Hoàng Đế hỏi: "Kinh nói rằng: Mùa hạ bị thương bởi thử khí thì mùa thu bị bệnh sốt rét, bệnh sốt rét lại xảy ra có những mốc thời gian nhất định, nguyên nhân nào đã gây ra như thế ?”[1].
Kỳ Bá đáp : "Tà khí tấn công vào huyệt Phong Phủ, bệnh sẽ đi dọc theo 2 thăn thịt cột sống để đi xuống dưới, trong lúc đó, vệ khí cứ 1 ngày và 1 đêm thường đại hội nhau tại huyệt Phong Phủ[2].
Ngày hôm sau, cứ mỗi ngày nó lại đi xuống 1 tiết (đốt xương), vì thế bệnh xảy ra mỗi ngày một trễ hơn[3].
Đó chính vì tà khí đã tấn công trước hết vào vùng cột sống và vùng lưng vậy[4].
Mỗi lần vệ khí vận hành đến huyệt Phong Phủ thì tấu lý sẽ mở ra, khi mà tấu lý mở ra thì tà khí sẽ nhập vào, khi tà khí nhập vào thì bệnh phát tác, đó cũng là lý do tại sao bệnh lại mỗi ngày mỗi xảy ra trễ hơn[5].
Vệ khí vận hành ở Phong Phủ, mỗi ngày đi xuống 1 tiết, 21 ngày, nó sẽ đi xuống đến đốt xương cùng, ngày thứ 22, nó nhập vào bên trong cột sống, rót vào mạch Phục xung, thế rồi nó lại theo con đường của mạch trên để quay trở lên trên, nó đi như vậy được 9 ngày thì nó sẽ xuất ra ở giữa Khuyết bồn[6].
Bởi vì khí mỗi ngày mỗi đi lên, vì thế bệnh xảy ra mỗi ngày mỗi sớm hơn[7].
Nếu tà khí đi vào đến ngũ tạng để đánh nhau, nó sẽ đi ngang qua vùng mộ và nguyên, con đường đi của nó xa xôi, khí của nó vào sâu, sự vận hành của nó chậm trễ, vì thế nó không thể xảy ra bệnh mỗi ngày, do đó mà qua ngày hôm sau mới tập trung lại phát tác”[8].
Hoàng Đế hỏi:
"Mỗi lần vệ khí đến Phong Phủ thì tấu lý mới mở ra, tấu lý mở ra thì tà khí mới nhập vào, Vệ khí mỗi ngày đi xuống 1 tiết, như vậy tà khí và vệ khí gặp nhau sẽ không ăn khớp với nhau ở huyệt Phong Phủ nữa, thế là thế nào ?”[9].
Kỳ Bá đáp :
"Nơi mà Phong tà nhập vào không nhất định là phải ở bộ vị nào, chỉ cần vệ khí đi đến nơi nào mà nơi đó có tà khí trúng vào thì tấu lý ắt sẽ mở ra[10].
Chỉ cần biết nơi nào mà tà khí tấn công vào thì nó sẽ là nơi phát bệnh”[11].
Hoàng Đế hỏi: "Đúng vậy! Phong tà và bệnh sốt rét cùng đồng loại và có quan hệ hỗ tương nhau, nhưng Phong thì gây bệnh liên tục (không gián đoạn), trong lúc đó thì chứng sốt rét lại phát ra và ngưng lại theo một chu kỳ nhất định, tại sao vậy ?”[12].
Kỳ Bá đáp :
"Khí của Phong tà gây bệnh thì giữ nguyên nơi đã xẩy ra, nhưng chứng sốt rét thì lại đi theo với kinh lạc, nó có thể đi sâu vào trong để đánh nhau với nội tạng, vì thế khi nào vệ khí vận hành đến nơi ở của tà khí của sốt rét để ứng với nhau thì bệnh mới xảy ra”[13].
Hoàng Đế nói:
"Đúng vậy !”[14].
Hoàng Đế hỏi:
"Ta nghe nói tứ thời bát phong trúng vào người, gây ra hàn thử khác nhau[15].
Khí hàn thì bì phu bị cấp mà tấu lý đóng lại, khí thử thì bì phu bị hoãn ra mà tấu lý mở ra, Tặc phong tà khí phải nhân có hàn thử mới nhập vào được con người ư ?”[16].
Thiếu Sư đáp:
“Không thế ! Tặc phong tà khí trúng vào người, không đợi thời gian nào cả, nó chỉ thừa lúc tấu lý bị khai để rồi tấn công vào, khi nó vào thì vào thật sâu, hoặc có khi trúng vào nội tạng để gây bệnh, sự gây bệnh này thật nhanh và bạo[17].
Còn khi nào tấu lý đang bế thì nó vào cạn, khi gây bệnh cũng chậm”[18].
Hoàng Đế hỏi:
"Có những người thích ứng được với sự thay đổi của hàn và ôn, tấu lý của họ cũng không mở ra, vậy mà họ cũng bị bệnh 1 cách đột ngột, nguyên nhân nào đã gây nên như thế ?”[19].
Thiếu Sư đáp:
“Nhà vua không biết tại sao tà khí xâm nhập vào con người ư ? Tuy thấy con người sống 1 cách bình thường nhưng tấu lý lúc nào mở ra hay đóng vào, bì phu lúc nào căng thẳng hay hoãn ra (đều có ảnh hưởng mật thiết đến thời tiết), vì thế sự gây bệnh thường liên hệ đến thời tiết”[20].
Hoàng Đế hỏi:
"Ta có thể nghe cho tường tận không ?”[21].
Thiếu Sư đáp:
“Con người cùng tham vào với Trời Đất, cùng ứng với nhật nguyệt, Vì thế khi mặt trăng đầy lên thì nước biển cũng thịnh lên ở phương tây, huyết khí của con người tinh thực, cơ nhục sung thực, bì phu kín đáo hơn, lông và tóc cứng hơn, tấu lý đóng lại, chất nhờn bám chắc vào da, Lúc bấy giờ tuy có gặp tặc phong, nó cũng vào chỗ cạn chứ không thể sâu được[22].
Đến lúc trăng bị khuyết rỗng thì nước biển sẽ thịnh lên ở phương đông, huyết khí của con người sẽ bị hư, vệ khí hao tán, hình thể tuy còn đó nhưng cơ nhục bị suy giảm, bì phu bị lơi lỏng, tấu lý bị mở ra, lông và tóc bị héo tàn, nét nhăn của tấu lý bị thưa, chất nhờn bị loãng, lúc bấy giờ nếu gặp phải tặc phong, nó sẽ đi sâu vào hơn, nó sẽ gây bệnh nơi con người nhanh bạo hơn”[23].
Hoàng Đế hỏi:
"Có những người đột nhiên bị chết thình lình và bạo, hoặc đột nhiên bị bệnh thình lình và bạo, Tại sao thế ?”[24].
Thiếu Sư đáp:
“Những người nào phải khí của tam hư, họ sẽ bị chết 1 cách bạo và nhanh, còn nếu họ gặp khí của tam thực, thì tà khí không thể làm thương tổn đến họ được”[25].
Hoàng Đế hỏi:
"Ta mong được nghe giải thích về tam hư ?”[26].
Thiếu Sư đáp:
“Nhân lúc hư niên (tuế khí thái quá), gặp lúc trăng đầy, gặp lúc thời được hòa, tuy có gặp phải tặc phong tà khí cũng không nguy lắm”[27].
Hoàng Đế nói:
"Thật là 1 lập luận rất hay ! Thật là 1 đạo lý rất hay ! Ta xin được đem lập luận này để cất giữ trong hộp Kim quỹ gọi là tam thực, Tất nhiên, đây chính là lập luận độc đáo của riêng Thầy”[28].
Hoàng Đế hỏi:
"Ta mong được nghe giải thích tại sao trong cùng 1 năm, có những người cùng bị bệnh giống nhau, nguyên nhân nào đã gây nên như vậy ?”[29].
Thiếu Sư đáp:
“Đó là chứng biểu hiện (hậu) của tứ thời bát tiết”[30].
Hoàng Đế hỏi:
"Sự biểu hiện (hậu) đó như thế nào ?”[31].
Thiếu sư đáp:
“Sự biểu hiện này, thông thường ta có thể dựa vào ngày đông chí để biết Thái nhất đang ở vị trí của cung Hiệp trập[32].
Khi nó đến, Thiên sẽ ứng theo để có gió có mưa[33].
Nếu gió mưa đó đến từ phương nam, đó là hư phong, làm thương đến con người 1 cách dữ dội[34].
Nếu nó đến vào lúc nửa đêm, lúc bấy giờ vạn dân đều đang ngủ do đó nó không thể phạm đến được, vì thế năm đó dân ít bệnh[35].
Nếu gió mưa đến vào lúc ban ngày, người dân lười, ít phòng bị, vì thế dễ bị trúng bởi hư phong, vì thế vạn dân bị bệnh nhiều hơn[36]. Khi hư tà nhập vào và ở khách nơi cốt mà không phát ra ngoài, đợi đến tiết lập xuân, khi Dương khí đại phát, tấu lý mở ra, rồi lại cùng ngày của tiết lập xuân, gió lại đến từ phương tây, thế là vạn dân phải trúng bởi hư phong[37].
Thế là 2 tà, phục tà và tà khí mới cùng đánh nhau, làm cho tà khí núp trong kinh mạch thay đổi thành bệnh tà[38].
Vì thế trong 1 năm nào đó, người dân gặp phải gió từ các phương, gặp phải mưa từ các hướng ta gọi đó là gặp phải Tuế Lộ[39]. Nếu năm nào gặp được khí hậu điều hòa, ít có tặc phong, người dân ít bệnh và ít chết[40].
Còn nếu năm nào gặp phải tặc phong tà khí, Hàn ôn bất hòa, người dân sẽ bệnh nhiều và phải chết !”[41].
Hoàng Đế hỏi:
"Phong của hư tà, làm thương đến con người, bệnh nặng nhẹ, ít nhiều như thế nào ? Biểu hiện ra như thế nào ?”[42].
Thiếu Sư đáp:
“Ngày mồng 1 tháng giêng, Thái nhất ở tại cung Thiên lưu, ngày ấy nếu có gió từ phương tây bắc, không mưa, người dân sẽ bị chết nhiều[43].
Ngày mồng một tháng giêng, nếu sáng sớm có gió từ phương bắc, mùa xuân năm ấy người dân sẽ bị những bệnh nặng có thể chết nhiều[44].
Ngày mồng một tháng giêng, nếu sáng sớm có gió phương bắc thổi qua, người dân sẽ bị bệnh nhiều nhất là ba trên mười người[45]. Ngày mồng một tháng giêng, nếu giữa trưa mà có gió từ phương bắc, mùa hè năm ấy, người dân sẽ chết nhiều[46].
Ngày mồng một tháng giêng, buổi chiều tối mà có gió từ phương bắc, mùa thu năm ấy người dân sẽ chết nhiều[47].
Nếu cả ngày mà có gió từ phương bắc sẽ có nhiều người bị bệnh nặng, mười người chết sáu[48].
Ngày mồng một tháng giêng, gió từ phương nam đến gọi tên là Hạn hương, gió từ phương tây đến gọi là Bạch cốt, sẽ có tai ương cho cả nước, người ta chết nhiều[49].
Ngày mồng một tháng giêng gió từ phương đông đến làm lung lay nhà cửa, làm cát bay đá chạy, cả nước sẽ có tai ương[50].
Ngày mồng một tháng giêng, gió từ phương đông nam đến, mùa xuân năm ấy cũng sẽ có tử vong[51].
Ngày mồng một tháng giêng, nếu khí hậu ôn hòa, không nổi gió, mùa màng trúng, lúa gạo rẻ, dân không bệnh, nếu ngày ấy trời lạnh mà nổi gió, mùa màng thất, lúa gạo giá cao, người dân bệnh nhiều[52].
Trên là những biểu hiện của gió trong một năm, có thể báo hiệu hư tà làm thương, làm bệnh đến con người vậy[53].
Ngày sửu của tháng hai, nếu không nổi gió, người ta sẽ bị nhiều bệnh về Tâm và bụng[54].
Ngày Tuất của tháng ba, nếu trời không ấm, người ta sẽ bị bệnh Hàn Nhiệt nhiều ngày[55].
Ngày Tỵ của tháng tư, tiết trời không nóng, người dân bị bệnh đơn nhiệt[56].
Ngày thân của tháng mười, trời không lạnh, người dân bị bạo tử nhiều[57].
Những trường hợp vừa kể trên về các loại Phong xảy ra trong nhiều ngày tháng trong năm, như lung lay nhà cửa, làm gãy cây cối, làm cát bay đá chạy, làm nổi lông mao, làm khai tấu lý, đều thuộc những loại tà phong dị thường”[58]
歲露論篇第七十九
黃帝問於岐伯曰:經言夏日傷暑,秋病瘧,瘧之發以時,其故何也?岐伯對曰:邪客於風府,病循膂而下,衛氣一日一夜常大會於風府,其明日日下一節,故其日作晏,此其先客於脊背也。故每至於風府則腠理
開,腠理開則邪氣入,邪氣入則病作,此所以日作尚晏也。衛氣之行風府,日下一節,二十一日下至尾骶,二十二日入脊內,注於伏衝之脈,其行九日,出於缺盆之中,其氣上行,故其病稍益。
至其內摶於五臟,橫連募原,其道遠,其氣深,其行遲,不能日作,故次日乃稸積而作焉。
黃帝曰:衛氣每至於風府,腠理乃發,發則邪入焉。其衛氣日下一節,則不當風府,奈何?岐伯曰:風府無常,衛氣之所應,必開其腠理,氣之所舍節,則其府也。
黃帝曰:善。夫風之與瘧也,相與同類,而風常在,而瘧特以時依,何也?岐伯曰:風氣留其處,瘧氣隨經絡沉以內摶,故衛氣應乃作也。帝曰:善。
黃帝問於少師曰:余聞四時八風之中人也,故有寒暑,寒則皮膚急而腠理閉,暑則皮膚緩而腠理開,賊風邪氣,因得以入乎?將必須八正虛邪,乃能傷人乎?少師答曰:不然。賊風邪氣之中人也,不得以時,然必因其開也,其入深,其內極病,其病人也卒暴,因其閉也,其入淺以留,其病也徐以遲。
黃帝曰:有寒溫和適,腠理不開,然有卒病者,其故何也?少師答曰:帝弗知邪入乎?雖平居,其腠理開閉緩急,其故常有時也。黃帝曰:可得聞乎?少師曰:人與天地相參也,與日月相應也,故月滿則海水西盛,人血氣積,肌肉充,皮膚致,毛髮堅,腠理郄,煙垢著,當是之時,雖遇賊風,其入淺不深;至月郭空則海水東盛,人氣血虛,其衛氣去形獨居,肌肉減,皮膚縱,腠理開,毛髮殘,膲理薄,煙垢落,當是之時,遇賊風則其入深,其病人也卒暴。
黃帝曰:其有卒然暴死暴病者,何也?少師答曰:三虛者,其死暴疾也。得三實者,邪不能傷人也。黃帝曰:願聞三虛。少師曰:乘年之衰,逢月之空,失時之和,因為賊風所傷,是謂三虛。故論不知三虛,工反為粗。帝曰:願聞三實。少師曰:逢年之盛,遇月之滿,得時之和,雖有賊風邪氣,不能危之也,命曰三實。黃帝曰:善乎哉論!明乎哉道!請藏之金匱。然此一夫之論也。
黃帝曰:願聞歲之所以皆同病者,何因而然?少師曰:此八正之候也。黃帝曰:候之奈何?少師曰:常以冬至之日,太乙立於叶蟄之宮,其至也,天必應之以風雨者矣。風雨從南方來者為虛風,賊傷人者也。其以夜半至也,萬民皆臥而弗犯也,故其歲民少病。其以晝至者,萬民懈怠,而皆中於虛風,故萬民多病。虛邪入客於骨而不發於外,至其立春陽氣大發,腠理開,因立春之日,風從西方來,萬民又皆中於虛風,此兩邪相搏,經氣結代者矣。故諸逢其風而遇其雨者,命曰遇歲露焉。因歲之和而少賊風者,民少病而少死;歲多賊風,邪氣寒溫不和,則民多病而死矣。
黃帝曰:虛邪之風,其所傷貴賤何如?候之奈何?少師答曰:正月朔日,太乙居天留之宮,其日西北風不雨,人多死矣。正月朔日,平旦北風,春,民多死;正月朔日,平旦北風行,民病死者十有三也。正月朔日,日中北風,夏,民多死。正月朔日,夕時北風,秋,民多死;終日北風,大病死者十有六。正月朔日,風從南方來命曰旱鄉,從西方來命曰白骨,將國有殃,人多死亡。正月朔日,風從東方來,發屋揚沙石,國有大災也。正月朔日,風從東南方行,春有死亡。正月朔日,天和溫不風,糴賤,民不病;天寒而風,糴貴,民多病。此所以候歲之風(血戔)人者也。二月丑不風,民多心腹病。三月戌不溫,民多寒熱。四月巳不暑,民多癉病。十月申不寒,民多暴死。諸所謂風者,皆發屋,折樹木,揚沙石,起毫毛,發腠理者也。