NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ: THIÊN 66

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

01/09/2016

THIÊN 66

BÁCH BỆNH THỈ  SINH

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá:
"Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra, tất cả đều sinh ra từ phong vũ, hàn thử, thanh thấp, và hỉ nộ[1].
Khi mà việc hỉ nộ không điều tiết được (quá độ), nó sẽ làm tổn thương đến tạng[2].
Khi bị cảm bởi phong vũ thì bị thương đến phần trên[3].
Khi bị cảm bởi thanh thấp thì bị thương đến phần dưới[4]. Khí của bộ vị (trên, giữa và dưới của con người) khi bị thương đều khác loại nhau, ta mong được nghe về lý do chính của nó”[5].
Kỳ Bá đáp :
"Khí của tam bộ (trên, giữa và dưới) đều không giống nhau: có khi nó khởi sắc lên ở Âm, có khi nó khởi lên ở Dương, xin cho thần được nói về những nguyên lý ấy[6].
Khi mà việc hỉ nộ của con người không điều tiết được thì nó sẽ làm thương đến tạng, tạng bị thương thì bệnh sẽ khởi lên ở Âm, khí thanh thấp thừa lúc thân thể bị hư để xâm tập vào thì bệnh sẽ khởi lên ở phía dưới, khi khí phong vũ thừa lúc thân thể bị hư để xâm tập vào thì bệnh sẽ khởi lên ở phía trên, đó là 3 bộ vị để tà tấn công vậy[7].
Đến như tà khí tấn công vào để rồi từ đó mà tràn ngập, biến hóa thành những chứng trạng khác nhau thì không biết bao nhiêu mà kể”[8].
Hoàng Đế hỏi:
"Ta vẫn chưa rõ ràng về vấn đề biến hóa đa dạng của các chứng bệnh, vì thế ta muốn hỏi thầy là người hiểu biết và mong được nghe rốt ráo về đạo ấy”[9].
Kỳ Bá đáp :
"Khí phong vũ, hàn nhiệt, nếu không phải là thân thể bị hư nhược, thì nó không thể tự mình làm thương đến con người được[10].
Nếu có người nào đó đột nhiên bị tặc phong, bạo vũ (gió táp, mưa sa) mà cũng không bị bệnh, đó là do thân thể người ấy không hư nhược, vì thế mà 1 mình tà khí không thể gây bệnh được[11].
Đây muốn nói rằng, phải do phong khí đóng vai hư tà rồi gặp thân người đang bị hư nhược, cả hai loại hư gặp gỡ nhau, bấy giờ hư tà của phong mới nhập vào thân thể để gây bệnh được[12].
Nếu con người thân thể tráng kiện và thời lệnh chính thường, đó gọi là cả hai loại thực gặp gỡ nhau, một số người có da thịt rắn chắc tà khí không gây bệnh được[13].
Phàm trường hợp gọi là trúng bởi hư tà, do bởi Thiên thời và hình thân, cả hai hợp nhau bởi hư tà của hình thân và thực tà của Thiên thời, bấy giờ mới sinh ra những chứng bệnh nặng[14].
Tà khí xâm nhập vào thân thể, nó có những bộ vị nhất định của nó, tùy theo nơi nó đến ở mà có tên gọi riêng, phân làm thượng hạ, trong ngoài, phân làm tam bộ[15].
Vì thế, khí hư tà trúng vào người, nó bắt đầu ở nơi bì phu, bì phu bị lơi lỏng thì tấu lý mở ra, tấu lý mở ra thì tà khí sẽ đi từ lông và tóc nhập vào, khi nhập vào, nó sẽ đi vào ngày càng sâu, vào càng sâu sẽ làm cho lông và tóc dựng lên, lông và tóc dựng lên thì ta sẽ cảm thấy ớn ớn lạnh, do đó mà bì phu bị đau buốt[16].
Nếu tà khí này mà không đi ra thì nó sẽ truyền vào để đến ở nơi lạc mạch, khi nó ở nơi lạc mạch, nó sẽ làm cho đau nhức nơi cơ nhục, nếu sự đau nhức lúc có lúc hết, đó là tà khí đi vào sâu hơn, kinh mạch sẽ thay cho lạc mạch để nhận lấy tà khí[17].
Nếu tà khí vẫn không ra đi thì nó sẽ truyền vào để đến ở nơi kinh mạch, khi nó ở nơi kinh mạch, nó sẽ làm cho bị ớn lạnh và có lúc xảy ra kinh sợ[18].
Nếu tà khí vẫn không ra đi thì nó sẽ truyền vào để đến ở nơi các du huyệt , khi nó ở nơi các du huyệt, nó sẽ làm cho kinh khí của lục kinh không còn thông với tứ chi nữa, như vậy các quan tiết của tứ chi bị đau nhức, cột sống ở thắt lưng bị cứng[19].
Nếu tà khí vẫn không ra đi thì nó sẽ truyền vào để đến ở nơi mạch của Phục xung, khi nó ở nơi mạch của Phục Xung, nó sẽ làm cho tay chân bị nặng nề và thân mình bị đau nhức[20].
Nếu tà khí vẫn chưa ra đi thì nó sẽ truyền vào để đến ở nơi Trường Vị, khi nó ở nơi Trường Vị, nó sẽ làm cho bụng có nước, sôi lên và bụng trướng lên[20].
Nếu hàn nhiều thì sẽ thành chứng sôi ruột, xôn tiết (tiêu chảy), ăn không tiêu, còn nếu nhiệt nhiều sẽ làm cho tiêu ra phân lỏng mà nát (màu trắng kiêm đỏ)[21].
Nếu tà khí vẫn chưa ra đi thì nó sẽ truyền để đến ở nơi ngoài Trường rồi ở trong khoảng mộ và nguyên, lưu lại trong mạch[22].
Và nếu nó cứ mãi lưu lại mà không ra đi, nó sẽ ngừng nghỉ lại để thành tích khí[23].
Nói tóm lại, nếu tà khí xâm nhập vào cơ thể, thì hoặc là nó lưu lại và hiện rõ nơi tôn mạch, hoặc là nó lưu lại nơi mạch khí của các du huyệt, hoặc nó lưu lại nơi mạch của Phục Xung, hoặc nó lưu lại nơi đường cân của hai bên thăn thịt ở cột sống, hoặc nó lưu lại nơi các huyệt mộ và huyệt nguyên của Trường Vị, nó lên trên để nối với các đường cân khí ở nơi bụng ...[24]
Tà khí xâm nhập và tràn ngập trong thân thể ở nhiều nơi thật khó mà kể cho hết”[25].
Hoàng Đế hỏi:
"Ta mong được nghe đầy đủ về những nguyên do ấy”[26].
Kỳ Bá đáp : "Khi tà khí lưu lại ở mạch khí của tôn lạc để thành tích khí, khối tích khí này sẽ chạy qua chạy lại, chạy lên chạy xuống, bởi vì nó thuộc vào vùng tôn lạc của 2 cánh tay, thường là cạn và buông lơi nó không thể câu thúc khối tích khí này dừng lại, nó sẽ di chuyển và vận hành trong khoảng Trường Vị, nếu có nào thì nó sẽ tràn thấm vào bên trong, dường như có tiếng nào chảy róc rách, nếu có hàn khí thì sẽ làm trong bụng trướng mãn và sôi lên như sấm, đau lan rộng ra, thường đau quặn như dao cắt[27].
Khi tà khí lưu lại ở kinh Dương minh, tích khí sẽ đóng quanh vùng rốn, khi nào ăn no thì thấy nó phình to ra, khi bụng đói thì nó sẽ càng nhỏ lại[28].
Khi tà khí lưu lại ở vùng hoãn cân, nó giống với tích khí của kinh Dương minh, khi ăn no thì sẽ bị đau, khi nào đói thì sẽ dễ chịu hơn[29].
Khi tà khí lưu lại ở mạch khí của mộ và nguyên của Trường Vị, nó sẽ làm đau ra đến bên ngoài của vùng tông cân, khi nào ăn no thì dễ chịu hơn, khi nào đói bụng thì sẽ đau[30].
Khi tà khí lưu lại ở mạch khí của Phục Xung, nếu chúng ta dùng tay đè lên vùng bụng, ta cảm thấy như có động dưới tay, khi rời tay ra thì sẽ có luồng nhiệt khí đi xuống dưới 2 bên đùi, giống như luồng nước sôi nóng[31].
Nếu tà khí lưu lại ở mạch khí của cân khí 2 bên thăn thịt kinh Bàng quang, và ở bên sau của Trường Vị, lúc đói sẽ thấy được tích khí hiện ra, lúc no thì tích khí không hiện ra, dùng tay đè lên cũng không thấy được[32].
Nếu tà khí lưu lại ở mạch khí của các du huyệt thì sẽ làm cho mạch đạo bế tắc không thông, tân dịch sẽ không còn  phân bố xuống, các không khiếu bị khô và ủng tắc[33].
Trên đây là những con đường mà tà khí đi từ ngoài nhập vào trong, đi từ trên xuống dưới”[34].
Hoàng Đế hỏi:
"Quá trình bắt đầu sinh ra và đã thành của tích khí xảy ra như thế nào?”[35]
Kỳ Bá đáp :
"Quá trình sinh ra tích khí là khi nào bị phải Hàn khí mới sinh ra, và bị quyết do hàn, khí quyết mới nghịch lên trên mới thành ra tích khí”[36].
Hoàng Đế hỏi:
"Quá trình hình thành tích khí như thế nào ?”[37].
Kỳ Bá đáp :
"Hàn khí quyết nghịch ở dưới sinh ra chứng đau ở chân và vận động thất thường, từ đó sinh ra chứng cẳng chân bị lạnh, cẳng chân bị lạnh sẽ làm cho huyết mạch bị ngưng trệ, huyết mạch bị ngưng trệ thì Hàn khí sẽ từ dưới để lên trên để nhập vào vùng bụng làm cho bụng bị đầy trướng, vùng bụng bị đầy trướng sẽ làm cho chất bọt của trấp bị bức tụ lại mà không tán ra được, lâu ngày thành ra tích khí[38].
Hoặc có khi đột nhiên do ăn uống quá nhiều, quá bạo làm cho Trường Vị bị đầy hoặc do sự thức ngủ bất thường không tiết độ, hoặc do dùng sức quá nhiều, tất cả sẽ làm cho lạc mạch bị thương[39].
Nếu Dương lạc bị thương, thì huyết sẽ tràn ngập ra ngoài, huyết tràn ngập ra ngoài sẽ làm cho chảy máu cam máu mũi[40]
nếu Âm lạc bị thương, thì huyết sẽ tràn ngập vào bên trong, tràn ngập vào bên trong thì sẽ bị tiêu ra máu[41].
Nếu lạc mạch của Trường Vị thương thì huyết sẽ tràn ngập ra khỏi Trường Vị, bên ngoài Trường Vị đang có hàn khí thì chất bọt của trấp và huyết cùng đánh nhau, do đó chúng bị dính vào nhau, tụ lại mà không tán ra được để rồi trở thành tích khí[42].
Hoặc có khi đột nhiên bị tấn công bởi hàn khí bên ngoài, và nếu bên trong lại bị nội thương bởi lo buồn và tức giận, nó sẽ làm cho khí bị nghịch lên trên, khí bị nghịch lên trên sẽ làm cho con đường vận hành của mạch khí của lục kinh Thủ và Túc  không thông, khí ấm không vận hành, huyết bị ngưng tụ, ứ kết lại ở bên trong, không thể tán ra được, tân dịch bị rít trệ và không thể thấm đến toàn thân, đọng lại lâu ngày không vận hành được, thế là tích khí hình thành vậy”[43].
Hoàng Đế hỏi: "Bệnh sinh ra ở vùng Âm thế nào ?”[44].
Kỳ Bá đáp :
"Ưu và tư thì làm thương đến Tâm[45];
Bị lạnh ngoài hình thể lại ăn thức ăn lạnh bên trong sẽ làm thương đến Phế[46];
Phẫn nộ làm thương đến Can[47];
Sau khi say rượu rồi làm chuyện trai gái, hoặc khi ra mồ hôi mà đứng trước gió sẽ làm thương đến Tỳ[48];
Dùng sức quá độ, hoặc sau khi làm chuyện trai gái, hoặc khi ra mồ hôi mà tắm sẽ làm thương đến Thận[49].
Đó là 3 vùng thân thể nội ngoại bị sinh ra bệnh vậy”[50].
Hoàng Đế hỏi:
"Đúng vậy ! Phép trị phải thế nào ?”[51].
Kỳ Bá đáp:
"Chỉ cần quan sát được nơi đau nhức, nhắm biết được huyệt vị ứng lên thuộc bộ vị thuộc biểu lý như thế nào, biết được khí hữu dư hay bất túc, đáng bổ thì châm bổ, đáng tả thì châm tả, đừng để nghịch lại với Thiên thời, đó là phép điều trị thích đáng nhất”[52]


百病始生篇第六十六

黃帝問於岐伯曰:夫百病之始生也,皆生於風雨寒暑,清濕喜怒。喜怒不節則傷臟,風雨則傷上,清濕則傷下。三部之氣,所傷異類,願聞其會。岐伯曰:三部之氣各不同,或起於陰,或起於陽,請言其方。喜怒不節則傷臟,臟傷則病起於陰也;清濕襲虛,則病起於下;風雨襲虛,則病起於上,是謂三部。至於其淫泆,不可勝數。

黃帝曰:余固不能數,故問先師,願卒聞其道。岐伯曰:風雨寒熱,不得虛邪,不能獨傷人。卒然逢疾風暴雨而不病者,蓋無虛,故邪不能獨傷人。此必因虛邪之風,與其身形,兩虛相得,乃客其形。兩實相逢,眾人肉堅。其中於虛邪也,因於天時,與其身形,參以虛實,大病乃成。氣有定舍,因處為名,上下中外,分為三員。是故虛邪之中人也,始於皮膚,皮膚緩則腠理開,開則邪從毛髮入,入則抵深,深則毛髮立,毛髮立則淅然,故皮膚痛。留而不去,則傳舍於絡脈,在絡

之時,痛於肌肉,其痛之時息,大經乃代。留而不去,傳舍於經,在經之時,灑淅喜驚。留而不去,傳舍於輸,在輸之時,六經不通,四肢則肢節痛,腰脊乃強。留而不去,傳舍於伏衝之脈,在伏衝之時,體重身痛。留而不去,傳舍於腸胃,在腸胃之時,賁響腹脹,多寒則腸鳴飧泄、食不化,多熱則溏出糜。留而不去,傳舍於腸胃之外,募原之間,留著於脈。稽留而不去,息而成積,或著孫脈、或著絡脈、或著經脈、或著輸脈、或著於伏衝之脈、或著於膂筋、或著於腸胃之募原,上連於緩筋。邪氣淫泆,不可勝論。

黃帝曰:願盡聞其所由然。岐伯曰:其著孫絡之脈而成積者,其積往來上下,臂手孫絡之居也,浮而緩,不能勾積而止之。故往來移行腸胃之間,水湊滲注灌,濯濯有音,有寒則(月真)滿雷引,故時切痛。其著於陽明之經,則挾臍而居,飽食則益大,饑則益小。其著於緩筋也,似陽明之積,飽食則痛,饑則安。其著於腸胃之募原也,痛而外連於緩筋,飽食則安,饑則痛。其著於伏衝之脈者,揣之應手而動,發手則熱氣下於兩股,如湯沃之狀。其著於膂筋,在腸後者,饑則積見,飽則積不見,按之不得。其著於輸之脈者,閉塞不通,津液不下,孔竅乾塞。此邪氣之從外入內、從上之下也。

黃帝曰:積之始生,至其已成,奈何?岐伯曰:積之始生,得寒乃生,厥乃成積也。

黃帝曰:其成積奈何?岐伯曰:厥氣生足悗,悗生脛寒,脛寒則血脈凝濇,血脈凝濇則寒氣上入於腸胃,入於腸胃則(月真)脹,(月真)脹則腸外之汁沫迫聚不得散,日以成積。卒然多食飲則腸滿,起居不節,用力過度,則絡脈傷。陽紹傷則血外溢,血外溢則衂血;陰絡傷則血內溢,血內溢則後血。腸胃之絡傷,則血溢於腸外,腸外有寒汁沫與血相摶,則並合凝聚,不得散而積成矣。卒然外中於寒,若內傷於憂怒,則氣上逆,氣上逆則六輸不通,溫氣不行,凝血蘊裹而不散,津液濇滲,著而不去,而積皆成矣。

黃帝曰:其生於陰者奈何?岐伯曰:憂思傷心;重寒傷肺;忿怒傷肝;醉以入房,汗出當風,傷脾;用力過度,若入房汗出,則傷腎。此內外三部之所生病者也。

黃帝曰:善。治之奈何?岐伯答曰:察其所痛,以知其應,有餘不足,當補則補,當瀉則瀉,毋逆天時,是謂至治。

thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /