NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ: LỄ AN TÁNG NGƯỜI VIỆT

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

01/09/2016

LỄ AN TÁNG NGƯỜI VIỆT

LỄ AN TÁNG CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA    

TÌM HIU PHONG TỤC 
VÀ CÁC HÌNH THỨC MAI TÁNG 
CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA

Trên thế giới có rất nhiều hình thức mai táng như
- Địa táng (thổ táng) An táng dưới đất
- Hỏa táng Dùng lửa thiêu
- Thủy táng An táng dưới nước ( sông , suối)
- Không táng (Thiên táng) Treo trên vách hang động
- Huyền táng Thiền táng
- Điểu táng… Cho chim ăn xác chết
Nhưng ở Việt Nam phổ biến hiện nay là Địa táng và Hỏa táng
Còn Huyền táng , Không táng , Thủy táng chỉ có trong quá khứ hoặc rất hiếm ở các dân tộc ít người
Hoặc gặp trường hợp bắt buộc phải sử dụng
Từ lúc sinh ra đến khi chết, đời người gắn liền với nhiều nghi lễ: thành sinh, thành niên, thành thân, thành nghiệp và cuối cùng là trở về với cát bụi! Trong các nghi lễ trên, nghi lễ phức tạp và thiêng liêng nhất là lễ tiễn đưa con người về nơi an nghỉ cuối cùng


LỄ AN TÁNG CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ

Phong Tục Tang Ma Là Gì !
Phong tục tang ma là phong tục tiễn đưa của người sống thực hiện với người vừa mất với nhiều quy trình, nghi thức khác nhau được chuẩn bị kỹ càng để thể hiện sự tôn trọng đối với người đã khuất.
Từ lâu, trong tiềm thức của người Việt Nam thì linh hồn con người là một thứ vô cùng thiêng liêng và cao cả. Họ luôn tâm niệm “nghĩa tử là nghĩa tận”, con người khi sang thế giới bên kia cần được chôn cất, an táng cẩn thận mới có thể rời xa cõi trần tục và yên nghỉ nơi vĩnh hằng.


ĐÁM TANG HAY ĐÁM MA
lễ tang - Tang ma
Là một trong những phong tục của Việt Nam Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết .
Tang lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam . Mỗi một dân tộc có những nghi lễ tổ chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có những bước cơ bản tương đối giống nhau ở Dân tộc người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số khác.
Trong tang lễ ngày nay lại có những điểm khác so với thời kỳ từ thế kỷ 20 trở về trước


Cờ tang

Theo quan niệm của người xưa " .... Đất thì vuông , thuộc âm . Màu đen thuộc hành thuỷ , phương hướng thuộc hướng bắc . Màu trắng thuộc hành kim , phương hướng thuộc hướng tây ... Âm thì lạnh giá , chìm xuống và đông đặc . Vì thế hình vuông trong tâm của lá cờ tang là một khối màu đen ... Huyền bí .. Ngoài cùng có các sợi tua màu đen biểu tượng của khí âm toả ra ... Vòng màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch , không mang theo một thứ gì , không vướng bận gì ...Vô vi . Màu đen rồi mới qua trắng ... theo Triết lý Đông phương ( Bắc > Tây bắc > Tây ...Vậy khi hạ huyêt sẽ là Đầu hướng Đông .... )


MA CHAY

Đối với những trường hợp người gần chết, người thân có thể phán đoán biết trước thì việc đầu tiên là hỏi xem người gần chết có trăng trối những gì, những lời nhắn nhủ lúc này được gọi là Di ngôn .
Hỏi người đó có tự đặt lấy tên thụy ( hay còn gọi là thụy danh hay thụy hiệu ) Tức là tên sau này để khấn khi cúng cơm nên còn được gọi là tên cúng cơm . Kế tiếp dùng nước ngũ vị hương lau sạch sẽ thân người, thay đổi quần áo tươm tất. Khi người đó tắt hơi rồi, lấy chiếc đũa để ngang hàm gọi là Cài hàm để cho răng khỏi nghiến vào nhau (theo khoa học thì để cho " TỬ KHÍ " của người mới chết được thoát ra ngoài . Sau bỏ một vốc gạo và ba đồng tiền vào miệng, nhà giàu thì thường dùng ba miếng vàng sống . Đây được gọi là Ngậm hàm - Hoặc phạn hàm . Để người chết ăn mà không biến thành ma đói ( ngạ quỷ, cô hồn ) . Theo khoa học thì như vậy dùng để hút hơi ẩm bên trong cơ thể người chết, tránh bị thối rữa ( phân hủy ) nhanh.

TRÙNG TANG
Đây là hiện tượng người thân vừa mất, sau một thời gian ngắn người trong gia đình cũng mất theo. Theo quan niệm ở một số vùng miền, con cháu nên ghi nhớ về ngày giờ của người mới mất để xem có rơi vào thời gian xấu hay không mà tìm cách hóa giải.


THEO PHONG TỤC
Ngày giờ người chết vừa tắt thở phải nhớ chính xác để đem cho ' Thầy tự ' xem có bị rơi vào giờ trùng tang hoặc bị quỷ tinh ám ảnh hay không. Nếu gặp ngày giờ xấu thì phải nhờ thầy dùng bùa để tống xuất, lá bùa này được dán trên quan tài và cho vào những vỏ ốc chôn ở bốn phía ngôi mộ . Hoặc bỏ vào quan tài một cỗ bài tổ tôm , quyển lịch Tàu hay lịch ta , tàu lá gói để trấn áp ma quỷ . Hoặc khi đem chôn thì có hai hay nhiều phương tướng đi trước đám tang, ăn mặc như tướng quân, múa đao để trừ tà ma ở dọc đường hoặc ở mộ huyệt (trường hợp này mộ huyệt phải đào tam cấp) . Bảng tính và Cách hóa giải trùng tang

LẬP BÀN THỜ TANG
Gia đình nên đặt giường của linh hồn ở phía đông, gối và màn để ở vị trí cũ. Bàn thờ đặt trước linh cửu và ở giữa đặt thêm bài vị ghi rõ họ tên cùng di ảnh của người đã mất.

HẠ TỊCH
Đây là nghi thức phải chuẩn bị trước khi an táng với hàm ý con người ta sinh ra từ đất thì khi mất cũng sẽ trở về với đất. Gia đình sẽ trải chiếu xuống đất, đặt thi thể nằm ở đó một lát rồi mới đưa lên với mong muốn sẽ hoàn sinh khí cho người đã khuất
CÁO PHÓ
Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích. Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại báo tin. Trên cáo phó phải ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan
KHÂM LIỆM VÀ NHẬP QUAN
Khâm liệm là dùng vải để quấn người chết, thường thì người nhà dùng vải thường trắng (đối với gia đình khá giả dùng vải tơ lụa) may làm đại liệm, tiểu liệm. Ai theo đạo Phật thì có mền Quang Minh để đắp, trên đó có danh hiệu Phật , chú Vãng Sanh, chú Thất Phật Diệt Tội, các bài kinh, câu kệ . Thường được may bằng vải tốt , vải lụa màu vàng , đỏ , thêu chỉ ánh kim . 
Tránh may khăn liệm bằng da thú , sợ kiếp sau người chết đó đầu thai thành thú vật . 
Sau khi liệm xong, những người thân đứng quanh quan tài, nâng người chết bằng 4 góc của tấm vải Tạ Quan và đặt vào quan tài gọi là nhập quan 
Đối với thi hài nam giới thì nâng lên 7 lần 
Đối với nữ nâng lên 9 lần tượng trưng cho số vía .
Trên quan tài đặt 1 chén cơm úp  ( 2 chén cơm úp thành 1 ) 
Trên có cắm đôi đũa hoa  
Là đũa vót ra cho thành hình hoa (gai góc).
Chắc chắn đôi đũa đó không thể nào dùng để ăn được!
Theo quan niệm của người xưa, đũa đó để phòng chống tà ma, những vong hồn muốn đến phá hoại, lôi kéo linh hồn người chết đi đến nơi này , nơi kia để rồi "lạc hồn" mà không quay về nhà được. Và trên đó còn để quả trứng gà luộc gọi là cơm bông , xưa có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn để phòng bệnh . 
Quan tài phải quay đầu ra ngoài


PHÁT TANG
Mỗi người thân trong gia đình, họ hàng sẽ được phát đồ tang như áo tang, khăn tang đã được phân chia theo thứ bậc.


THIẾT LINH SÀNG - LINH TỌA

Linh sàng là giường của linh hồn
Thường được lập ở phía đông, có quây màn và để gối như lúc sống.

Linh tọa là bàn thờ đặt trước linh cữu

Giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre ghi họ tên, ngày sinh tháng mất và chức tước hoặc ảnh người chết,

Hai bên có đèn nến 

Trước có bát nhang gọi là bộ Tam sự - Rượu - Ba chung Trà - Ba chén cơm (chén ở giữa múc đầy , để 1 đôi đũa để cho người chết đó ăn , 2 chén 2 bên múc lưng chừng, để 1 chiếc đũa có nơi nói là để cho 2 vị thần ở 2 bên vai vác ( Tả mạng thần quan và Hữu mạng thần quan) ăn, hoặc có nơi nói là để cho vong linh cô hồn xung quanh đến ăn chung, chỉ để 1 chiếc đũa ngụ ý để họ ăn chậm và ít, không ăn nhanh bằng vong trên bàn thờ, nếu không thì vong hồn người mới mất không ăn được nhiều mà thành ra đói, rồi lại "ma cũ ăn hiếp ma mới" ), thức ăn người đó lúc còn sống thích (có thể cúng chay), bình hoa (thường là hoa trắng) và mâm ngũ quả.

TANG GIA
Gia đình người tham gia buổi tang lễ gồm họ hàng nội ngoại hai bên.



TANG PHỤC

Tục lệ xưa sau khi chết 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang
Gọi là lễ thành phục
Tang phục được quy định như sau

Con trai
Đội mũ rơm quấn bẹ chuối , áo sô gai , cầm gậy
(Cha mất thì gậy tre  -  Vì thân tre tròn biểu tượng Dương (cha)

Mẹ mất thì gậy vông - Cành gỗ vông được đẽo thành hình vuông, biểu tượng âm (mẹ)).

Con dâu
Mặc áo sô gai , thắt lưng bện bằng bẹ chuối , áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn , con gái còn ở nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang.

Con gái
Tương tự như con dâu nhưng khi đưa tang thì phải che mặt

Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng.
Con rể - Anh em trai : mặc áo thụng trắng.
Chị em gái : quấn vặn khăn trắng với tóc.

Ngoài ra, theo Quốc triều Hình luật
Có quy định cách thức mặc đồ tang và thời gian để tang
(Hoàng Việt luật lệ về sau cũng không thay đổi)

NĂM HẠNG ÁO TANG - HÌNH THỨC NHƯ SAU

Trảm thôi “ đại tang ”
Tang 3 năm ( 27 tháng )
Áo vải sô rất xấu, không gấu ( lai .. )
* Quần áo sổ gấu gọi là Trảm thôi
- Con để tang cha , mẹ.
* Quần áo không sổ gấu gọi là Tề thôi
- Con để tang mẹ, vợ để tang chồng khi cha chưa mất.

Tư thôi “ cơ niên ”
Tang 1 năm có chống gậy
- 01 năm không chống gậy
- 5 tháng
- 3 tháng ..
áo may vải sô gai không gấu .
Đây là một nghi lễ trang nghiêm tiễn biệt người quá cố trước khi mang thi thể ra khỏi nhà . Sau bao nhiêu năm, phong tục bái quan người mất vẫn được giữ gìn và tiếp nối từ thế hệ người Việt này sang thế hệ người Việt khác.

Đại công
Mặc áo vải may to sợi
Tiểu công
Tang 5 tháng . Áo may vải to sợi
Ty ma
Tang 3 tháng

Một số thời hạn để tang đối với những người có quan hệ gần
Quan hệ /Thời hạn để tang

Cố Ông/Bà Tư thôi - 3 tháng
Cụ Ông/Bà Tư thôi - 5 tháng
Ông /Bà Tư thôi - không phải chống gậy thì 1 năm

Cha/Mẹ Trảm thôi - 3 năm
Chú /Bác/Thím - Tang 1 năm
Cô ruột - Cô còn ở nhà tang 1 năm
Cô đã lấy chồng tang 9 tháng
Anh/Em ruột tang 1 năm
Chị/Em dâu tang 9 tháng
Con trai/Dâu trưởng tang 1 năm
Con trai thứ/Dâu thứ tang 9 tháng

QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
không quy định việc để tang đối với bên ngoại và một số mối quan hệ khác, tuy nhiên người dân vẫn dựa theo 


Thọ Mai gia lễ để chịu tang

CỤ THỂ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP SAU


Quan hệ         Thời hạn để tang
Cháu ngoại  . Ông bà ngoại để tang 3 tháng
Cháu dâu , cháu gái đã có chồng : không để tang

Cậu/Dì (anh chị em ruột với mẹ)   Tang 5 tháng
Mợ (vợ cậu), dượng (chồng dì)      Không để tang

Cháu (gọi người để tang bằng cậu)
Cậu để tang 5 tháng

Cha mẹ vợ  Tang 1 năm 
Ngoài ra con rể không phải để tang một người nào khác bên vợ

Chồng    Trảm thôi, 3 năm
Vợ          Tang 1 năm
Vợ kế  
Nếu có con   : tang 9 tháng 
không có con: tang 5 tháng
Con rể  Tang 3 tháng

PHÚNG ĐIẾU

Phúng điếu là sự thăm hỏi, giúp đỡ bằng hình thức tiền bạc, nhang đèn hoặc hoa quả, liễn, văn điếu... Theo tục lệ thì khi chưa mặc tang phục thì không được tiếp khách đến phúng điếu. Khi khách phúng điếu vái lạy người chết thì tang gia phải lạy trả lễ một nửa số vái. Ngày nay có một số gia đình không nhận tiền phúng điếu, việc này được ghi rõ trên cáo phó.

NHÀ TANG LỄ

Nơi diễn ra các hoạt động nghi lễ của một đám ma.

DỊCH VỤ TANG LỄ

Dịch vụ nhằm phục vụ quá trình diễn ra tang lễ gồm xe đưa đám, ban lễ tang...


ĐIẾU VĂN

Khi đến lễ truy điệu người quá cố, người ta hay đọc một văn bản để tỏ lòng thương tiếc cũng như ôn lại kỷ niệm lúc sinh thời và thông tin của người đã mất cho bạn bè gần xa, bà con lối xóm đến để chia buồn cùng gia đình.
Điếu văn tang lễ Cụ ông ý nghĩa
Mẫu điếu văn Cụ ông - Mẫu 01
Kính thưa hương hồn ông   ............................
Kính thưa : Gia đình tang quyến!

Kính thưa các cụ ông, các cụ bà, các ông các bà. Thưa toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ.

Sáng ngày........ tháng........ năm.............. một buổi sáng ảm đạm mưa lất phất bay chúng tôi nhận được hung tin ông.......... đã trút hơi thở cuối cùng, bà con cô bác xóm làng bồi hồi bao nỗi xúc động xót xa thương tiếc, hôm nay Hội người cao tuổi....... cùng các cụ ông, các cụ bà, các ông, các bà, bạn bè thân bằng cố hữu gần xa, cùng toàn thể nhân dân làng ........ Hội tụ nơi này để tiễn đưa người hàng xóm, người cha thân thương của các con, người ông yêu quý của các cháu, người Con của gia tộc họ................ về nơi an nghỉ cuối cùng.

Thế là: Than ôi!
Đất phủ màu tang
Trời nghiêng bóng xế
Thân trần tục sắc không, không sắc, xót bấy bạch câu
Mảnh hình hài sinh tử, tử sinh buồn thay phù thế
Giận hóa công gây bấy tang thương
Trách con tạo bày chi định lệ
Tình Phụ tử nghìn thu vĩnh biệt 
Cháu Con đây thương xót bấy nhà Thông
Cảnh âm dương đôi ngã chia lìa
Dâu Rể đó ngậm ngùi thương xót bố.
Nhớ đồng tộc thân thương xưa:
Phúc hậu làm nền
Gia phong giữ lễ
Sống đời kiệm cần , quen tính siêng năng
Vốn nếp thuần lương , chọn đời nông nghiệp
Rời quê hương tham gia cuộc giữ nước Thiêng liêng 
khắp miền quê đất nước Việt Nam lãnh thổ

Từ người lính trở về mang thương tật chiến tranh 
Làm người nông dân thuần tuý 
Được mọi người kính nể yêu thương, dân làng quý trọng.

Dù ở cương vị nào Ông vẫn giữ
Lời nói ôn tồn, tác phong nhã nhặn, sự giao du trên dưới chu toàn
Việc làm cần mẫn, thái độ ôn hòa, cách xử thế, ngoài trong độ lượng

Tạo đoàn kết xóm giềng, thương yêu giúp đỡ người nghèo khó ốm đau, hoạn nạn lúc sa cơ
Ngoài xã hội ông đã chu toàn bổn phận một công dân mẫu mực

Trong gia đình Ông đã làm tròn trách nhiệm một người Chồng, người Cha, người ông gương mẫu
Giúp con cháu tu rèn đạo đức dựng xây quê hương với cả tấm lòng chân thực yêu thương cống hiến trọn đời cho con cái.

Mừng con cháu chăm lo đèn sách, nghiệp bút nghiên chẳng thẹn với tiền nhân
Vui Dâu, Rể có được cơ ngơi, 
Đời nông nghiệp hòa đồng cùng làng xóm
Cảnh gia đình, nhà êm cửa ấm, vun vén từ phước Mẹ thuở sinh tiền
Đường tử tôn, áo ấm cơm no, xuất phát bởi lộc Cha còn tiếp kế

Năm bảy tuổi, ông về miền Tiên Trúc
Cuộc trăm năm đành đoạn chia ly
Suốt một đời ông nuôi con, dưỡng cháu 
Mãi vững bền  Trai /Gái  ... Rể /Dâu

Dù cuộc sống đa đoan , vất vả , ông không quên bạn bè một thời đời chiến binh oanh liệt . Họ hàng hết thảy đều khen Ông đã sống đời Kiệm . Cần .  Liêm . Chính . Tộc Họ . xóm làng ai cũng nể

Những tưởng một trăm năm dư hưởng thọ
Sớm chiều thong thả bước vân du

Nào ngờ lâm bệnh hiểm nghèo 57 tuổi dứt trần
Phút chốc phôi pha đường mệnh hệ

Suốt ngày thọ bệnh . 
Tây Y đã lắm thứ nhưng bệnh Ông không hề thuyên giảm
Trong lúc lâm sàng . Đông Dược cũng nhiều môn mà sức người chẳng khỏe

Ôi !
Chia cách âm dương
Đổi thay dâu bể
Năm........ tháng.......... vĩnh biệt cõi trần
Ngày......... hồi......... giờ......... phút giã từ dương thế.

Can thường nghĩa trọng, Ông đã ra đi
Con cháu chưa thỏa lòng dưỡng đáp
Phụ tử tình thâm , cây muốn lặng mà gió đâu ngừng.

Ôi! Công dưỡng dục tày non, ơn sinh thành tựa bể
Cháu con sầu thảm, hoa nọ héo tàn
Cảnh vật tiêu điều, cây kia quạnh quẽ
Lời vàng đồng vọng, nhớ di ngôn, thổn thức tâm can
Sầu tủi ngổn ngang, xóm làng lưu luyến tiếc thương.

Nay linh cữu còn trong gia thất, trống khơi buồn, chiêng gợi nhớ, mong hương hồn siêu thoát cảnh tiêu diêu

Rồi xe tang đưa về chốn cửu tuyền, trầm tỏa ngát, hương bay xa, xót phần mộ yên nằm nơi lặng lẽ

“Thôi còn chi nữa mà mong,
Đời người thôi thế là xong một đời!”.
Bản thân ông sống sáng ngời,
Làm gương Con Cháu đời đời noi theo.
Trước bàn thờ khói hương bay toả, để tưởng nhớ tới ông và vĩnh biệt ông mãi mãi. Chúng tôi xin đề nghị các cụ, các ông các bà và toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ để 1 phút mặc niệm.

MẶC NIỆM

Một phút mặc niệm là một khoảng thời gian chiêm nghiệm im lặng, cầu nguyện, suy tư hoặc thiền định. 
Tương tự như treo cờ ở nửa cột buồm, một khoảnh khắc im lặng thường là một cử chỉ tôn trọng 
Đặc biệt là để tang cho những người đã chết gần đây hoặc là một phần của sự kiện lịch sử bi thảm. Đôi khi nó còn được gọi là im lặng một phút hoặc tưởng niệm một phút

Điếu văn Cụ bà hay nhất
Mẫu điếu văn Cụ bà - Mẫu 01
Mẹ kính yêu của chúng con,
Người xưa có nói:
“Sinh thành Đông hải khoát
Dưỡng dục Thái sơn cao ”
Mẹ đã cho chúng con một thể xác và một tâm hồn để hiện hữu trên cõi đời này. Những thể xác ấy lúc đầu còn bé xíu, những tâm hồn ấy lúc đầu còn rất thơ dại, Má đã dành cả cuộc đời mình và mồ hôi nước mắt để nuôi nấng, giáo dục cho chúng con khôn lớn, trưởng thành như ngày hôm nay.
Trải theo thời gian, Má ngày càng gầy yếu đi để chúng con ngày càng lớn lên khỏe mạnh. Rõ ràng, máu thịt của chúng con bây giờ chính là máu thịt của Mẹ. Rồi khi chúng con lớn lên, Mẹ lại dày công lo bề nghi thất nghi gia, cho chúng con được vui cảnh “Trúc mai sum họp”. Công lao sinh thành dưỡng dục của Mẹ, đối với chúng con, thật rộng như biển Đông, cao như núi Thái.
Hôm nay đây, toàn thể các con trai, gái, dâu, rể cùng các cháu, chắt nội, ngoại đã vĩnh viễn mất Má, nhưng trong mỗi trái tim của chúng con vẫn luôn ngời sáng hình ảnh của Mẹ, một người Mẹ giàu đức tính cần kiệm và hết lòng thương yêu con cháu.
Để chúng con được như ngày hôm nay, Mẹ đã trải qua nửa thế kỷ dầm sương dãi nắng, bàn tay của má đã phải hằn sâu rất nhiều dấu vết cần lao.
Đức tính ấy của Mẹ luôn sống mãi trong trái tim của mỗi chúng con.
Chúng con sẽ khắc ghi suốt đời hình ảnh Mẹ, một người mẹ:

“Suốt đời tận tụy chồng con 
Sớm hôm chẳng quản hao mòn tấm thân”
Công ơn ấy của Mẹ, chúng con chưa kịp đáp đền, thì Mẹ đã vội vã về với cõi vĩnh hằng.
Lòng chúng con tan nát !
Hôm nay đây, toàn thể chúng con: trai ,gái, dâu, rể và các cháu, chắt nội, ngoại, cùng quì xuống đây, tóc xanh phủ dày tang trắng, cùng lạy và cùng than khóc rằng:

Mẹ ơi!
Vẫn biết rằng “Sống là gởi, thác là về ”, nhưng sao Mẹ không về tại ngôi nhà này, để chúng con còn được chăm nom, săn sóc; mà Mẹ lại về chi nơi miền âm cảnh xa xăm lạnh lẽo kia, để chúng con vĩnh viễn mất Mẹ. Nơi Mẹ về ấy, dẫu có là thiêng đường của Chúa, niết bàn của Phật, hay là cõi “Bồng lai tiên cảnh” đi nữa, thì lòng chúng con vẫn cứ khổ đau, vì chúng con đã vĩnh viễn mất Mẹ.
Mẹ ơi!
Vẫn biết rằng: “Thân cát bụi phải trở về cát bụi ”, nhưng đau lòng vì cảnh tử biệt sinh ly, chúng con không thể không oán trách cao xanh đã khiến gia đình ta phải chịu cảnh:
“Con cháu dương trần thương nhớ mãi
Mẹ cha âm cảnh biệt thiên thu”
Thôi rồi! Mẹ ơi!
Từ nay , mỗi lần về nhà, chúng con đành gạt nước mắt nhớ thương và tự hỏi: “Cảnh cũ còn đây mà người xưa chẳng tá ?”.

Mẹ ơi! Đau đớn biết nhường nào!
Nhưng lúc này đây, chúng con đành bất lực, chấp nhận số phận nghiệt ngã của tạo hóa đã sắp đặt cho chúng ta.
Những con, cháu bé bỏng của Mẹ chỉ còn biết cầu mong cho linh hồn của Mẹ sớm siêu thoát.
Mẹ linh thiêng, xin hãy chứng giám cho những nỗi lòng bất hạnh của chúng con.
Xin Mẹ nhận cho chúng con hai lạy này để vĩnh biệt Mẹ!


MẶC NIỆM

Một phút mặc niệm là một khoảng thời gian chiêm nghiệm im lặng,

ÂM NHẠC
- Trong những ngày còn quan tài trong nhà, gia chủ thường mời những ban nhạc đến thổi kèn, sáo, đánh đàn, trống. (gọi là nhạc hiếu).
- Ngày nay , có thêm những ban kèn tây , đàn ghi ta , đờn ca tài tử, cải lương,...

DI QUAN
Nghi thức bái quan
Đây là một nghi lễ trang nghiêm tiễn biệt người quá cố trước khi mang thi thể ra khỏi nhà. Sau bao nhiêu năm, phong tục bái quan người mất vẫn được giữ gìn và tiếp nối từ thế hệ người Việt này sang thế hệ người Việt khác. Nghi thức này thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với ông bà và tiễn biệt ông bà sang thế giới bên kia.

LỄ CÁO ĐẠO LỘ

Vào ngày đưa tang . Trước khi đưa linh cữu đi …
Người ta làm lễ cáo Thần đạo lộ
Với mong muốn để đám tang đi được bình an.
Lễ cáo thần đạo lộ gồm có trầu rượu , oản , hoa quả hay lễ mặn tùy tâm và tùy hoàn cảnh gia đình tang chủ còn có thêm vàng hương, một đĩa xôi, một thủ lợn, hoặc chân giò hay một con gà trống. Những gia đình giàu sang lập hương án, ngay đầu ngõ tế một tuần rượu. Tang chủ không phải đích thân làm lễ mà có thể cử đại diện.


ĐỘNG QUAN

Chuyển quan tài (hòm) từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất, hay từ nơi khâm liệm đến một nơi khác mà chưa chôn, để lại hôm sau mới đem chôn cũng được gọi là di quan.

CHÔN CẤT

Lễ cúng tam chiêu (3 ngày)
Sau khi chôn người chết được 3 ngày,
Gia chủ làm lễ cúng tam chiêu hoặc lễ mở cửa mả .

Lễ cúng tuần (7 ngày - 49 ngày)

Lễ cúng 49 ngày (Hán - Việt - Chung thất) là một dạng Tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi lễ cúng giỗ quan trọng của người còn sống đối với người mới qua đời. Đây là một buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau ngày người chết qua đời được 49 ngày.

Trong thời gian tang lễ, gia chủ cúng cơm cho người chết. Khi người chết được bao nhiêu tuần, gia chủ làm lễ cúng thất cho đến khi được tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất, thôi cúng cơm cho người chết. Gia chủ thường mời thầy cúng và mua nhà cho người chết.

LỄ TỐT KHỐC ‘100 ngày’

Khi người chết được 100 ngày, gia chủ làm lễ tốt khốc (thôi khóc). Gia chủ thường mời thầy cúng, đốt tang phục, đốt nhà cho người chết và đưa di ảnh người chết lên bàn thờ tổ tiên.

Bao lâu thì thực hiện nghi thức
cúng xả tang/mãn tang?
Xả tang (mãn tang) là nghi thức báo hiệu kết thúc thời gian phát tang. Đây là tập tục có nguồn gốc từ Trung Hoa, chứ không phải của Phật Giáo. Bởi theo quan niệm Nho giáo, chữ “ Hiếu ” phải luôn được đặt lên hàng đầu. Ông bà ta thường ấn định thời hạn được mãn tang tùy theo đám là đại tang hay tiểu tang. Hành động này để thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đến ông/bà/cha/mẹ đã khuất.

Thời gian thực hiện lễ mãn tang thường phụ thuộc vào mức độ quan hệ giữa người còn sống và người đã khuất. Thời gian xả tang thường có thể kéo dài từ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc thậm chí là 2 năm, 3 năm kể từ ngày mà người thân yêu của chúng ta đã ra đi. Dưới đây là cách tính ngày giỗ mãn tang cụ thể


TIỂU TƯỜNG (1 năm)
Sau khi người chết được 1 năm, gia chủ làm lễ tiểu tường hoặc giỗ đầu.

ĐẠI TƯỜNG (3 năm)
Sau khi người chết được 3 năm, gia chủ làm lễ đại tường hoặc giỗ hết .

Tham khảo
Bùi Xuân Mỹ (2001). 
Tục thờ cúng của người Việt. Văn hóa thông tin.
Vũ Hi Tô (1927). Thọ Mai gia lễ diễn nghĩa. Sử-Văn-Đường.
Phan Kế Bính (2006). Việt Nam phong tục. Văn học.
Cửu Long Giang & Toan Ánh (1967). 
Người Việt đất Việt. Nam Chi Tùng Thư.
Nhất Thanh (1970). Đất lề quê thói. Đường Sáng.
wikipedia Tiếng việt
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1m_tang_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87
Thọ Mai Gia Lễ - Chu Ngọc Trinh /NXB Hưng Long Hà Nội
https://download.vn/mau-dieu-van-48729#mcetoc_1ev3qc4233

thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /