NHÀ THUỐC ĐÔNG Y MINH PHÚ: THIÊN 62

BÀI LƯU TRỮ

đồng hồ

chaaay

Nhà thuốc Đông y Minh Phú - Chào mừng quí khách - Thân tâm thường an lạc

MENU

01/07/2016

THIÊN 62

ĐỘNG DU

Hoàng Đế hỏi:

"Kinh mạch gồm có 12, trong số đó, các kinh Thủ Thái âm, Túc Thiếu âm, Túc Dương minh lại tự mình động không ngừng, tại sao vậy ?”[1].

Kỳ Bá đáp :

"Đó là muốn làm sáng tỏ vai trò của Vị mạch vậy[2].

Vị đóng vai biển của ngũ tạng lục phủ, khí thanh của nó lên trên chú vào Phế, Phế khí bắt đầu vận hành ở kinh thủ Thái âm, sự vận hành của Phế cũng vãng lai với hơi thở (tức)[2].

Cho nên, con người thở 1 hô thì mạch tái động, sự hô hấp không bao giờ ngưng, do đó mà mạch cũng động không ngừng”[3].

Hoàng Đế hỏi:

"Khí đi qua Thốn khẩu, khí tiến rất mạnh, khí này từ đâu sinh ra ? Khí thoát suy dần, khí này suy để ẩn núp nơi nào ? Con đường nào đã dẫn dắt sự tiến thoái của khí ? Ta không hiểu thực sự vấn đề xảy ra như thế nào ?”[4].

Kỳ Bá đáp :

"Khi mà khí rời khỏi tạng để xuất ra, sẽ ào ạt như mũi tên bắn rời khỏi cung, như dòng nước cuồn cuộn chảy xuống khỏi bờ, khí lên đến vùng ngư sẽ suy dần, khí còn dư lại đó sẽ suy và tán ra để nghịch lên phía trên, từ đó thể của khí  yếu dần”[5].

Hoàng Đế hỏi:

"Kinh Dương minh ở Túc, do đâu mà động”[6].

Kỳ Bá đáp :

"Vị khí lên trên rót vào Phế, khí nhanh nhẹn của nó xung lên đến trên đầu, đi dọc theo cổ họng, lên trên để ra đến các không khiếu, đi dọc theo nhân hệ, nhập vào để lạc với não, xuất ra đến vùng trán, xuống dưới đến huyệt Khách chủ nhân, tuần hành theo huyệt Giáp Xa hợp lại với kinh túc Dương minh, rồi cùng xuống đến huyệt Nhân Nghênh[7].

Đây là con đường vận hành đặc biệt của kinh túc Dương minh khiến cho mạch Nhân nghênh động không ngừng[8].

Vì thế mạch của Thái âm và Dương minh, huyệt Thốn khẩu và Nhân nghênh, tuy ở hai mạch khác nhau nhưng sự vận hành để được động là một[9].

Vì thế Dương bệnh mà Dương mạch lại tiểu, đó là bệnh và mạch nghịch nhau[10].

Cho nên, nếu bệnh mà mạch Âm và Dương đều tĩnh hoặc đều động ví như kéo 2 sợi dây phải đều nhau, nay lại bị nghiêng lệch nhau, đó là bệnh”[11].

Hoàng Đế hỏi:

"Kinh túc Thiếu âm do đâu mà động ?”[12].

Kỳ Bá đáp :

"Xung mạch là biển của 12 kinh, cùng với đại lạc của kinh túc Thiếu âm, khỏi lên từ bên dưới Thận, xuất ra ở huyệt Khí Nhai, tuần hành theo mép trong của đùi vế, đi lệch vào bên trong của kheo chân, dọc theo mép trong của xương cẳng chân, rồi đi chung với kinh túc Thiếu âm, xuống dưới nhập vào phía sau của mắt cá trong[13].

Khi xuống dưới chân, nó có 1 chi đi lệch vào bên trong mắt cá, xuất ra trên mu bàn chân, nhập vào trong khoảng ngón chân cái, rót vào các lạc mạch, nhằm làm ấm cho chân và cẳng chân, đó là nguyên nhân khiến cho mạch Thái Khê của kinh túc Thiếu âm thường động không ngừng vậy”[14].

Hoàng Đế hỏi:

"Sự vận hành của doanh và vệ khí cùng quán thông nhau trên dưới như chiếc vòng ngọc không đầu mối, nay có khi đột nhiên gặp phải tà khí tặc phong, hoặc gặp mùa lạnh buốt làm cho tay chân bị bủn rủn bất lực, các mạch đạo trên đường vận hành của Âm Dương nội ngoại, hoặc các du huyệt nơi mà khí huyết vận hành hội nhau, như vậy khí phải đi theo con đường nào để quay trở về được chỗ cũ tức là để cho sự vận hành không ngừng nghỉ như chiếc vòng ngọc ?”[15].

Kỳ Bá đáp :

"Ôi ! Tứ chi của con người như nơi hội tiếp nhận và đưa đi của Âm kinh và Dương kinh, đây cũng là nơi đại lạc của mạch khí[16].

Từ nhai là con đường thẳng nối liền của khí doanh vệ, vì thế nếu lạc bị tuyệt thì tứ nhai thông, khi nào tứ chi được giải thì khí doanh vệ sẽ từ tứ nhai tiếp nối trở lại để hội nhau cùng vận hành như chiếc vòng ngọc”[17].

Hoàng Đế hỏi: "Đúng ! Đây chính là ý nghĩa mà ta gọi là như chiếc vòng ngọc không đầu mối, không thể biết từ lúc nào và bao nhiêu lần dứt rồi lại bắt đầu, đây chính là ý nghĩa mà ta muốn biết về vấn đề trên”[18]


動輸篇第六十二

黃帝曰:經脈十二,而手太陰足少陰陽明獨動不休,何也?岐伯曰:是明胃脈也。胃為五臟六腑之海,其清氣上注於肺,肺氣從太陰而行之,其行也以息往來,故人一呼脈再動,一吸脈亦再動。呼吸不已,故動而不止。黃帝曰:氣之過於寸口也,上十焉息,下八焉伏,何道從還,不知其極。岐伯曰:氣之離臟也,卒然如弓弩之發,如水之下岸,上於魚以反衰,其餘氣衰散以逆上,故其行微。

黃帝曰:足之陽明,因何而動?岐伯曰:胃氣上注於肺,其悍氣上衝頭者,循咽上走空竅,循眼系,入絡腦,出顑,下客主人,循牙車,合陽明,并下人迎,此胃氣別走於陽明者也。故陰陽上下,其動也若一。故陽病而陽脈小者為逆,陰病而陰脈大者為逆。故陰陽俱靜俱動,若引繩相傾者,病。

黃帝曰:足少陰何因而動?岐伯曰:衝脈者,十二經之海也,與少陰之大絡起於腎下,出於氣街,循陰股內廉,邪入膕中,循脛骨內廉,並少陰之經,下入內踝之後,入足下;其別者,邪入踝,出屬跗上,入大指之間,注諸絡以溫足脛。此脈之常動者也。

黃帝曰:營衛之行也,上下相貫,如環之無端。今有其卒然遇邪氣,及逢大寒,手足懈惰,其脈陰陽之道,相輸之會,行相失也,氣何由還?岐伯曰:夫四末陰陽之會者,此氣之大絡也。四街者,氣之徑路也。故絡絕則徑通,四末解則氣從合相輸如環。黃帝曰:善。此所謂如環無端,莫知其紀,此之謂也。

thời gian

Hôm nay:

Translate

Wikipedia tiếng việt

Kết quả tìm kiếm

Google seach

CẢM ƠN

GIẢI TRÍ

YAHOO HỎI ĐÁP

YAHOO HỎI ĐÁP
Trao đổi mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày

ẢNH VUI

Google Map Chỉ Đường Đến Nhà Thuốc

PHÒNG CHẨN TRỊ YHCT MINH PHÚ - Nghiên cứu .Trao đổi/Học tập Kinh nghiệm về YHCT . Tất cả nội dung trong trang chỉ mang tính chất tham khảo . Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh /