí môn của Vị hoãn và vùng này luôn bức bách Phế, thường hay đau vùng dưới hông sườn[27]; Phế Kiên thì sẽ không bị bệnh ho mà khí xung lên[28];
Phế Thùy (mềm) thì sẽ bị bệnh Tiêu đơn  dễ bị thương[29];
Phế Đoan chính thì hòa lợi, khó bị thương[30];
Phế nghiêng lệch thì vùng ngực bị đau nghiêng 1 bên[31].
Can Tiểu thì tạng được an, không bị bệnh ở vùng dưới hông sườn[32];
Can Đại nó sẽ bức đến Vị mà bên trên bức đến cổ họng, như vậy nó sẽ làm đau vùng trên cách mạc, đồng thời còn làm cho đau dưới hông sườn[33];
Can Cao sẽ chống vào vùng bí môn, và bức sát vào vùng hông sườn, bứt rứt, thở mạnh[34];
Can Hạ sẽ bức đến Vị, dưới hông sườn bị rỗng, dưới hông sườn bị rỗng thì dễ thọ lấy tà khí[35];
Can Kiên thì tạng được an, khó bị thương[36];
Can Thúy (mềm) thì sẽ dễ bị bệnh Tiêu đơn, dễ bị thương[37];
Can Đoan chính thì được hòa lợi, khó bị thương[36];
Can nghiêng lệch thì dưới hông sườn bị đau[37].
Tỳ Tiểu thì tạng được an, khó bị thương bởi tà khí[38];
Tỳ Đại thì sẽ bị đau ở vùng thịt mềm dưới hông sườn, không đi nhanh được[39];
Tỳ Cao sẽ bị đau từ vùng thịt mềm dẫn đến dưới bờ sườn cụt[40];
Tỳ Hạ sẽ đau vùng dưới dẫn đến Đại trường, đau vùng Đại trường thì tạng sẽ nặng vì thọ tà[41];
Tỳ Kiên thì tạng sẽ an, khó bị thương[42];
Tỳ mềm ắt sẽ dễ bị bệnh Tiêu đơn dễ bị thương[43];
Tỳ Đoan chính thì hòa lợi, khó bị thương[44];
Tỳ nghiêng lệch ắt dễ bị đầy, bị trướng[45].
Thận Tiểu thì tạng được an, khó bị thương[46];
Thận Đại thì dễ bệnh đau thắt lưng, không thể cúi ngửa, dễ bị thương bởi tà khí[47];
Thận Cao thì dễ bị đau vùng thịt 2 bên cột sống lưng, không cúi ngửa được[48];
Thận Hạ thì thắt lưng và xương cùng cột sống bị đau nhức, không cúi ngửa được, thành chứng Hồ sán[49];
Thận Kiên (rắn) thì bệnh thắt lưng và lưng bị đau nhức, Thận Mềm thì bị khổ vì bệnh tiêu đơn, bị thương[50];
Thận nghiêng lệch thì dễ bị đau vùng thắt lưng và xương cùng[51]. Phàm 25 loại biến này là những trường hợp mà con người thường bị khổ vì bệnh”[52].
Hoàng Đế hỏi: "Lấy gì để biết được những điều nói trên”[53].
Kỳ Bá đáp :
"Người nào sắc diện đỏ, nếp của cơ nhục mịn chắc, đó là Tâm nhỏ[54];
nếp của cơ nhục thô và lỏng lẻo, đó là Tâm lớn[55];
không thấy miếng xương che dưới ngực, đó là Tâm ở cao[56],
xương che ngực nhỏ mà ngắn lồi lên, đó là Tâm ở thấp[56],
xương che ngực dài, đó là dưới Tâm cứng[57],
xương che ngực yếu mà nhỏ mỏng, đó là Tâm mềm[58],
xương che ngực đi thẳng xuống không lồi lên, đó là Tâm đoan chính[59],
xương che ngực lồi lên 1 bên, đó là Tâm nghiêng lệch[60].
Người nào sắc diện trắng, nếp cơ nhục mịn chắc, đó là Phế nhỏ[61], nếp cơ nhục thô và lỏng lẻo, đó là Phế lớn[62],
vai to, ngực lồi, cổ họng lõm vào, đó là Phế cao[63],
nách teo lại, hông sườn nở ra, đó là Phế ở thấp[64],
vai rộng lưng dày, đó là Phế đoan chính[65],
xương sườn nghiêng lệch, thưa ra, đó là Phế nghiêng lệch[66].
Người nào sắc diện xanh, nếp cơ nhục mịn chắc, đó là Can nhỏ[67], nếp cơ nhục thô và lỏng lẻo, đó là Can lớn[68],
vùng ngực rộng, xương sườn cao mà trương lên, đó là Can ở cao[69], xương sườn kín mà ấn xuống, đó là Can ở thấp[70],
ngực và hông sườn hợp tốt nhau, đó là Can xứng[71],
xương sườn yếu, đó là Can mềm[72],
ngực và bụng liền nhau, tương đắc nhau, đó là Can đoan chính[73], xương sườn lệch và gồ lên, đó là Can nghiêng lệch[74].
Người nào sắc diện vàng, nếp của cơ nhục mịn chắc, đó là Tỳ nhỏ[75], nếp của cơ nhục thô và lỏng lẻo, đó là Tỳ lớn[76],
môi bị lệch lên, đó là Tỳ ở cao[77],
môi trệ thấp xuống, buông lơi, đó là Tỳ ở thấp[78],
môi cứng, đó là Tỳ cứng[79],
môi lớn mà không cứng, đó là Tỳ mềm[80],
đôi môi lên xuống đều đặn, đó là Tỳ đoan chính[81],
môi lật lệch lên, đó là Tỳ nghiêng lệch[82].
Người nào sắc diện đen, nếp của cơ nhục mịn chắc, đó là Thận nhỏ[83], nếp của cơ nhục thô và lỏng lẻo, đó là Thận lớn[84],
đôi tai cao lên, đó là Thận ở cao[85],
đôi tai phía sau bị lõm vào, đó là Thận ở thấp[86],
đôi tai cứng, đó là Thận cứng[87],
đôi tai mỏng mà không cứng, đó là Thận mềm[88],
đôi tai đẹp vảnh nằm trước quai hàm, đó là Thận đoan chính[89],
đôi tai đặc biệt cao nhô lên, đó là Thận nghiêng lệch[90].
Phàm các trường hợp biến đổi như đã nói trên, nếu chúng ta biết khéo léo trong việc gìn giữ (mỗi đặc thù của mỗi biến đổi) thì ta sẽ được bình an, nếu chúng ta bớt đi, không chú ý thì sẽ bị bệnh vậy”[91].
Hoàng Đế hỏi: "Thầy nói rất hay ! Thế nhưng tất cả những gì mà thầy trả lời cho ta trên đây đều không phải là nội dung mà ta muốn hỏi, ta mong được nghe tại sao có những người không bao giờ bị bệnh, sống trọn tuổi trời, mặc dù có khi họ lo lắng thái quá, sợ sệt thái quá, tất cả đều không thể làm cảm được đến ho; hoặc trời lạnh buốt, trời nóng bức cũng không làm thương được đến họ; Lại cũng có những không bao giờ rời khỏi cảnh màn che sáo phủ, lại cũng không bị cảnh sợ sệt gì, vậy mà họ vẫn không tránh khỏi bị bệnh, tại sao thế ? Ta mong được nghe về những nguyên do đã khiến nên như thế ?”[92].
Kỳ Bá đáp : "Ngũ tạng lục phủ là nơi trú ẩn của tà khí, nay thần xin nói về nguyên do[93].
Nếu ngũ tạng đều nhỏ thì sẽ ít bị bệnh hay bứt rứt ở Tâm và ít bị những ưu sầu to lớn[94],
nếu ngũ tạng đều lớn thì đối với mọi việc đều thư thả, khó làm cho họ phải lo âu[95],
nếu ngũ tạng đều cao, họ sẽ thích làm việc ở cao, nâng cao mọi việc lên[96],
nếu ngũ tạng đều thấp, họ chỉ thích xuất hiện bên dưới người khác[97],
nếu ngũ tạng đều cứng, họ sẽ không bị bệnh[98],
nếu ngũ tạng đều mềm, họ không bao giờ tránh được bệnh[99],
nếu ngũ tạng đoan chính, họ bao giờ cũng đắc nhân tâm giữ được niềm hòa lợi[100],
nếu ngũ tạng đều nghiêng lệch, những người này đều có tà tâm, hay trộm cướp, không thể nào sống như 1 người bình thường, lời nói của họ lật lọng thật khôn lường”[101].
Hoàng Đế nói:
"Ta mong được nghe về những chỗ ứng với lục phủ”[102].
Kỳ Bá đáp :
"Phế hợp với Đại trường, Đại trường là nơi cùng ứng với bì[103]. Tâm hợp với Tiểu trường, Tiểu trường là nơi cùng ứng với mạch[104].
Can hợp với Đởm, Đởm là nơi cùng ứng với Cân[105].
Tỳ hợp với Vị, Vị là nơi cùng ứng với nhục[106].
Thận hợp với Tam tiêu và Bàng quang, Tam tiêu và Bàng quang là nơi cùng ứng với tấu lý và hào mao”[107].
Hoàng Đế hỏi:
"Ứng với nhau như thế nào ?”[108].
Kỳ Bá đáp :
"Phế ứng với bì[109]. Bì hậu (dày) thì Đại trường cũng dày, bì bạc (mỏng) thì Đại trường cũng mỏng, bì hoãn (da nhão), trong bụng to thì Đại trường to và dài, bì cấp (da căng) thì Đại trường cũng căng mà ngắn, bì hoạt (da trơn) thì Đại trường ngay, bì nhục rắn chắc thì Đại trường cũng kết thực[110].
Tâm ứng với mạch[111]. Bì dày thì mạch cũng dày, mạch dày thì Tiểu trường dày, bì mỏng thì mạch mỏng, mạch mỏng thì Tiểu trường cũng mỏng, bì nhão thì mạch cũng nhão, mạch nhão thì Tiểu trường to và dài, bì mỏng mà mạch hư tiểu thì Tiểu trường nhỏ mà ngắn, các kinh mạch mà phù thiểu hiện ra ngoài nhiều quanh co thì Tiểu trường cũng kết thực[112].
Tỳ ứng với nhục[113].
Nhục và vùng kết với cân được rắn chắc và to, đó là Vị hậu (dày); nhục và vùng kết với cân mỏng manh, đó là Vị bạc (mỏng); nhục và vùng kết với cân mỏng manh đó là Vị không rắn chắc; nhục và vùng kết với cân không xứng với thân hình, đó là Vị ở thấp, mà Vị ở thấp thì vùng ống bên dưới không dễ chịu, bất lợi; nhục và vùng kết với cân không rắn chắc, đó là Vị bị lơi lỏng; nhục và vùng kết với với cân không có bao bọc nhỏ, đó là Vị bị căng; nhục và vùng kết với cân ít nhiều có bao bọc, đó là Vị khí không thư sướng, Vị không thư sướng thì vùng ống bên trên không dễ chịu, bất lợi[114].
Can ứng với trảo (móng)[115]. Móng dày màu vàng, đó là Đởm khí dày (đậm đặc); móng mỏng màu hồng, đó là Đởm khí căng; móng mềm màu đỏ, đó là Đởm khí lơi lỏng; móng thẳng màu trắng, không có vân, đó là Đởm khí thẳng (trực); móng xấu màu đen có nhiều nếp vân, đó là Đởm khí không thư sướng[116].
Thận ứng với cốt[117].
những nét văn lý kín đáo, bì (da) dày, đó là Tam tiêu và Bàng quang cũng dày; những nét văn lý thô, da mỏng, đó là Tam tiêu và Bàng quang cũng mỏng; tấu lý bị thưa thì Tam Tiêu và Bàng quang bị lơi lỏng; da bị căng và không có lông mao, đó là Tam tiêu và Bàng quang bị căng; lông mao đẹp mà thô, đó là Tam tiêu và Bàng quang thẳng; lông thưa thì Tam tiêu và Bàng quang không thư sướng”[118].
Hoàng Đế hỏi:
"Vấn đề dày mỏng, đẹp xấu đều biểu hiện bằng hình dáng, Ta mong được nghe về sự gây bệnh của nó”[119].
Kỳ Bá đáp :
"Chỉ cần xem phần ngoại ứng của chúng để có thể biết được tình trạng ở nội tạng, từ đó ta sẽ biết được về sự gây bệnh của chúng”[120]


本臟篇第四十七

黃帝問於岐伯曰:人之血氣精神者,所以奉生而周於性命者也;經脈者,所以行血氣而營陰陽,濡筋骨,利關節者也;衛氣者,所以溫分肉、充皮膚、肥腠理、司開闔者也;志意者,

所以御精神、收魂魄、適寒溫、和喜怒者也。是故血和則經脈流行,營復陰陽,筋骨勁強,關節清利矣;衛氣和則分肉解利,皮膚調柔,腠理緻密矣;志意和則精神專直,魂魄不散,悔怒不起,五臟不受邪矣;寒溫和則六腑化穀,風痺不作,經脈通利,肢節得安矣。此人之常平也。五臟者,所以藏精神血氣魂魄者也;六腑者,所以化水穀而行津液者也。此人之所以具受於天也,無愚智賢不肖,無以相倚也。然有其獨盡天壽,而無邪僻之病,百年不衰,雖犯風雨卒寒大暑,猶有弗能害也。其有不離屏蔽室內,無怵惕之恐,然猶不免於病,何也?願聞其故。岐伯曰:窘乎哉問也!五臟者,所以參天地,副陰陽,而運四時,化五節者也。五臟者,固有小大、高下、堅脆、端正、偏傾者,六腑亦有小大、長短、厚薄、結直、緩急,凡此二十五者各不同,或善或惡,或吉或凶,請言其方。

心小則安,邪弗能傷,易傷以憂;心大則憂不能傷,易傷於邪。心高則滿於肺,中悗而善忘,難開以言;心下則臟外易傷於寒,易恐以言。心堅則臟安守固;心脆則善病消癉熱中。心端正則和利難傷;心偏傾則操持不一,無守司也。

肺小則少飲,不病喘喝;肺大則多飲,善病胷痺喉痺逆氣。肺高則上氣肩息欬;肺下則居賁迫肺,善脅下痛。肺堅則不病欬上氣;肺脆則苦病消癉易傷。肺端正則和利難傷;肺偏傾則胷偏痛也。

肝小則臟安,無脅下之痛;肝大則逼胃迫咽,迫咽則苦膈中,且脅下痛。肝高則上支賁切,脅悗,為息賁;肝下則逼胃脅下空,脅下空則易受邪。肝堅則臟安難傷;肝脆則善病消癉易傷;肝端正則和利難傷;肝偏傾則脅下痛也。

脾小則臟安,難傷於邪也;脾大則苦湊(月少)而痛,不能疾行。脾高則(月少)引季脅而痛;脾下則下加於大腸,下加於大腸,則臟苦受邪。脾堅則臟安難傷;脾脆則善病消癉易傷;脾端正則和利難傷;脾偏傾則善滿善脹也。

腎小則臟安難傷;腎大則善病腰痛,不可以俛仰,易傷以邪。腎高則苦背膂痛,不可以俯仰;腎下則腰尻痛,不可以俛仰,為狐疝。腎堅則不病腰背痛;腎脆則苦病消癉易傷。腎端正則和利難傷;腎偏傾則苦腰尻痛也。

凡此二十五變者,人之所苦常病也。

黃帝曰:何以知其然也?岐伯曰:赤色小理者心小,粗理者心大;無(骨曷)骭者心高,(骨曷)骭小短舉者心下;(骨曷)骭長者心下堅,(骨曷)骭弱小以薄者心脆;(骨曷)骭直下不舉者心端正,(骨曷)骭倚一方者心偏傾也。

白色小理者肺小,粗理者肺大;巨肩反膺陷喉者肺高,合腋張脅者肺下;好肩背厚者肺堅,肩背薄者肺脆;背膺厚者肺端正,脅偏疏者肺偏傾也。

青色小理者肝小,粗理者肝大;廣胷反骹者肝高,合脅兔骹者肝下;胷脅好者肝堅,脅骨弱者肝脆;膺腹好相得者肝端正,脅骨偏舉者肝偏傾也。

黃色小理者脾小,粗理者脾大;揭脣者脾高,脣下縱者脾下;脣堅者脾堅,脣大而不堅者脾脆;脣上下好者脾端正,脣偏舉者脾偏傾也。

黑色小理者腎小,粗理者腎大;高耳者腎高,耳後陷者腎下;耳堅者腎堅,耳薄不堅者腎脆;耳好前居牙車者腎端正,耳偏高者腎偏傾也。

凡此諸變者,持則安,減則病也。

帝曰:善,然非余之所問也。願聞人之有不可病者,至盡天壽,雖有深憂大恐怵惕之志,猶不能減也,甚寒大熱,不能傷也。其有不離屏蔽室內,又無怵惕之恐,然不免於病者,何也?願聞其故。岐伯曰:五臟六腑,邪之舍也。請言其故。五臟皆小者,少病,苦焦心,大愁憂;五臟皆大者,緩於事,難使以憂。五臟皆高者,好高舉措;五臟皆下者,好出人下。五臟皆堅者,無病;五臟皆脆者,不離於病。五臟皆端正者,和利得人心;五臟皆偏傾者,邪心而善盜,不可以為人平,反復言語也。

黃帝曰:願聞六腑之應。岐伯答曰:肺合大腸,大腸者皮其應;心合小腸,小腸者脈其應;肝合膽,膽者筋其應;脾合胃,胃者肉其應;腎合三焦膀胱,三焦膀胱者腠理毫毛其應。

黃帝曰:應之奈何?岐伯曰:肺應皮。皮厚者大腸厚;皮薄者大腸薄;皮緩腹裏大者大腸大而長;皮急者大腸急而短;皮滑者大腸直;皮肉不相離者大腸結。

心應脈。皮厚者脈厚,脈厚者小腸厚;皮薄者脈薄,脈薄者小腸薄;皮緩者脈緩,脈緩者小腸大而長;皮薄而脈衝小者,小腸小而短;諸陽經脈皆多紆屈者,小腸結。

脾應肉。肉(月囷)堅大者胃厚;肉(月囷)麼者胃薄;肉(月囷)小而麼者胃不堅;肉(月囷)不稱身者胃下,胃下者,下脘約不利,肉(月囷)不堅者胃緩;肉(月囷)無小裹累者胃急;肉(月囷)多少裹累者胃結,胃結者,上脘約不利也。

肝應爪。爪厚色黃者膽厚;爪薄色紅者膽薄;爪堅色青者膽急;爪濡色赤者膽緩;爪直色白無約者膽直;爪惡色黑多紋者膽結也。

腎應骨。密理厚皮者三焦膀胱厚,粗理薄皮者三焦膀胱薄,疏腠理者三焦膀胱緩,皮急而無毫毛者三焦膀胱急,毫毛美而粗者三焦膀胱直,稀毫毛者三焦膀胱結也。

黃帝曰:厚薄美惡皆有形,願聞其所病。岐伯答曰:視其外應,以知其內藏,則知所病矣。

thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /